Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

GHPGVN họp bàn công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM

Chiều nay, 14-3, tại Văn phòng II T.Ư (Q.3, TP.HCM) diễn ra buổi họp nhằm thảo luận, thống nhất một số việc quan trọng chuẩn bị cho Đề án tổng thể tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM và dự kiến nhân sự Tổ Công tác Đại lễ Vesak thuộc Giáo hội.

Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu tại buổi họp

Buổi họp do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự chủ trì, cùng chủ tọa có chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Huệ Thông và Thượng tọa Thích Thanh Phong; cùng sự tham dự của chư tôn đức Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Văn phòng I, Văn phòng II T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM...

Đại diện các cơ quan TP.HCM có ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM; Nguyễn Văn Lượng, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM; bà Phạm Thị Yến Bình, Phó Trưởng phòng An ninh nội địa - Công an TP.HCM.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Đà Nẵng: Gia đình Phật tử quận Sơn Trà tổ chức ngày hội văn hóa dân gian

Sáng ngày 10/03/2024 (nhằm ngày 01 tháng 02 năm Giáp Thìn), tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng) Phân ban GĐPT quận Sơn Trà đã long trọng tổ chức ngày hội văn hóa dân gian cho các đơn vị Gia đình Phật tử trên địa bàn quận.


Quang lâm chứng minh và tham dự lễ khai mạc có TT. Thích Nhuận Hòa, Phó Ban HDPT GHPGVN Tp. Đà Nẵng, Trưởng BTS GHPGVN quận; ĐĐ. Thích Huệ Trí, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN quận, cùng chư Tôn đức Thường trực BTS quận.


Về phía GĐPT Đà Nẵng có sự hiện diện của Htr cấp Dũng Tâm Lập - Lê Hà Thọ, Phó trưởng Phân ban GĐPT Đà Nẵng; Htr cấp Tấn Tâm Đạo - Trần Văn Hồng, Phó trưởng Phân ban GĐPT Đà Nẵng; các Huynh trưởng Thường trực Phân ban GĐPT Đà Nẵng: Htr cấp Tấn Tâm Chúc - Cái Kim Châu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban HDPT quận Sơn Trà, cùng các Huynh trưởng Thường trực Phân ban và hơn 600 Huynh trưởng, đoàn sinh của 8 đơn vị Gia đình Phật tử trên địa bàn quận.

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người dân thành phố Đà Nẵng

Nguyễn Long Hải - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Nguyễn Minh Phương - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


Tóm tắt - Phật giáo sớm truyền vào Đà Nẵng, trong suốt chiều dài của lịch sử luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội vùng đất này. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp: Lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp… trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu có liên quan đã được công bố. Qua đó, làm nổi bật những đóng góp tích cực của Phật giáo trong đời sống của người dân thành phố Đà Nẵng. Bài báo góp phần bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở những mảng đề tài có liên quan. 

Lễ Khai mạc Trại Lục hòa - Phân ban GĐPT Việt Nam
tổ chức tại Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, TP Đà Nẵng năm 2007

1. Mở đầu 

Vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, thái tử Sidharata (Tất- đạt – đa), họ là Gotama (Cồ - đàm), con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-gia đã sáng lập ra đạo Phật. 

Phật giáo sớm truyền vào nước ta. Theo sách Lĩnh Nam chích quái, vào thời nhà Trần, có chàng trai tên Chử Đồng Tử ở đầm Dạ Trạch trên đường đi buôn bán, chàng gặp các nhà buôn Ấn Độ trên đảo Quỳnh Viên và được truyền dạy đạo Phật [1, tr. 45-53]. 

Qua các tài liệu như Hậu Hán Thư (nói đến chuyện Sở Vương Anh theo Phật giáo), sách Lý hoặc luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ thứ II, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, cho thấy: Trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ II) ngoài hai trung tâm Phật Giáo ở Trung Hoa, Luy Lâu là một trung tâm Phật Giáo quan trọng: “Luy Lâu, trụ sở của quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, với hoạt động truyền giáo của Khâu – đà – la (đến Luy Lâu trong khoản các năm 168-189), đã xuất hiện truyền thuyết Phật giáo Việt Nam đầu tiên với Thạch Quang Phật và Man Nương Phật mẫu” [2, tr. 475]. 

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật

Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Trong ngày hôm nay, thời gian tổ chức sự kiện Đức Phật thành đạo đã được mặc định như trên, và đã mang tính phổ biến trong hai truyền thống Phật giáo.


Tuy nhiên, trước khát vọng hướng về chân lý của thực tại khách quan, thì việc tìm hiểu cơ sở triết lý và hiện thực lịch sử liên quan đến thời gian Đức Phật thành đạo, cũng là một trong những nhu cầu quan thiết của nhân loại nói chung và người con Phật nói riêng.

Trong tinh thần đó, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát thư tịch từ Hán tạng cho đến Nikāya liên quan đến ngày, tháng Thành đạo của Đức Phật, nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về sự kiện quan trọng này.

Ngày, tháng Thành đạo của Đức Phật theo Hán tạng.

1- Cơ sở kinh, luật

Trong kinh, luật Hán tạng, có hai quan niệm về ngày, tháng Thành đạo của Đức Phật. Bao gồm, ngày mùng 8 tháng 2 và ngày mùng 8 tháng 4.

+ Ngày mùng 8 tháng 2, gồm có các kinh, luật sau:

- Kinh Trường A-hàm, do ngài Phật-đà-da-xá và Trúc-phật-niệm dịch vào năm 4132.

- Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (394-468) dịch3.

- Tát-bà-đa-tỳ-ni Tỳ-bà-sa,mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm nhà Tần4.

+ Ngày mùng 8 tháng 4, gồm có các kinh sau:

Kinh Phật Bát-nê-hoàn do Sa-môn Bạch Pháp Tổ dịch vào thời Tây Tấn (266-316)5.

Kinh Bát-nê-hoàn, không ghi tên người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Đông Tấn (317-420)6.

Kinh Phật thuyết Ma-ha-sát-đầu do Sa-môn Thích Thánh Kiên dịch vào thời Tây Tần (385-431)7.

Trong sáu nguồn kinh, luật nêu trên không đề cập đến ngày mùng 8 tháng 12. Vậy, thực chất ngày Thành đạo của Đức Phật mà Phật giáo Bắc truyền hiện đang tổ chức dựa trên cơ sở nào?

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

Giáo hội chính thức ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện thuộc GHPGVN

Vào ngày 3-10-2023 vừa qua, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027 và Thông tư Hướng dẫn thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện nhiệm kỳ 2022-2027.

Như vậy, đây là lần đầu tiên Giáo hội ban hành quy chế về nội dung này kể từ khi Hiến chương tu chỉnh lần thứ 7 được thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX vào cuối năm 2022.

Theo đó, Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) gồm có 4 chương, 20 điều đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua trước đó, vào ngày 30-9-2023.

Quy chế này chính thức có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ký ban hành.

Cũng trong ngày 3-10-2023, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN cũng đã ký ban hành Thông tư Hướng dẫn thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện nhiệm kỳ 2022-2027.

Xem/ tải về các tệp tin định dạng PDF theo các đường dẫn sau:

Quyết định ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN_0001.pdf
Thông tư hướng dẫn thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN_0001.pdf