Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Pháp thoại: Triết học Phật giáo - TT Thích Nhật Từ

Triết học Phật giáo (PG) là môn học có chức năng phát hoạ bức tranh tổng quát về lịch sử triết học PG, bắt đầu từ đức Phật Thích Ca lịch sử - người khai sáng đạo Phật cho đến các triết gia PG thuộc hệ phái nguyên thuỷ, đại thừa tại Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Trọng tâm của môn học này nhằm giúp cho chúng ta khái quát hoá các sáng tạo về học thuyết và khái niệm của các triết gia PG nhằm hồi đáp lại các vấn đề tri thức bao gồm triết học và tôn giáo tâm linh trong các bối cảnh mà vào giai đoạn đó đạo Phật muốn hoặc được mời gọi làm như thế.

Nắm vững được lịch sử khái quát của triết học PG, chúng ta sẽ có cái nhìn rất hệ thống từ những nền minh triết căn bản của đức Phật lịch sử cho đến các học thuyết được phát triển về sau đều phục vụ cho mục đích chung là: giải phóng sự vô minh, phá trừ chấp ngã, chấp pháp và làm cho những người khác tôn giáo đứng từ lập trường chống báng đạo Phật hoặc chưa theo đạo Phật có được cơ hội nắm vững đạo Phật và trở thành các Phật tử để tự mình trải nghiệm hạnh phúc, giải quyết các vấn nạn về nỗi khổ và niềm đau.

Trang nhà xin trân trọng giới thiệu 15 bài giảng theo các đề mục dưới đây về bộ môn Triết học Phật giáo tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) của Thượng toạ Thích Nhật Từ - Uỷ viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. 

1. Dẫn nhập Triết học Phật giáo

 

2. Dẫn nhập Triết học Phật giáo: Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa

 

3. Dẫn nhập Triết học Phật giáo: Bối cảnh xã hội thời đức Phật

 

4. Dẫn nhập Triết học Phật giáo: Nền tảng triết học Ấn giáo

 

5. Triết học của đức Phật: Tổng quan đạo đức học Phật giáo

 

6. Triết học của đức Phật: Đặc điểm đạo đức học Phật giáo

 

7. Triết học chính trị xã hội của đức Phật: Khế ước xã hội và vương quyền

 

8. Triết học chính trị xã hội của đức Phật: Quan điểm của đức Phật về dân chủ, nhân quyền và bình đẳng

 

9. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Chiến tranh và hòa bình

 

10. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Kinh tế từ cái nhìn Phật giáo

 

11. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Thế giới quan Phật giáo

 

12. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Nhân sinh quan Phật giáo

 

13. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Bản chất và mục tiêu giác ngộ

 

14. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Con đường giải thoát

 

15. Dẫn nhập triết học Phật giáo: Thánh nhân trong kinh tạng Pali

 

Nguồn:tusachphathoc.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét