Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI


I. VÀI NÉT VỀ BAN VẬN ĐỘNG THỐNG NHẤT PGVN:
1./ Địa điểm và thời gian: Chư tôn đức giáo phẩm tiêu biểu PG khắp ba miền Bắc-Trung-Nam họp tại TP.HCM trong 2 ngày 12,13 tháng 2 năm 1980 (Canh Thân). Sau 2 ngày làm việc, trao đổi bàn bạc đi đến quyết định thành lập Ban Vận động Thống nhất PGVN để làm nền tảng vững chắc cho việc vận động, tiến đến thống nhất PGVN trong thời đại đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc.

2./ Thành phần nhân sự Ban VĐTNPGVN:
a) Ban Chứng minh:
1.- HT.Thích Đức Nhuận               
2.- HT.Thích Đôn Hậu (về sau có cung thỉnh thêm 3 vị)               
3.- HT.Thích Thanh Duyệt
4.- HT.Thích Pháp Tràng     
5.- HT. Thích Hoằng Thông
b) Ban Thường trực Ban Vận động TNPGVN:
1.- HT.Thích Trí Thủ, Trưởng ban
2.- HT.Thích Thế Long, Phó Trưởng ban
3.- HT.Thích Minh Nguyệt, Phó Trưởng ban
4.- HT.Thích Trí Tịnh, Phó Trưởng ban
5.- HT.Thích Bửu Ý, Phó Trưởng ban
6.- HT.Thích Mật Hiển, Phó Trưởng ban
7.- HT. Thích Giới Nghiêm, Phó Trưởng ban
8.- HT.Thích Thiện Hào,  Ủy viên thường trực.
+ Ban thư ký:
9.- TT.Thích Minh Châu, Chánh Thư ký
10.- TT.Thích Từ Hạnh, Phó Thư ký
11.- TT.Thích Thanh Tứ, Phó Thư ký
+ Các Ủy viên Ban Vận động TNPGVN:
12.- HT.Thích Giác Tánh
13.- HT.Thích Trí Nghiêm
14.- HT.Thích Đạt Hảo
15.- HT.Châu Mum
16.- TT.Thích Thanh Trí
17.- TT.Thích Chánh Trực         
18.- TT.Thích Giác Toàn
19.- Ni sư TN.Huỳnh Liên
20.- Cư sĩ Nguyễn Văn Chế
21.- Cư sĩ Võ Đình Cường
22.- Cư sĩ Tống Hồ Cầm
23.- Cư sĩ Nguyễn Hữu Thiện.
+ Các Tiểu ban vận động:
1./ Tiểu ban Tổ chức: HT.Thích Trí Thủ, làm Trưởng ban.
2./ Tiểu ban Nhân sự: HT.Thích Thế Long, làm Trưởng ban.
3./ Tiểu ban Nội dung: HT.Thích Trí Tịnh, làm Trưởng ban.
4./ Tiểu ban Thông tin báo chí: HT.Thích Minh Nguyệt, làm Trưởng ban.
+ Ban VĐTNPGVN làm việc gần tròn 2 năm, từ tháng 2-1980 đến tháng 11-1981 kết thúc nhiệm vụ. (Sau khi Hội nghị đại biểu thống nhất thành lập GHPGVN thành tựu viên mãn)


II. GHPGVN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI:

1./ Hội nghị đại biểu TNPG thành lập GHPGVN (NK I: 1981-1987):
Sau gần 2 năm vận động, làm việc (từ tháng 2-1980 đến tháng 11-1981), Ban VĐTNPGVN nhận thấy cơ duyên đầy đủ nên quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu thống nhất PG thành lập GHPGVN tại Hội trường chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội trong 4 ngày (từ 4 đến 7-11-1981) với sự tham dự của 165 đại biểu của 9 tổ chức Giáo hội (GH), hệ phái:
- Hội Phật giáo Thống nhất VN
- GH Phật giáo Việt Nam thống nhất.
- GH Phật giáo Cổ truyền VN.
- Ban Liên lạc PG Yêu nước TP.HCM.
- GH Tăng già Nguyên thủy VN.
- Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ (Theravada)
- Giáo phái Khất sĩ VN (GHTGKSVN & GHNGKSVN)
- GH PG Thiên Thai giáo Quán tông.
- Hội Phật học Nam Việt.

Thành phần tham gia bảo gồm 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái



Tại Hội nghị này, Hiến chương thành lập GHPGVN được thông qua gồm: - Lời nói đầu; 11 Chương và 46 điều… Do 9 vị Trưởng đoàn của 9 tổ chức GH, hệ phái tham dự Hội nghị cùng ký tên, ấn dấu công nhận.
Trong Lời nói đầu có ghi rõ:
- Truyền thống PGVN từ thời du nhập cho đến ngày nay, trên dưới hai ngàn năm luôn gắn bó hài hòa trong cộng đồng dân tộc.
- Lập trường và phương châm hoạt động của GHPGVN là “Đạo pháp - Dân tộc - CNXH”.
- Nguyên tắc thống nhất của GHPGVN ngày nay là: “Thống nhất lãnh đạo và tổ chức; thống nhất ý chí và hành động. Tuy nhiên, các truyền thống, các pháp môn tu hành đúng Chánh pháp đều được tôn trọng và duy trì”.
- Giữ vững tinh thần từ bi bình đẳng của đạo Phật phụng sự hòa bình nhân loại; tôn trọng pháp luật Nhà nước; được Nhà nước công nhận và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của GH liên hệ trong và ngoài nước.

Thành phần nhân sự lãnh đạo tại Trung ương GH có 2 Hội đồng:
- Hội đồng Chứng minh có 50 thành viên Hòa thượng, Trưởng lão tiêu biểu của các GH, hệ phái. Đại lão HT.Thích Đức Nhuận được Hội nghị cung thỉnh suy tôn làm Pháp chủ đầu tiên. BTT HĐCM gồm có: Đức Pháp chủ, các Phó Pháp chủ và Chánh Thư ký.
- Hội đồng Trị sự có 50 thành viên Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư và các cư sĩ tiêu biểu của 9 tổ chức, GH, hệ phái có năng lực, sức khỏe để gánh vác điều hành các mặt Phật sự của GH. Ngài HT.Thích Trí Thủ được Hội nghị cung thỉnh suy cử làm Chủ tịch HĐTS đầu tiên. BTT HĐTS có 24 thành viên gồm: - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, 2 Phó TTK; 6 Trưởng ban, ngành; các ủy viên tài chánh, thủ quỹ và kiểm soát.

- Tại Trung ương GH có 6 ban hoạt động:
+ Ban Tăng sự
+ Ban Giáo dục Tăng Ni
+ Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử
+ Ban Hoằng pháp
+ Ban Nghi lễ
+ Ban Văn hóa.

Cũng tại Hội nghị này, Chương trình hoạt động 6 điểm được thông qua để làm cơ sở hoạt động nhiệm kỳ I (1981-1987).
* Trường Cao cấp Phật học VN, cơ sở 1 được thành lập ngay sau ngày Hội nghị thành công tại chùa Quán Sứ, Hà Nội (9-11-1981).
* Trường Cao cấp Phật học VN, cơ sở 2 được thành lập quý 3/1984.
* Đại lão HT.Thích Trí Thủ, Chủ tịch HĐTS đầu tiên GHPGVN  viên tịch ngày mùng 1 tháng 3 năm 1984. Nối tiếp sau đó, quý tôn đức Tăng, Ni: HT.Thích Thế Long, HT.Thích Minh Nguyệt, HT.Thích Nguyên Sinh, HT.Thích Giới Nghiêm, HT.Thích Giác Tánh, HT.Thích Thanh Trí, Ni sư TN.Huỳnh Liên… lần lượt viên tịch.

2./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II (NK II: 1987-1992):


2.1./ Tổ chức, địa điểm và thời gian:
Đại hội đại biểu PG toàn quốc lần thứ II được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, thủ đô Hà Nội vào 2 ngày 28 và 29-10-1987.
2.2./ Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu (ĐB):
- Đại biểu chính thức: 200 vị (HĐCM + HĐTS + 29 đoàn các Tỉnh, Thành hội PG & 1 đoàn ĐB PG hải ngoại)
- Khách mời danh dự: 50 vị.
- Khách mời dự thính: 50 vị.
2.3./ Nội dung mới tại Đại hội:
2.3.1. - Hiến chương:
Tại Đại hội này, Hiến chương GH số chương, điều không thêm bớt. Tuy nhiên, có tu chỉnh thêm một số điểm trong các điều cần thiết như:         
+ Điều 14 - nâng số lượng thành viên HĐTS từ 50 lên 60 vị.
(+ HĐCM: chư tôn đức viên tịch 13 vị, còn lại 37 vị.)
+ Điều 18 - tăng số ban hoạt động từ 6 lên 8 ban.
- Ban Kinh tế tự túc nhà chùa và Từ thiện xã hội.
- Viện Nghiên cứu Phật học VN.
+ Điều 19 - Ban Thư ký thêm 2 ủy viên thư ký.
2.3.2. - Chương trình hoạt động cũng có 6 điểm và được nâng lên để khế hợp xu hướng phát triển xã hội và gắn bó cộng đồng dân tộc.
2.3.3. - Trường Cao cấp PHVN cơ sở 2 tại TP.HCM đào tạo tiếp khóa II (1989-1993) với hơn 102 Tăng Ni sinh theo học (có 20 TNS cơ sở 1).

3./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III (NK III: 1992-1997):
3.1./ Tổ chức, địa điểm, thời gian:
Đại hội đại biểu PG toàn quốc lần thứ III (1992-1997) diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 3 & 4-11-1992.



3.2./ Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu:
- Đại biểu chính thức: 250 vị (HĐCM + HĐTS + 40 đoàn BTS Tỉnh, Thành hội PG & 1 đoàn PG hải ngoại)
- Khách mời danh dự: 50 vị.
- Khách mời dự thính, các phân ban tổ chức: 150 vị.
3.3./ Báo cáo tổng kết, những nét mới và chương trình hoạt động:
3.3.1. - Tổng kết công tác:
- Về tổ chức: thành lập hơn 10 đơn vị Tỉnh, Thành hội PG.
- Các ban, ngành hoạt động tốt hơn:
+ Ngành Tăng sự: mở các điểm an cư tập trung; các khóa bồi dưỡng trụ trì, các Đại giới đàn và bổ nhiệm trụ trì.
+ Ngành giáo dục Tăng Ni: thành lập hơn 10 trường cơ bản PH tại các tỉnh, thành.
+ Ngành từ thiện xã hội: Tăng Ni, Phật tử tham gia làm công tác TTXH ngày càng nhiều hơn, dấn thân và tích cực hơn.
+ Viện Nghiên cứu Phật học: Thành lập HĐ Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh VN.
3.3.2. - Những nét mới:
+ Tuy không chính thức đưa vào Hiến chương, nhưng ghi nhận đưa vào sinh hoạt tùy nhu cầu thực tế tại mỗi đơn vị: - Đạo kỳ - Đạo ca.
+ Số lượng nhân sự HĐTS, BTT HĐTS và các ban, ngành có tăng thêm để đáp ứng công tác hoạt động.
(HĐCM: 40 vị; HĐTS: 70 vị; BTT HĐTS: 29 vị)
+ Ban, ngành hoạt động của BTT HĐTS được nâng từ 8 ban, ngành lên thành 10 ban, ngành (nhân  sự mỗi ban, ngành tăng lên 25 thành viên).
* Ban Kinh tế nhà chùa & Từ thiện xã hội được tách ra thành 2 ban:
+ Ban Kinh tế-Tài chánh (Ban thứ  7).
+ Ban Từ thiện xã hội (Ban thứ  8).
* Thêm 1 ban mới là:
+ Ban Phật giáo Quốc tế (Ban thứ 9).
+ Viện Nghiên cứu Phật học (thành Ban thứ 10).
+ Công nhận, khích lệ các sinh hoạt GĐPT tại các đơn vị liên hệ.
+ Các khóa An cư kiết hạ, Đại giới đàn, bồi dưỡng và bổ nhiệm trụ trì, thu nhận Tăng Ni trẻ xuất gia ngày càng nhiều hơn. Tổng số có 15.777 Tăng, ni và có 8.463 cơ sở Tự, viện.
+ Hệ thống trường cơ bản PH được thành lập tại nhiều tỉnh, thành.
+ Trường Cao cấp PHVN cơ sở 3 được thành lập tại TP.Huế.
+ Các Tăng Ni sinh ưu tú nhận được học bổng và lần lượt đi du học tại Ấn Độ, Nhật Bản v.v...
3.3.3. - Chương trình hoạt động:
+ Chương trình hoạt động 6 điểm ngày càng mở rộng, thể hiện tính tích cực hơn qua phương châm hoạt động: “ Đạo pháp - Dân tộc - CNXH”.
* Những sự kiện quan trọng:
- Đức Đại lão HT.Thích Đức Nhuận, Pháp chủ đầu tiên GHPGVN và quý tôn đức Tăng Ni: - HT.Thích Giác Nhu (Phó Pháp chủ HĐCM); HT.Thích Thiện Hào (Phó Chủ tịch HĐTS); HT.Thích Bửu Ý (Phó CT HĐTS); HT.Thích Siêu Việt (Phó CT HĐTS); HT.Thích Thanh Viên (Trưởng ban TTXH); Ni trưởng TN.Diệu Không (UV HĐTS)... viên tịch.
** Đại lão HT.Thích Tâm Tịch được cung thỉnh suy tôn vào ngôi vị Pháp chủ GHPGVN.

 4./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (NK IV: 1997-2002)
4.1./ Tổ chức, địa điểm, thời gian:
Đại hội đại biểu PG toàn quốc kỳ IV (1997-2002) tiếp tục được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, thủ đô Hà Nội trong 2 ngày 22 và 23-11-1997.

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh



4.2./ Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu:
+ Đại biểu chính thức: 300 vị (HĐCM + HĐTS + 49 đoàn BTS Tỉnh, Thành hội PG + 1 đoàn PG hải ngoại).
+ Khách mời danh dự: 50 vị.
+ Khách mời  dự thính, các phân ban tổ chức: 160 vị.
4.3./ Tổng kết công tác, chương trình hoạt động và những nét mới:
4.3.1. - Về tổ chức:
Toàn quốc có 46 Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội PG.
4.3.2. - Về công tác Tăng sự:
- Thống kê số lượng Tăng Ni: 28.787 vị.
+ Bắc tông:   19.221 vị
+ Nam tông:    7.687 vị
+ Khất sĩ:         1.879 vị
- Tự viện, TX, TT, niệm Phật đường có 14.048 ngôi.
+ Bắc tông:    10.383 ngôi
+ Nam tông:       469 ngôi
+ Khất sĩ:             516 ngôi
(Tịnh thất: 1.295 ngôi; niệm Phật đường: 1.385 ngôi)
4.3.3. - Về công tác giáo dục:
Trong nhiệm kỳ này, toàn quốc có 3 trường cao cấp Phật học VN tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM và TP.Huế… được đổi danh hiệu là Học viện Phật giáo Việt Nam. Hệ thống trường cơ bản PH tại các tỉnh, thành tăng lên 25 ngôi, được thay đổi danh xưng là Trường Trung cấp Phật học. Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của Tăng Ni sinh, GH đã cho phép xin mở thêm các lớp cao đẳng PH tại TP.HCM, Đại Tòng Lâm BR-VT và TP.Cần Thơ. Cùng thời điểm này, các lớp Sơ cấp PH tại một số tỉnh, thành được khai mở.
4.3.4. - Về công tác hoằng pháp:
Các khóa đào tạo Cao - Trung cấp Giảng sư được BHP Trung ương khai giảng liên tục tại TP.HCM. Đồng thời, các khóa bồi dưỡng giảng sư ngắn hạn cũng được tổ chức tại một số tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc… để nâng cao nghiệp vụ giảng sư cho các thế hệ nối bước.
4.3.5. - Về công tác từ thiện xã hội:
Hệ thống Tuệ Tĩnh đường PG ngày càng mở rộng hơn; các khóa đào tạo lương y được tổ chức để cung ứng công tác TTXH ngày càng tốt hơn.
4.3.6. - Về công tác PG quốc tế:
Ngoài vị trí là thành viên sáng lập Tổ chức PG châu Á vì Hòa bình; GHPGVN ngày càng đẩy mạnh công tác quan hệ và giới thiệu các mặt sinh hoạt phụng sự Đạo pháp và Dân tộc đến với nhiều nước Phật giáo tại châu Á và thế giới.
4.3.7. - Về công tác Viện Nghiên cứu PHVN:
Các phân ban của Viện NCPH và nhất là công tác in ấn và phát hành Đại tạng kinh VN ngày càng được giới thiệu rộng rãi đến với Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.
4.3.8. - Những nét mới:
- Thành viên HĐCM từ 40 vị, tăng lên 67 vị.
- Nhân sự HĐTS từ 70 vị, tăng lên 94 vị.
- Ban Thường trực HĐTS từ 29 vị, tăng lên 34 vị (về nhân sự BTT HĐTS có cơ cấu thêm các vị Phó ban: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp v.v...).
- Các ban, ngành Trung ương cũng được tăng lên  từ  9 vị (NK I); 15 vị (NK II); 25 vị (NK III); nay tăng lên 30 vị (NK IV).

5./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (NK V: 2002-2007):
5.1./ Tổ chức, địa điểm và thời gian:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức trong hai ngày từ 4 đến ngày 5-12-2002, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên tầm vóc Đại hội được nâng lên nhằm khẳng định vị trí PG trong lòng dân tộc, đồng thời chào mừng thời đại nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới, bước phát triển mới: - Văn minh, khoa học và tâm linh.



5.2./ Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu:
+ Đại biểu chính thức:  (HĐCM + HĐTS + Giáo phẩm tiêu biểu + )
- BTS Tỉnh, Thành hội PG (50 đoàn) + Ban, ngành T.Ư … 527 vị.
- Khách mời danh dự + dự thính… 247 vị. 
5.3./ Tổng kết công tác, chương trình hoạt động và những nét mới:
5.3.1. - Về tổ chức:
Toàn quốc có 50 BTS và Ban Đại diện PG tỉnh, thành.
5.3.2. - Về công tác Tăng sự:
- Các tỉnh, thành có đông Tăng Ni trẻ xuất gia đều có tổ chức đều đặn mỗi nhiệm kỳ 1 Đại giới đàn cho Tăng Ni tân học được thọ giới.
- Việc tổ chức An cư kiết hạ tại các tỉnh, thành ngày càng đi vào nề nếp tu học nghiêm túc hơn.
- Các khóa bồi dưỡng trụ trì; bổ nhiệm trụ trì… ngày càng được các tỉnh, thành quan tâm hơn.
5.3.3. - Về công tác giáo dục Tăng Ni:
- Lớp Sơ cấp PH tại các tỉnh, thành có hơn 20 lớp.
- Trường Trung cấp PH tại các Tỉnh, Thành hội PG có 30 ngôi (miền Bắc có 8 trường và miền Nam có 22 trường).
- Lớp cao đẳng PH có 8 lớp tại các đơn vị: TP.HCM, BR-VT, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu.
- Học viện PGVN tại Hà Nội xây dựng cơ sở mới, tổ chức nội trú cho Tăng Ni sinh (khóa V) tại Sóc Sơn đi vào nề nếp, khang trang tốt đẹp.
- Học viện PGVN tại Huế đào tạo tiếp khóa III và gối đầu khóa IV.
- Học viện PGVN tại TP.HCM đào tạo khóa VI với 676 Tăng Ni sinh theo chương trình tín chỉ. Và tuyển sinh gối đầu khóa VII với hơn 950 Tăng Ni sinh theo học.
- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập (2006). Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP.Cần Thơ.
- Đặc biệt, Học viện PGVN tại TP.HCM đã được Nhà nước cấp một khu đất 22 ha để chuẩn bị phát triển Học viện PGVN TP.HCM trở thành đại học PG (theo mô hình dân lập) với danh hiệu Đại Học QUẢNG ĐỨC được đào tạo các chương trình sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ ) và nhiều phân khoa khoa học xã hội... cung ứng cho nhu cầu các thế hệ sinh viên.
5.3.4. - Về công tác hoằng pháp:
- Mở thêm 2 khóa đào tạo Cao - Trung cấp Giảng sư.
- Mở thêm loại hình học tập hàm thụ từ xa trên báo Giác Ngộ.
- Thành lập Đoàn Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương và các tỉnh, thành.
- Tổ chức nhiều đợt đi thăm và diễn giảng tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
- In và phổ biến nội bộ tập CHUYỂN PHÁP LUÂN.
5.3.5. - Về công tác hướng dẫn Phật tử:
Ban Hướng dẫn Phật tử được tổ chức làm 2 phân ban:
- Phân ban Hướng dẫn Phật tử.
- Phân ban Cư sĩ Phật tử.
Và đã soạn thảo hoàn chỉnh:
- Nội quy Gia đình Phật tử.
- Nội quy Phân ban Cư sĩ Phật tử đã được Trung ương GH ban hành và phổ biến thực hiện.
- Tổ chức kỷ niệm 50 năm danh xưng Gia đình Phật tử VN.
- Tổ chức Trại huấn luyện Huynh trưởng cấp III Vạn Hạnh.
- Tổ chức Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn toàn quốc.
- Điều hành và tổ chức đều đặn các khóa tu học và huấn luyện huynh trưởng và đoàn sinh Vạn Hạnh 2.
- Tổ chức trang nghiêm lễ thọ cấp Tập, Tín, Tấn đã được Tỉnh, Thành hội PG và Hội đồng Trị sự xét cấp.
- Thống kê sơ khởi số lượng:
+ 1.076 đơn vị Gia đình Phật tử.
+ 1.080 huynh trưởng các cấp.
+ 45.000 đoàn sinh.
5.3. 6. - Về công tác từ thiện xã hội:
- Từ năm 1987 đến 2002 tròn 15 năm thành lập được 126 Tuệ Tĩnh đường. Nổi bật nhất là hệ thống Tuệ Tĩnh đường tại các đơn vị: TP.HCM, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Cà Mau, Vĩnh Long v.v... với 115 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc.
- Cả nước có 1.500 lớp học tình thương; 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo, bán trú.
- Tổ chức khóa bồi dưỡng nuôi dạy trẻ cho 356 Tăng Ni sinh, Phật tử học viên.
- Kết hợp Trường Đào tạo cán bộ y tế trung cấp TP.HCM mở lớp đào tạo ngắn hạn 1 năm cho 80 Tăng Ni, Phật tử theo học.
- Thực hiện công tác TTXH trong 5 năm, với hơn 300 tỷ đồng (trong số này, TP.HCM chiếm hơn 70%).
5.3.7. - Về công tác PGQT:
GHPGVN là tổ chức thành viên của Tổ chức Phật giáo châu Á vì Hòa bình cho nên luôn có các mối quan hệ tốt với PG các nước trong cùng tổ chức. Đặc biệt, Trung ương GH (VP 1, VP 2 ) và THPG TP.HCM đón tiếp hơn 20 đoàn PG và khách quốc tế đến thăm như: Campuchia, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, một số cao tăng Đài Bắc v.v... đến thăm.
5.3.8. - Về công tác Viện Nghiên cứu Phật học & Ấn hành Đại tạng kinh VN:
Ngoài việc xuất bản những bản kinh sách nghiên cứu Phật học của chư tôn đức, Viện cũng đã ấn hành, tái bản 36 tập kinh thuộc hệ thống Đại tạng kinh VN (Kinh tạng Pàli và A hàm):
a. Trường Bộ kinh (2 tập); Trung Bộ kinh (3 tập); Tương Ưng Bộ kinh (3 tập); Tăng Chi Bộ kinh (4 tập); Tiểu Bộ kinh (6 tập).
b. Trường A Hàm (2 tập); Trung A Hàm (3 tập); Tạp A Hàm (4 tập); Tăng Nhất A Hàm (4 tập) v.v...
5.3.9. - Tham gia xây dựng, phát triển đất nước:
+ Tham gia Quốc hội từ khóa VII đến khóa X có quý tôn đức:
- HT.Kim Cương Tử (Hà Nội); HT.Thích Thiện Siêu (Huế).
- HT.Thích Minh Châu (TP.HCM); HT.Dương Nhơn (Hậu Giang).
+ Tham gia Quốc hội khóa XI có quý tôn đức:
- HT.Thích Thanh Tứ (Hà Nội); HT.Thích Chơn Thiện (Huế).
- HT.Thích Hiển Pháp (TP.HCM); HT.Danh Nhưỡng (Kiên Giang).
+ Tham gia Ủy ban Trung ương MTTQVN có quý tôn đức Tăng Ni:
- HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Phổ Tuệ; HT.Dương Nhơn.
- HT.Danh Nhưỡng; HT.Thích Trí Quảng; HT.Thích Thiện Duyên; Ni sư TN.Ngoạt Liên; Cư sĩ Tống Hồ Cầm v.v...

6./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (NK VI: 2007 - 2012):


1./ Tổ chức, địa điểm và thời gian:
- Về mặt tổ chức dự kiến quy mô hơn các Đại hội trước.
- Địa điểm vẫn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô.
- Thời gian: Dự kiến từ 11, 12, 13, 14 tháng 12 năm 2007 (nhằm mùng 2, 3, 4, 5 tháng 11 năm Đinh Hợi).
2./ Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu chính thức:
- Chư tôn đức HĐCM.
- Chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ  HĐTS.
- Chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ 54 BTS các Tỉnh, Thành hội PG.
(Dự kiến 800 đại biểu chính thức và khoảng 400 vị dự thính).


Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh,


3./ Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007).
4./ Biểu quyết dự kiến tu chỉnh Hiến chương với những nét mới:
- Chương I: Thêm 2 điều nói về Đạo kỳ - Đạo ca.
- Chương III: Hệ thống tổ chức GH, nâng thêm 1 cấp hành chánh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành.
- Chương V: HĐTS - nâng thêm một số ban, ngành Trung ương và tăng số lượng thành viên HĐCM (98 thành viên) và ủy viên HĐTS (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết và Ban Thường trực HĐTS dự kiến 47).
- Chương VI: Số lượng ban, ngành và số lượng thành viên BTS; Ban Thường trực BTS và các ban ngành… cũng được dự kiến nâng lên tương ứng như cấp Trung ương. Đồng thời dự kiến thêm 1 điều mở rộng, tăng chức năng cấp quận, huyện trở thành Quận, Huyện hội… có tư cách pháp nhân, có con dấu tròn, xử lý công tác cấp hành chánh.
- Chương VII: Thêm một chương mới nói về nhân sự, chức năng PG cấp quận, huyện.
- Chương VIII: Nói về Đại hội các cấp Giáo hội. Trong đây, quy định thêm 2 điều mới quy định cách thức và thời gian hội nghị cấp quận, huyện và tương đương.
- Toàn văn bản Hiến chương tu chỉnh dự kiến trở thành 12 chương, 52 điều.

Chư tôn đức giáo phẩm chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Nhiệm kỳ VI, GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động.  
- Hệ thống hành chánh Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.
- Giáo hội đã thành lập Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự T.Ư; Ban Truyền thông T.Ư… 
- Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế. 
- Giáo hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên ngành, chuyên đề trong đó nổi bật là hội thảo khoa học và Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN; hội thảo và Đại lễ kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn; Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội

7./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (NK VII: 2012-2017):
Đại hội diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, có 940 Đại biểu Tăng Ni, Phật tử chính thức và hơn 1000 đại biểu Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước về tham dự Đại hội với mục tiêu: "Đoàn kết và Trí tuệ".
 

Theo chương trình, Đại hội sẽ tiến hành tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012), thảo luận, thông qua chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017); suy tôn bổ sung thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. 

Đại hội sẽ xem xét, thông qua Hiến chương tu chỉnh lần thứ V của GHPGVN; tấn phong Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa và tuyên dương công đức đối với tăng, ni, phật tử có nhiều đóng góp cho Phật sự trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời thông qua các văn kiện quan trọng liên quan GHPGVN và tăng, ni, phật tử trong nước và ngoài nước.

Đại hội đã suy tôn Hoà thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; 89 thành viên Hội đồng Chứng minh, 24 vị Ban Thường trực.

Đại hội đã nhất tâm suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự; 199 thành viên chính thức, 66 thành viên dự khuyết; 61 vị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. 

Thành tựu nổi bật:

- Giáo hội thành lập 13 ban, viện thuộc Hội đồng Trị sự; kiện toàn hệ thống tổ chức của Giáo hội với 63 Ban Trị sự cấp tỉnh, thành; hàng trăm đơn vị cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trong cả nước.

- Đề ra chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII gồm 9 điểm.

- Tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) lần thứ 2, năm 2014, tại Việt Nam.

8./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (NK VIII: 2017-2022):

Sáng ngày 04/10/Đinh Dậu (21/11/2017), Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 chính thức khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, với sự tham dự của hơn 1.250 Đại biểu chính thức. Sau 2 ngày làm việc, chiều ngày 05/10/Đinh Dậu (22/11/2017), Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII đã tiến hành phiên bế mạc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm và thắm tình đạo vị.


Phiên Bế mạc có sự hiện diện của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Đại biểu khách quý đại diện các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và đông đủ đại biểu tăng ni, phật tử trong và ngoài nước, phái đoàn Phật giáo các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Mianma, Campuchia... đến tham dự phiên bế mạc Đại hội.

Theo Dự thảo Nghị quyết Đại hội được thông qua, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đã nhất trí thông qua Báo cáo Tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017), Chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022) và chủ đề của Đại hội “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”.

Đại hội nhất tâm Suy tôn thành viên HĐCM - GHPGVN gồm: 96 vị và Ban Thường trực HĐCM gồm: 27 vị; tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ngôi vị Pháp chủ GHPGVN Nhiệm kỳ VIII.

Đại hội nhất tâm tái cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch HĐTS GHPGVN Nhiệm kỳ VIII, 270 thành viên HĐTS, trong đó bao gồm 225 Ủy viên Ban Thường trực và 45 Ủy viên Dự khuyết HĐTS; Ban Thường trực HĐTS gồm: 61 vị.

Tại Đại hội, Giáo hội đã thực hiện nghi thức tấn phong 1864 tăng, ni lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Ni trưởng, Thượng tọa, Ni sư: thống nhất thông qua Dự thảo tu chỉnh Hiến chương GHPGVN lần thứ VI, giao Ban Thường trực HĐTS Nhiệm kỳ VIII tiến hành các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Hiến chương mới đã được sửa đổi một số điều so với Bản Hiến chương Nhiệm kỳ VII.

Tại Phiên Bế mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN đã tuyên đọc đạo từ của đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ.

Trong diễn văn Bế mạc Đại hội, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN nhấn mạnh: GHPGVN đã mở ra một chặng đường mới cho việc khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm tới theo chương trình hoạt động phật sự mà Đại hội thông qua. Hòa thượng khẳng định, tất cả thành viên Giáo hội sẽ đem hết trí lực và tâm lực của mình để hoàn thành các phật sự đã được Đại hội đề ra, phát huy trí tuệ tập thể, giữ gìn kỷ cương giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

9./ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (NK IX: 2022-2027):

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022 – 2027) Giáo hội Phật giáo Việt Nam được chính thức diễn ra trong hai ngày 28, 29 tháng 11 năm 2022 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm các chư tôn đức giáo phẩm, tăng ni, cư sĩ, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.



Đến dự và chúc mừng Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về phía Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ có bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ.

Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội; Hòa thượng Thích Thiện Pháp và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, đồng Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, các Hòa thượng, Thượng tọa là thành viên Ban Tổ chức và Trưởng các Tiểu ban phục vụ Đại hội lần thứ IX; thành viên các Ban, Viện trung ương; Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành phố trên cả nước.


Với chủ đề “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Sau 02 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, đoàn kết, hòa hợp, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công rất tốt đẹp.

Đại hội đã tập trung thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, đầy tâm huyết mang tính xây dựng cao và đã thông qua các văn kiện của Đại hội, thông qua Báo cáo tổng kết công tác Phật sự khoá VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022, thống nhất chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động Phật sự gồm 12 nhiệm vụ trọng tâm của khoá IX, nhiệm kỳ 2022 -2027. 

Đại hội đã biểu quyết nhất trí với bản Hiến chương sửa đổi lần thứ VII phù hợp với thực tiễn điều hành hoạt động Phật sự và phù hợp với luật pháp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Đại hội đã nhất tâm suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng chứng minh. Bổ sung số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh, nâng tổng số thành viên Hội đồng Chứng minh Khoá IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 là 112 vị, trong đó có 30 thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.

Đại hội đã tiến hành suy cử Hội đồng Trị sự gồm 235 Ủy viên chính thức, 45 Ủy viên dự khuyết, trong đó có 65 thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Nhất tâm suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN khoá IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Đồng thời, Đại hội cũng thông qua danh sách tấn phong Tăng Ni lên hàng giáo phẩm, gồm 268 Hòa thượng, 1.102 Thượng tọa, 391 Ni trưởng và 1.581 Ni sư.



HIẾN CHƯƠNG

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

(Đã được Ban Tôn giáo Chính phủ phê chuẩn tại Văn bản số 2114/TGCP-PG ngày 23-12-2022; và sau đó, ngày 26-12-2022, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký Quyết định ban hành số 600/QĐ-HĐTS)

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, tổ chức Phật giáo Việt Nam luôn luôn là thành viên tích cực, tin cậy, có trách nhiệm, và vững mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thực hiện qua các thời kỳ, nhưng chưa được trọn vẹn. Từ năm 1975, đất nước đã thống nhất, toàn dân đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Phật giáo Việt Nam đã hội đủ cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất trọn vẹn các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, và các Hệ phái Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11/1981.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời tôn trọng và duy trì truyền thống các tổ chức, Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng nghìn năm của Phật giáo Việt Nam.

Tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc, Tổ quốc, nhân loại và tất cả chúng sinh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm : “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành giáo pháp, giới luật Phật chế và tuân thủ pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

CHƯƠNG I
DANH XƯNG – HUY HIỆU – ĐẠO KỲ
ĐẠO CA – TRỤ SỞ

Điều 1. Danh xưng tổ chức Phật giáo Việt Nam trong toàn quốc là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đây gọi chung là “Giáo hội”, viết tắt là “GHPGVN”. Tên tiếng Anh là: “Vietnam Buddhist Sangha”, viết tắt là “VBS”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của 09 tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo trong cả nước, có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện Tăng Ni, tín đồ Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập hay thành viên.

Điều 2. Huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây đậm; ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen 08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chính đạo; vòng ngoài có dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” màu trắng.

Điều 3. Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là cờ Phật giáo Quốc tế có 05 màu, được chia thành 06 ô dọc. Thứ tự 05 ô đầu có các màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam; ô thứ 06 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: niềm tin, tinh tấn, chính niệm, thiền định, trí tuệ.

Điều 4. Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là ca khúc “Phật giáo Việt Nam”, nhạc và lời do nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác.

Điều 5. Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt tại chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 02 Văn phòng:

– Văn phòng Trung ương: chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;

– Văn phòng Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 6. Con dấu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

Con dấu của Hội đồng Chứng minh: hình vuông, vành ngoài phía trên con dấu có dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có dòng chữ: Hội đồng Chứng minh; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên trong có các chữ: Ban Thường trực.

Con dấu của Hội đồng Trị sự: hình tròn, vành ngoài phía trên con dấu có dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có dòng chữ: Hội đồng Trị sự; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên trong có các chữ: Ban Thường trực Trung ương.

CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH – THÀNH PHẦN

Điều 7. Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới.

Điều 8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng giáo pháp, giáo luật Phật chế và pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 9. Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm những thành viên là các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã tự nguyện gia nhập, sáp nhập, hợp nhất là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chấp nhận bản Hiến chương này.

Điều 10. Thành phần nhân sự tham gia lãnh đạo các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, tiêu biểu cho các thành viên Giáo hội ở các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có công đức với đạo pháp, dân tộc và trung thành với Tổ quốc; đảm bảo tính đại diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của GHPGVN.

CHƯƠNG III
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Điều 11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lấy Đạo pháp làm mục tiêu tối thượng; Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử làm trung tâm; các thành viên tham gia tự nguyện, đoàn kết, hòa hợp, kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước.

Giáo hội lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số và thống nhất hành động.

Điều 12. Hệ thống tổ chức và tổ chức tôn giáo trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được quy định như sau:

1. Hệ thống tổ chức:

– Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự.

– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

– Cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện.

2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc:

– Ban, Viện Trung ương thuộc Hội đồng Trị sự.

– Học viện Phật giáo Việt Nam, Trường Cao đẳng Phật học, Trường Trung cấp Phật học, và các cơ sở đào tạo tôn giáo của các cấp Giáo hội.

 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

– Ban Quản trị cơ sở tự viện.

– Các tổ chức tôn giáo trực thuộc khác do Giáo hội thành lập theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH

Điều 13. Hội đồng Chứng minh gồm các vị tôn đức Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; đã từng tham gia Hội đồng Trị sự, hoặc Ban Trị sự các cấp, hoặc là thành phần Tam sư tại các Giới đàn; có nhiều công lao đóng góp cho đạo pháp và dân tộc. Tham gia làm thành viên Hội đồng Chứng minh được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh đương nhiệm giới thiệu và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tôn.

Điều 14. Các vị tôn đức Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh thì không tham gia trong Hội đồng Trị sự. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt gồm: Lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự; Chư tôn đức đã là Chứng minh Ban Trị sự từ một nhiệm kỳ trở lên được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị suy tôn tham gia Hội đồng Chứng minh và được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn. Nghi thức suy tôn diễn ra tại Đại hội hoặc Hội nghị Hội đồng Trị sự.

Điều 15. Các vị tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị trọn đời. Trong trường hợp đặc biệt phải miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì phải có đa số 2/3 thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tại hội nghị biểu quyết chấp thuận.

Điều 16. Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và giới luật. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, và các Ban chuyên môn của Hội đồng Chứng minh để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm các chức danh:

– Đức Pháp chủ;
– Các vị Phó Pháp chủ;
– Các vị Giám luật;
– Chánh Thư ký;
– Các vị Phó Thư ký;
– Các vị Ủy viên Thường trực.

Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.

Điều 17. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2. Lãnh đạo, hướng dẫn và giám sát tối cao các hoạt động của Giáo hội, Hội đồng Trị sự về mặt đạo pháp và giới luật;

3. Xét duyệt, phê chuẩn tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

4. Chuẩn y khen thưởng, kỷ luật đối với thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

5. Ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong những sự kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước;

6. Thành lập Văn phòng Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, và các Ban chuyên môn. Văn phòng và các Ban chuyên môn là cơ quan giúp việc Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.

Điều 18. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Chứng minh:

1. Văn phòng Hội đồng Chứng minh;
2. Ban Giám luật;
3. Các Ban chuyên môn thuộc Hội đồng Chứng minh.

Điều 19. Đức Pháp chủ:

Là vị Trưởng lão Hòa thượng có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 50 tuổi đạo. Đã từng giữ các chức danh lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Chứng minh hoặc của Hội đồng Trị sự, tiêu biểu về đạo hạnh và trí tuệ, có nhiều công đức và công lao to lớn đối với đạo pháp và dân tộc.

Đức Pháp chủ ký và ban hành các giáo chỉ, chỉ đạo đối với các chủ trương của Giáo hội; ký và ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong những sự kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước.

Điều 20. Phó Pháp chủ:

Là các vị Trưởng lão Hòa thượng có nhiều công đức và công lao to lớn đối với đạo pháp và dân tộc. Đảm bảo có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 45 tuổi đạo. Đã tham gia các Ban chuyên môn của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh; đã trải qua các nhiệm kỳ tham gia Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc đã từng đảm trách chức danh Trưởng ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là các vị Trưởng lão Hòa thượng tiêu biểu, đứng đầu các Hệ phái Phật giáo thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 21. Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ khuyết vị thì Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo kết quả suy tôn tới Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự biết để tiến hành suy tôn chính thức trong Hội nghị thường niên gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoặc tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đối với các chức danh khác bị khuyết vị, nếu cần thiết Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh suy cử một trong các thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh kiêm nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ.

Điều 22. Nhiệm kỳ của Hội đồng Chứng minh là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

CHƯƠNG V
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

Điều 23. Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội đồng Trị sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương.

2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm của Giáo hội theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3. Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội.

4. Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành quy chế, nội quy để cụ thể hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5. Phân công, luân chuyển nhân sự Hội đồng Trị sự tham gia Ban Trị sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố thiếu nhân sự; trong trường hợp cần thiết do Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố đề nghị nhằm đảm bảo sự ổn định, đoàn kết, hòa hợp của Ban Trị sự địa phương.

6. Chuẩn y nhân sự các Ban, Viện chuyên môn của Hội đồng Trị sự; nhân sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố.

7. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.

8. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp Trung ương.

9. Là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn của các cơ quan, cá nhân trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến niềm tin đạo Phật và đến tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên Giáo hội.

10. Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

11. Kiểm tra, xử lý các vi phạm giáo luật Phật chế, Hiến chương, Quy chế, Nội quy và các quy định khác của Giáo hội.

12. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức trực thuộc, thành viên trực thuộc Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.

13. Đề nghị Ban thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự.

14. Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.

15. Các quyền và nhiệm vụ khác được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ủy quyền hoặc có quy định trong Hiến chương và Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.

16. Quyết định thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật.

17. Ủy quyền cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Thành viên Hội đồng Trị sự gồm chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni, và Cư sĩ, tín đồ Phật tử tiêu biểu có nhiều công đức, thành tích đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.

Số lượng thành viên Hội đồng Trị sự do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đương nhiệm đề xuất trên cơ sở đảm bảo có đầy đủ đại diện các Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố, đảm bảo tính đại diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của GHPGVN, do Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định, và tiến hành biểu quyết suy cử tại Đại hội.

Hội đồng Trị sự ban hành quy định chi tiết về thủ tục và tiêu chí suy cử, bãi miễn thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh và thành viên Ban Trị sự cấp huyện, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ấn chứng.

Điều 25. Quy định độ tuổi thành viên Hội đồng Trị sự:

1. Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 35 tuổi và không quá 75 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Hội đồng Trị sự lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn hai nhiệm kỳ; Thành viên tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia ít nhất 03 năm của nhiệm kỳ.

2. Đối với chức danh chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn bằng Giáo chỉ.

3. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Hội đồng Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:

– Việc giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ mới phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

– Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa đương nhiệm thẩm tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử.

– Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban, Viện Trung ương phải là một Tăng sĩ.

Điều 26. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cơ quan Thường trực của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Hội đồng Trị sự ủy quyền để thay mặt Giáo hội lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội trên mọi lĩnh vực đối nội, đối ngoại; được thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Trị sự. Tập thể và từng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chịu trách nhiệm trước Hội đồng Trị sự và pháp luật Nhà nước.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hoạt động theo Hiến chương và Quy chế hoạt động do Hội đồng Trị sự thông qua, được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn chứng.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các chức danh:

– Chủ tịch;
– 02 Phó Chủ tịch Thường trực;
– Các Phó Chủ tịch;
– Tổng Thư ký;
– 02 Phó Tổng Thư ký;
– Trưởng Ban Tăng sự;
– Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo;
– Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử;
– Trưởng Ban Hoằng pháp;
– Trưởng Ban Nghi lễ;
– Trưởng Ban Văn hóa;
– Trưởng Ban Kinh tế Tài chính;
– Trưởng Ban Từ thiện Xã hội;
– Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế;
– Trưởng Ban Pháp chế;
– Trưởng Ban Kiểm soát;
– Trưởng Ban Thông tin Truyền thông.
– Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
– Các Ủy viên Thư ký;
– Các Ủy viên Thường trực;
– Ủy viên Thủ quỹ.

Điều 27. Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự làm việc theo chế độ chuyên trách và chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc.

Điều 28. Chủ tịch Hội đồng Trị sự là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Khi Chủ tịch Hội đồng Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Thường trực thay thế để điều hành Hội nghị, Đại hội, và điều hành mọi hoạt động của Giáo hội.

Chủ tịch Hội đồng Trị sự hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Trị sự ủy quyền giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Điều 29. Ban, Viện Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự GHPGVN:

1. Ban Tăng sự;
2. Ban Giáo dục Phật giáo;
3. Ban Hướng dẫn Phật tử;
4. Ban Hoằng pháp;
5. Ban Nghi lễ;
6. Ban Văn hóa;
7. Ban Kinh tế Tài chính;
8. Ban Từ thiện Xã hội;
9. Ban Phật giáo Quốc tế;
10. Ban Thông tin Truyền thông;
11. Ban Pháp chế;
12. Ban Kiểm soát;
13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Trong trường hợp Phật sự cần thiết phải thành lập mới Ban, Viện, tổ chức trực thuộc Trung ương sẽ do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thống nhất và thông qua tại Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Ban, Viện Trung ương là cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Trị sự để triển khai các hoạt động Phật sự theo quy định của Hiến chương Giáo hội và Quy chế do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ban hành.

Ban, Viện Trung ương được phép thành lập các bộ phận chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách giúp việc cho Ban, Viện Trung ương được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định thành lập và giải thể phù hợp với Hiến chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.

Điều 30. Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật để trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân phi thương mại thì được Giáo hội đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là pháp nhân phi thương mại phải chịu sự điều hành, giám sát của Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo Hiến chương và quy chế hoạt động của Giáo hội.

Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được phép thành lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật nhưng phải hoạt động theo đúng Hiến chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.

Điều 31. Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 05 năm tương ứng với kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc.

Điều 32. Khi chưa hết nhiệm kỳ, nếu có chức vị trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự bị khuyết, thì Ban Thường trực báo cáo và đề nghị Hội đồng Trị sự bổ sung trong Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất. Trong khi chờ đợi, Ban Thường trực được quyền cử người trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự giữ quyền kiêm nhiệm.

Nếu Chủ tịch Hội đồng Trị sự khuyết vị khi chưa hết nhiệm kỳ, thì Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức Hội nghị bất thường của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, để suy cử một trong hai vị Phó Chủ tịch Thường trực đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự để điều hành công tác Phật sự và tiến hành thủ tục suy cử chính thức tại Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất.

CHƯƠNG VI
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP TỈNH

Điều 33. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được thành lập tổ chức Giáo hội cấp tỉnh với danh xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố.

Điều 34. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban Trị sự là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.

Số lượng thành viên Ban Trị sự thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.

Điều 35. Nhân sự Ban Trị sự cấp tỉnh là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc, đảm bảo tính đại diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của GHPGVN. Trong trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ công cử thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh.

Điều 36. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh:

1. Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự lần đầu phải đảm bảo tối thiểu đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.

2. Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần thêm nhiệm kỳ công tác phải được Ban Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành và gửi đề nghị tới Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Ban Trị sự chỉ được giới thiệu chức danh tái suy cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chấp thuận.

3. Đối với trường hợp Chư tôn đức là Ủy viên Hội đồng Trị sự đang tham gia tại Ban Trị sự thì có thể kéo dài độ tuổi đến 75 tuổi.

4. Chỉ xem xét trường hợp đặc biệt đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cho các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh trong trường hợp như sau: Ban Trị sự tỉnh thuộc miền núi, biên giới, hải đảo; hoặc Ban Trị sự tỉnh không có Chư tôn đức đủ uy tín nhiếp chúng Tăng Ni.

Điều 37. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:

1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh nhiệm kỳ mới phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.

2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thẩm tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh phải là Tăng sĩ. Cư sĩ, Phật tử không đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh.

4. Tại Ban Trị sự cấp tỉnh, khi đã được suy tôn làm Chứng minh Ban Trị sự thì không tham gia trong Ban Trị sự.

Điều 38. Ban Trị sự cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại địa phương theo sự hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình hoạt động Phật sự của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đề ra;

3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội tại địa phương;

4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các Ban trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh, Ban Trị sự cấp huyện và các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với các vấn đề không xử lý được, Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đệ trình lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hoặc các Ban, Viện Trung ương để được hướng dẫn giải quyết;

5. Suy cử Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh;

6. Số lượng thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự và các chức danh Ban Thường trực thực hiện theo Hiến chương và Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh;

7. Chuẩn y thành phần nhân sự các Ban chuyên môn, Ban Giám hiệu các cơ sở đào tạo, cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;

8. Thông qua quy chế, nội quy hoạt động của các Ban chuyên môn, Ban Giám hiệu các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;

9. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương.

10. Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự bổ sung tham gia Ban Trị sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong trường hợp Ban Trị sự cấp huyện thiếu nhân sự.

11. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn tỉnh để phản ánh đến Trung ương Giáo hội, cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức, cá nhân là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.

12. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tự viện do Ban Trị sự cấp tỉnh thành lập, quản lý trên cơ sở tham vấn Ban Trị sự cấp huyện, hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và đăng ký bổ nhiệm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện, các Ban chuyên môn, Trường Trung cấp, Cao đẳng Phật học trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh.

14. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt động Ban Trị sự tỉnh, thành phố do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.

15. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có địa bàn hoạt động trong phạm vi một tỉnh theo quy định của pháp luật.

16. Ra quyết định phê chuẩn việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại các cơ sở tự viện trên địa bàn của tỉnh quản lý. Đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

17. Được quyền thay mặt Hội đồng Trị sự để tiến hành đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung tại địa phương.

Điều 39. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Trị sự cấp tỉnh, được Ban Trị sự cấp tỉnh ủy quyền thay mặt lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của các cấp Giáo hội tại địa phương trên mọi công tác đối nội, đối ngoại.

Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh gồm các chức danh:

– Trưởng ban;
– Phó Trưởng ban Thường trực;
– Các Phó Trưởng ban;
– Các Trưởng ban Chuyên môn tương ứng với các Ban, Viện Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự;
– Chánh Thư ký.
– 02 Phó Thư ký;
– Các Ủy viên Thường trực;
– Thủ quỹ.

Điều 40. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Trị sự và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, có trách nhiệm tuân thủ Hiến chương, quy chế, quyết định và các chỉ thị do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành hoặc phê chuẩn.

Các Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan giúp việc Ban Trị sự, chịu sự điều hành chung của Ban Thường trực Ban Trị sự và thực hiện theo chỉ đạo về hoạt động chuyên ngành của Ban, Viện Trung ương.

Điều 41. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh:

1. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh là người thay mặt Ban Trị sự cấp tỉnh về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong tỉnh.

2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh hoặc người được Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại địa phương.

Khi Trưởng ban Ban Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực hoặc một Phó Trưởng ban để thay mặt điều hành Hội nghị, Đại hội và các Phật sự khác của Ban Trị sự.

Những trường hợp khuyết vị khác không có quy định tại chương VI của Hiến chương, thì được giải quyết bằng một quyết định của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 42. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp tỉnh là 05 năm tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh.

CHƯƠNG VII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP HUYỆN

Điều 43. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được thành lập tổ chức Giáo hội cấp huyện với danh xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố.

Điều 44. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện suy cử thành viên Ban Trị sự cấp huyện. Ban Trị sự cấp huyện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội tại địa phương.

1. Số lượng thành viên Ban Trị sự và thành viên Thường trực Ban Trị sự cấp huyện thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.

2. Thường trực Ban Trị sự cấp huyện gồm các chức danh:

– Trưởng ban;
– Phó Trưởng ban Thường trực;
– Các Phó Trưởng ban;
– Các Ủy viên chuyên môn tương ứng với các Ban chuyên môn của Ban Trị sự cấp tỉnh.
– Thư ký;
– Phó Thư ký;
– Thủ quỹ;
– Kiểm soát;
– Các Ủy viên Thường trực;
– Các Ủy viên.

Điều 45. Nhân sự Ban Trị sự cấp huyện là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc. Trong trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ công cử thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.

Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc sau:

1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp huyện nhiệm kỳ mới phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh thẩm tường trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.

3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện phải là một vị Tăng sĩ. Cư sĩ, tín đồ Phật tử không đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.

4. Tại Ban Trị sự cấp huyện, khi đã được suy tôn vào hàng Chứng minh Ban Trị sự thì không tham gia trong Ban Trị sự.

Điều 46. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp huyện:

Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp huyện phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.

Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy cử sau khi được Ban Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và chỉ được giới thiệu tái suy cử khi được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh quyết định.

Điều 47. Ban Trị sự cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại địa phương theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.

2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đề ra.

3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại địa phương.

4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với những vấn đề không xử lý được, Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đệ trình lên Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh, các Ban chuyên ngành cấp tỉnh hoặc Ban, Viện Trung ương hướng dẫn giải quyết.

5. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương;

6. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn huyện để phản ánh đến Ban Trị sự cấp tỉnh và cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử trong địa bàn huyện.

7. Đề xuất việc bổ nhiệm trụ trì và các thành viên Ban Quản trị lên Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh phê duyệt, quyết định sau khi được sự thống nhất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. Nếu cơ sở tự viện có liên hệ đến hệ phái, sơn môn thành viên, cần được sự trao đổi, thống nhất trước.

8. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện.

Điều 48. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện:

1. Là người thay mặt Ban Trị sự cấp huyện về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Ban Trị sự ở trong và ngoài huyện.

2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện hoặc người được Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại địa phương.

3. Khi Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực, hoặc một Phó Trưởng ban để điều hành Hội nghị, Đại hội và các công việc của Ban Trị sự.

4. Những trường hợp không có quy định tại chương VII của Hiến chương, thì được giải quyết bằng một Quyết định khác của Ban Thường trực Ban Trị sự, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 49. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp huyện là 05 năm, tương ứng với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

CHƯƠNG VIII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CẤP CƠ SỞ

Điều 50. Chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện).

Điều 51. Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện.

Điều 52. Ban Quản trị cơ sở tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội. Ban Quản trị cơ sở tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.

Điều 53. Thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện do Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi thống nhất với Ban Thường trực Ban Trị sự cấp huyện về nhân sự để điều hành Phật sự.

1. Số lượng thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm 3 hoặc 5 thành viên thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.

2. Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm các chức danh:

– Trưởng ban do Trụ trì đảm nhiệm;
– Phó Trưởng ban;
– Thư ký;
– Thủ quỹ;
– Kiểm soát.

Điều 54. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni, hoặc Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Quản trị cơ sở tự viện phải tuân theo nguyên tắc sau:

1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản cơ sở trị tự viện nhiệm kỳ mới phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia hoạt động Phật sự tại tự viện. Trụ trì cơ sở tự viện giữ thẩm quyền giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản trị cơ sở tự viện.

2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Trị sự cấp huyện thẩm tường trước khi trình Ban Trị sự cấp tỉnh và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện phải là Tăng Ni Trụ trì tự viện. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và trước Giáo hội về các hoạt động của tự viện.

4. Phó Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện là người giúp việc Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện, thay mặt Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện trong trường hợp được Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện ủy quyền bằng văn bản.

5. Các thành viên khác của Ban Quản trị cơ sở tự viện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện.

Điều 55. Ban Quản trị cơ sở tự viện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.

2. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của tự viện theo nghị quyết, chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đề ra.

3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện.

4. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.

5. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; Lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho tự viện.

6. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các thành viên tại tự viện. Đối với những vấn đề không xử lý được, Ban Quản trị cơ sở tự viện đệ trình lên Ban Trị sự cấp huyện hướng dẫn giải quyết.

7. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện.

8. Quản lý sinh hoạt của các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại cơ sở tự viện. Báo cáo Ban Trị sự cấp huyện nơi đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt và thực hiện đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

9. Có các quyền và nghĩa vụ khác của tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật Nhà nước và của Giáo hội.

Điều 56. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện:

1. Là người thay mặt Ban Quản trị cơ sở tự viện về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Ban Quản trị ở trong và ngoài tự viện.

2. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện hoặc người được Trưởng ban Ban Quản trị ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của tự viện.

3. Khi Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban để điều hành các công việc của Ban Quản trị cơ sở tự viện.

Điều 57. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị cơ sở tự viện là 05 năm, tương ứng với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện. Ban Quản trị cơ sở tự viện không tiến hành Đại hội.

CHƯƠNG IX
ĐẠI HỘI – HỘI NGHỊ

Điều 58. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức 05 năm một kỳ, do Chủ tịch Hội đồng Trị sự triệu tập để:

1. Kiểm điểm hoạt động của Giáo hội trong 05 năm nhiệm kỳ.

2. Ấn định chương trình hoạt động 05 năm nhiệm kỳ tới.

3. Suy tôn Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự.

4. Thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến chương của Giáo hội.

5. Thông qua danh sách tấn phong hàng giáo phẩm.

6. Thông qua Nghị quyết Đại hội.

Điều 59. Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: thành viên Hội đồng Chứng minh; ủy viên Hội đồng Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh và các cơ sở tự viện, tổ chức của Giáo hội tại nước ngoài.

Các quyết định được thông qua tại Đại hội với đa số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến chương được quy định ở điều 84 Hiến chương. Chỉ có đại biểu chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia Đại hội mới được quyền biểu quyết. Đại hội hợp lệ phải có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập.

Điều 60. Hội nghị Hội đồng Chứng minh do Đức Pháp chủ triệu tập ba lần trong một nhiệm kỳ để kiểm điểm, sơ kết, tổng kết Phật sự của Giáo hội đã thi hành; phê chuẩn chương trình hoạt động Phật sự trọng tâm của Giáo hội; suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, và các ban chuyên môn của Hội đồng Chứng minh.

Trong trường hợp cần thiết, Đức Pháp chủ sẽ triệu tập Hội nghị Hội đồng Chứng minh bất thường, do Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh chấp thuận hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chứng minh đề nghị.

Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tổ chức họp mỗi năm một kỳ để tổng kết hoạt động trong một năm qua và định hướng hoạt động cho năm tới. Thời gian tương ứng với hội nghị Hội đồng Trị sự.

Điều 61. Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự và Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội triệu tập.

Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ tổng kết hoạt động Phật sự một năm qua; căn cứ nghị quyết của Đại hội, thảo luận và ấn định chương trình hoạt động Phật sự trong năm tới; thảo luận và ấn định thời gian Hội nghị Ban Thường trực của Giáo hội và những vấn đề về tổ chức, nhân sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trị sự; thông qua Nghị quyết Hội nghị.

Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ sơ kết công tác Phật sự 06 tháng đầu năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động Phật sự 06 tháng cuối năm.

Thành phần tham gia và được quyền biểu quyết tại Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự gồm có:

1. Thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2. Trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực các Ban, Viện Trung ương.

3. Các đại biểu chính thức đại diện các Ban, Viện Trung ương.

Điều 62. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội sẽ triệu tập Hội nghị bất thường do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Trị sự đề nghị.

Thành phần Hội nghị bất thường, thể theo thành phần Hội nghị thường niên Trung ương quy định ở điều 60 của Hiến chương.

Điều 63. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng ban Ban Trị sự triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết các hoạt động trong 05 năm qua; thảo luận, ấn định chương trình hoạt động trong 05 năm tới; suy tôn Chứng minh Ban Trị sự, suy cử Ban Trị sự; thông qua Nghị quyết Đại hội.

Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh gồm: thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đối với các Ban trực thuộc Ban Trị sự và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

Đại hội đại biểu cấp tỉnh quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp lệ phải có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh phải kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Căn cứ kết quả Đại hội, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.

Điều 64. Hội nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng ban Ban Trị sự triệu tập một năm 02 kỳ để sơ kết, tổng kết công tác Phật sự hàng năm và được tổ chức trước khi diễn ra Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ triệu tập Hội nghị bất thường do Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên Ban Trị sự đề nghị.
Điều 65. Hội nghị Ban Trị sự cấp tỉnh giữa nhiệm kỳ do Trưởng ban Ban Trị sự triệu tập, để sơ kết công tác Phật sự giữa nhiệm kỳ, bổ sung nhân sự khuyết vị.

Điều 66. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết công tác hoạt động Phật sự trong 05 năm qua; Thảo luận, ấn định chương trình hoạt động trong 05 năm tới; Suy cử Ban Trị sự cấp huyện; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện gồm: Thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đối với các cơ sở tự viện trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

Đại hội đại biểu quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp lệ phải có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện được kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh và thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Ban Trị sự cấp tỉnh. Căn cứ kết quả Đại hội, Trưởng Ban Trị sự cấp tỉnh ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.

Điều 67. Hội nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện triệu tập hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và một năm một kỳ để kiểm điểm, hoạch định chương trình hoạt động của từng quý và cả năm.

Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện sẽ triệu tập Hội nghị bất thường do Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên Ban Trị sự đề nghị.

CHƯƠNG X
TẤN PHONG GIÁO PHẨM

Điều 68. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với các vị Thượng tọa và Ni trưởng đối với các vị Ni sư tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức và Ni sư đối với các vị Sư cô có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong bằng nghị quyết Hội nghị và nghị quyết Đại hội. Giáo chỉ tấn phong do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký và có giá trị trọn đời.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành giáo chỉ.

Các trường hợp đặc biệt được xét đặc cách tấn phong trước 3 năm theo Hạ lạp:

– Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự.

– Chư tôn đức là Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký; Trưởng Ban chuyên môn Trung ương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam.

– Chư tôn đức là Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

– Tăng Ni trụ trì các chùa thuộc vùng biên giới, hải đảo phải có thời gian trụ trì từ 2 năm trở lên.

CHƯƠNG XI
TỰ VIỆN VÀ THÀNH VIÊN

Điều 71. Tự viện gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội.

Điều 72. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm:

1. Giáo phẩm: Giáo phẩm Tăng có Hòa thượng và Thượng tọa; Giáo phẩm Ni có Ni trưởng và Ni sư.

2. Đại chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni; Sa di, Sa di Ni; Thức Xoa Ma Na, Tu nữ hệ phái Nam tông.

3. Cư sĩ, Phật tử.

Điều 73. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền được đề cử và được suy cử vào các cấp Giáo hội, có quyền thảo luận và biểu quyết công việc của Giáo hội trong các kỳ Hội nghị hay Đại hội của Giáo hội, có nhiệm vụ chấp hành Hiến chương, quy chế, nội quy và nghị quyết của Giáo hội.

Điều 74. Tín đồ Phật giáo Việt Nam là những người có niềm tin đối với Phật pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật; những người yêu mến, kính ngưỡng đạo Phật.

Điều 75. Quản lý tự viện, sinh hoạt Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử được quy định trong Quy chế Ban Tăng sự và Quy chế Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.

CHƯƠNG XII
TÀI CHÍNH – TÀI SẢN

Điều 76. Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có:

1. Niên liễm do các thành viên đóng góp.

2. Tài chính do các Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử; tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài công đức, hiến cúng.

3. Tài chính do Giáo hội tự tạo.

Điều 77. Tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm động sản, bất động sản và các quyền tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

1. Giáo hội xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, tiếp nhận tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Các thành viên Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thuộc các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái Phật giáo qua các thời kỳ xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, được Giáo hội bảo hộ và quản lý chung theo quy định của pháp luật.

3. Công trình tôn giáo, các tài sản hình thành và tài sản hình thành trong tương lai gắn với các dự án gắn liền với quyền sử dụng đất được giao cho mục đích tôn giáo do Giáo hội hoặc các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội đầu tư, tạo lập, phát triển, quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Các tài sản khác được tạo lập hợp pháp bởi Giáo hội, các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội.

5. Giáo sản được giải quyết căn cứ theo quy định chung của pháp luật về tài sản.

Điều 78. Tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

1. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, tín đồ Phật tử, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp cho tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tài sản riêng của tổ chức tôn giáo trực thuộc và phải được tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý, sử dụng, định đoạt đúng mục đích, phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội và pháp luật.

3. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của Giáo hội là Hội đồng Trị sự.

Điều 79. Tài sản của thành viên Giáo hội:

1. Thành viên Giáo hội có quyền sở hữu tài sản với tư cách công dân theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, Phật tử, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện tặng, cho, công đức, cúng dường riêng cho cá nhân thành viên Giáo hội có xác nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật thì thuộc sở hữu của thành viên Giáo hội, và được sử dụng, định đoạt phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội, và pháp luật Nhà nước.

3. Thành viên Giáo hội có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội.

4. Khuyến khích thành viên Giáo hội sử dụng tài sản riêng cho hoạt động Phật sự và từ thiện xã hội.

CHƯƠNG XIII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 80. Thẩm quyền, đối tượng xét khen thưởng – kỷ luật

1. Đối với cấp Trung ương: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định khen thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Hội đồng Trị sự, ủy viên các Ban, Viện Trung ương, ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh, thành phố; và các tập thể, cá nhân do Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố đề nghị.

Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Pháp chế Trung ương; Trưởng ban Kiểm soát Trung ương; Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.

2. Đối với cấp địa phương tỉnh, thành phố: Ban Thường trực Ban Trị sự quyết định khen thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Ban Trị sự, ủy viên các Ban chuyên môn của Ban Trị sự; và các tập thể, cá nhân do cơ sở tự viện thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành phố đề nghị.

Trưởng ban Ban Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự; Trưởng ban Pháp chế; Trưởng ban Kiểm soát; Chánh Thư ký; Phó Thư ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.

Điều 81. Hình thức khen thưởng

1. Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm: do Hội đồng Trị sự quyết định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, công đức to lớn đối với đạo pháp và dân tộc.

2. Bằng Tuyên dương công đức: do Hội đồng Trị sự quyết định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhiều công đức đối với đạo pháp và dân tộc.

3. Bằng Công đức: do Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh quyết định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 82. Hình thức kỷ luật:

1. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm giới luật, Hiến chương, Quy chế, Nội quy của Giáo hội, tùy theo mức độ vi phạm, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật.

2. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hoạt động và hành vi làm tổn hại đến thanh danh, đến sự hòa hợp, đến quyền lợi của Giáo hội hoặc các thành viên của Giáo hội, phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến hòa bình, độc lập, thống nhất của Tổ quốc, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật và tùy mức độ vi phạm, Giáo hội sẽ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật.

3. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị hạn chế quyền công dân do vi phạm pháp luật thì đương nhiên mất tư cách là thành viên của Giáo hội.

4. Các thành viên bị khai trừ, sau khi hết thời gian kỷ luật, hối cải, có thể xin gia nhập lại Giáo hội. Trường hợp bị hạn chế quyền công dân mà đã được phục hồi quyền công dân thì có thể được xin phục hồi tư cách thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời gian trong nhiệm kỳ.

CHƯƠNG XIV
HIỆU LỰC CỦA HIẾN CHƯƠNG VÀ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG

Điều 83. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của Giáo hội.

Điều 84. Dự án sửa đổi Hiến chương do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xây dựng và trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự thẩm tường.

Điều 85. Dự án sửa đổi Hiến chương do Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua với 2/3 tổng số đại biểu Đại hội biểu quyết.

Điều 86. Nguyên tắc áp dụng:

Việc tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tự nguyện trên cơ sở chấp hành tuyệt đối quy định của Hiến chương và Nội quy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Các quyền, nghĩa vụ của thành phần thuộc Giáo hội đúng với giáo lý, Hiến chương và Nội quy của Giáo hội, nhưng bị cấm hoặc hạn chế so với quy định pháp luật thì áp dụng theo quy định của pháp luật.

Các hành vi không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế thì các thành phần thuộc Giáo hội được thực hiện nhưng phải phù hợp với giáo lý, Hiến chương và Nội quy của Giáo hội.

Các thành phần không tự nguyện tuân thủ quy định của Giáo hội thì thực hiện thủ tục khai trừ, chấm dứt là thành phần thuộc Giáo hội, và không bắt buộc phải áp dụng quy định của Giáo hội kể từ ngày chính thức chấm dứt tư cách là thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 87. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có: Lời nói đầu, 14 chương và 87 điều.

Hiến chương sửa đổi lần thứ VII được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu việt của Hiến chương đầu tiên được Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước nhất trí thông qua năm 1981, được tu chỉnh lần thứ nhất tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ II năm 1987; lần thứ hai tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ III năm 1992; lần thứ ba tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ IV năm 1997; lần thứ tư tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VI năm 2007; lần thứ năm tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VII năm 2012; lần thứ sáu tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VIII năm 2017.

Hiến chương được chính thức thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 29 tháng 11 năm 2022.

Hiến chương có giá trị thi hành sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản./.