Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Đề thi và đáp án kỳ thi vượt bậc Ngành Thiếu 2010


Đề thi do Huynh trưởng cấp Tín Quảng Thời Trần Văn Sáu biên soạn đã được Phân Ban GĐPT Đà Nẵng sử dụng làm đề thi chính thức kỳ thi vượt bậc khoá ngày 17 tháng 10 năm 2010.

BẬC HƯỚNG THIỆN

1. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại đâu:

a. Dưới gốc cây Vô Ưu
b. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ
c. Xứ Trung Ấn Độ, nước Népal
d. Cả 3 câu trên đều đúng


2. Đức Phật Thích Ca là:

a. Đấng mà phiền não và tập chướng đều dứt sạch
b. Đấng khai mở suối nguồn tuệ giác, khai sáng đạo Phật
c. Đấng hoàn toàn sáng suốt phước huệ vô biên
d. Đấng từ bi cao cả đức hạnh viên mãn


3. Thế nào là Quy y Tam Bảo:

a. Để trở thành đệ tử của Phật
b. Thọ năm giới và tu học theo giáo lý của Phật
c. Quay về nương tựa Ba ngôi báu
d. Quay về nương tựa Ba ngôi báu là Phật – Pháp – Tăng


4. Tăng Bảo là:

a. Đấng giác ngộ sáng suốt, là những tượng Phật chúng ta đang thờ
b. Những lời dạy của đức Phật, là những kinh điển đang lưu truyền
c. Những vị xuất gia chân chánh, truyền trao lại lời dạy của đức Phật
d. Cả 3 câu trên đều đúng


5. Mục đích của Gia đình Phật tử là đào luyện các em trở thành:

a. Người Phật tử chân chánh       c. Người học trò giỏi
b. Người con hiếu thảo                 d. Người có ích cho xã hội



6. Châm ngôn của Gia đình Phật tử là:

a. Hoà – Tin  – Vui                      c. Giới – Định – Tuệ
b. Bi – Trí – Dũng                       d. Văn – Tư – Tu


7. Em không ghiền xem phim, đánh bài, đam mê trò chơi điện tử là em đã thực hành tốt giới nào trong Ngũ giới:

a. Không sát sanh                        c. Không uống rượu
b. Không trộm cắp                       d. Không nói dối


8. Mười điều thiện là:

a. Mười việc lành
b. Mười việc lành có lợi cho mình
c. Mười việc lành có lợi cho mình và người trong hiện tại
d. Mười việc lành có lợi cho mình và người trong hiện tại và tương lai


9. “Kiến hoà đồng giải ” trong 6 phép hoà kính là:

a. Mọi sự hiểu biết đều phải giải thích cho nhau cùng hiểu
b. Làm việc phải hỏi ý kiến với nhau, đồng ý mới thực hiện
c. Quyền lợi gì có được thì phải đồng chia đều với nhau
d. Giúp đỡ lẫn nhau để đồng tuân theo giới luật


10. “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, niệm hồng danh này có ý nghĩa:

a. Quán tưởng tướng tốt trang nghiêm của đức Phật Thích Ca
b. Nguyện đem cả thân mạng y chỉ, quy ngưỡng, quy kính, lễ bái đức Phật Thích Ca
c. Nguyện cầu đức Phật Thích Ca gia hộ, cứu độ thoát khỏi khổ đau
d. Cả 3 câu trên đều đúng


11. Ý nghĩa ăn chay như thế nào mới đúng nghĩa:

a. Giúp trí não sáng suốt, tinh thần minh mẫn, thuận lợi cho việc học tập
b. Thân thể được khoẻ mạnh, làm việc dẻo dai, sống lâu và ít bệnh
c. Vì lòng từ bi, bình đẳng, tôn trọng sự sống của muôn loài
d. Các loại rau, quả, củ, ngũ cốc có nhiều chất dinh dưỡng


12. Em hãy nêu câu ca dao hay văn vần nói lên lợi ích quý báu của Niệm Phật:

a. Em siêng lễ Phật hàng ngày – Châu thân thanh tịnh, vun cây hạnh lành
b. Niệm danh hiệu Phật hàng ngày – Tâm hồn thanh tịnh, cuộc đời vui tươi
c. Tụng niệm lòng phải chí thành – Ăn năn lầm lỗi, điều lành nguyện chăm
d. Em chăm niệm Phật lòng thành – Tránh xa điều ác, việc lành thực thi


13. Trong huy hiệu Hoa sen của Gia đình Phật tử vì sao 3 cánh tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng lại ở dưới 5 cánh sen tượng trưng cho 5 hạnh?

a. Vì để huy hiệu được đẹp và cân đối
b. Vì tôn trọng tác giả đã vẽ như vậy
c. Vì 5 hạnh là nguồn gốc của Tam bảo
d. Cả 3 câu trên đều đúng


14. Danh xưng “Gia đình Phật tử” có từ năm nào:

a. 1935           b. 1940       c. 1943        d. 1951

15. Mục tiêu xây dựng của nước ta là: “Tất cả vì sự nghiệp Dân giàu, nước mạnh, xã hội . . ., công bằng, văn minh”. Từ nào còn thiếu trong dấu “…”:

a. Dân chủ        b. Tiến bộ             c. Bình đẳng     d. Phát triển

16. Trong truyền tin, ký hiệu K được quy ước là:

a.  Đợi một lát            b. Hết bản tin     c. Đã sẵn sàng              d.  Xin lặp lại

17. Gút Quai chèo thuộc loại gút dùng để:

a. Nối                        b. Cột               c. Trang trí                    d. Thoát hiểm

18. Lời bài hát nào có đầy đủ danh hiệu đức Phật Thích Ca ở cuối bài :

a. Sen trắng                           c. Trầm hương đốt
b. Đêm Thành đạo                 d. Đêm xuất gia


19. Tìm phương hướng bằng mặt trăng theo quy tắc ba chữ T thì Trăng thượng tuần bề tròn quay về hướng:

a. Đông           b. Tây            c. Nam            d. Bắc

20. Trong các dấu đi đường dưới đây, dấu nào là dấu “Đến đích”:

 

ĐÁP ÁN


1D
2B
3D
4C
5A
6B
7C
8D
9A
10B
11C
12B
13C
14D
15A
16C
17B
18C
19B
20D




BẬC SƠ THIỆN

1. Đêm trước khi thành Phật, lúc canh hai Thái tử Tất Đạt Đa đã chứng quả Túc Mạng Minh, nghĩa là lúc đó Ngài đã:

a. Thấy rõ kiếp trước của mình và của muôn loài trong tam giới
b. Thấy rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ
c. Thấy rõ tâm ý của chúng sanh không một vật chi ngăn ngại
d. Thấy rõ tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo ra nó


2. Tam Bảo bắt đầu có đầy đủ từ lúc nào:

a. Đức Phật Thích Ca vừa thành Đạo dưới gốc cây Bồ đề
b. Sau khi Phật nói pháp Bốn Đế cho năm anh em ông Kiều Trần Như
c. Sau khi nghe pháp Bốn Đế, năm anh em ông Kiều Trần Như quy y Phật
d. Cả 3 câu trên đều đúng


3. Pháp Bảo là:

a. Đấng giác ngộ sáng suốt, là những tượng Phật chúng ta đang thờ
b. Những lời dạy của đức Phật, là những kinh điển đang lưu truyền
c. Những vị xuất gia chân chánh, truyền trao lại lời dạy của đức Phật
d. Cả 3 câu trên đều đúng


4. Quy y Tam Bảo là:

a. Quay về nương tựa trong chùa
b. Quay về nương tựa với người thầy mà mình quy y
c. Quay về nương tựa Ba ngôi báu là Phật – Pháp - Tăng
d. Cả 3 câu trên đều đúng


5. Hạnh nguyện của đức Phật Di Lặc và Bồ Tát Phổ Hiền được thể hiện ở điều luật nào trong Năm điều luật của Gia đình Phật tử:

a. Điều luật thứ 2               c. Điều luật thứ 4
b. Điều luật thứ 3               d. Điều luật thứ 5


6. Mười điều thiện phân theo hành vi, ngôn ngữ, tâm ý là:

a. Thân có 3 điều – Khẩu có 4 điều – Ý có 3 điều
b. Thân có 2 điều – Khẩu có 4 điều – Ý có 4 điều
c. Thân có 3 điều – Khẩu có 3 điều – Ý có 4 điều
d. Thân có 4 điều – Khẩu có 3 điều – Ý có 3 điều


7. Trường hợp nào Phật khai mở cho phép nói dối mà không phạm tội:

a. Để cứu sống người và vật
b. Để tránh sự buồn khổ vô ích của người khác
c. Để sống hoà nhập vào thế tục làm lợi ích, ban vui, cứu khổ cho chúng sanh
d. Cả 3 câu trên đều đúng


8. Thế nào là người Phật tử chân chánh:

a. Ăn chay, tụng Kinh, niệm Phật và tu học phật pháp
b. Quy y Tam Bảo, giữ giới đã phát nguyện và thực hành theo 5 hạnh
c. Giữ gìn tư cách tác phong, đoàn phục chỉnh tề, ăn nói hoà nhã
d. Cúng dường Tam Bảo, làm nhiều việc thiện giúp đỡ mọi người


9. Giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ và việc làm trong sạch
là thực hành hạnh nào trong Năm hạnh:

a.  Từ bi         b. Trí tuệ          c. Thanh tịnh     d.  Hỷ xả

10. Trong bài Sám hối, từ câu “Đệ tử lâu đời … thành tâm sám hối”. Đoạn văn kinh này có ý nghĩa là:

a. Đệ tử kính lạy Phật, Pháp và Tăng
b. Nhờ ơn đức Phật, biết được lỗi lầm, xin nguyện sám hối
c. Nguyện siêng năng tu học theo lời Phật dạy để được an vui
d. Xin nguyện cứu độ thân bằng quyến thuộc và tất cả chúng sanh


11. Áp dụng Lục hoà trong tổ chức Gia đình Phật tử, ta được:

a. Sự hoà hợp yên ổn để có thể cùng nhau tinh tấn tu hành
b. Sự thân mật tương thân, tương ái không có sự mâu thuẩn và hiềm khích
c. Sự thái bình phát triển, xoá bỏ độc tài, bóc lột ức hiếp lẫn nhau
d. Sự đoàn kết nhất trí, vui vẻ, công việc chung được tiến triển tốt đẹp


12. Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân đã để lại xá lợi cho người đời sau chiêm bái và tán thán công hạnh của Ngài, đó là:

a.  Não          b. Tóc         c. Trái tim            d.  Cả 3 câu trên đều đúng

13. Phật giáo Việt Nam thời Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009) có hai vị danh tăng đã có công phát triển đất nước và xiển dương đạo Phật hưng thịnh là:

a.  Thái sư Khuông Việt và Thiền sư Pháp Thuận
b.  Pháp sư Minh Viễn và Pháp sư Đàm Nhuận
c. Thiền sư Vạn Hạnh và Thiền sư Mãn Giác
d. Thiền sư Thiền Lão và Thiền sư Huệ Linh


14. Phật giáo du nhập vào Việt Nam lúc bấy giờ tên gọi nước ta là:

a. Nam Việt              b. Giao Châu             c.  Vạn Xuân               d. Đại Cồ Việt

15. Lá cờ Phật giáo là biểu tượng của Phật giáo có mặt trên thế gian này và tượng trưng cho:

a.  Ánh hào quang của chư Phật
b. Tinh thần Từ bi và Bình đẳng
c. Hoà hợp của cộng đồng Phật giáo thế giới||
d. Cả 3 câu trên đều đúng


16. Trong truyền nhận tin có những cách nào:

a. Hai cách: Tai nghe, mắt thấy (nhìn)        c. Bốn cách: Đèn, đuốc, khói, lửa
b. Ba cách:  Cờ, còi, tù và                         d. Cả 3 câu trên đều đúng


17. Dùng dây leo lên cành cây cao khi xuống thâu hồi dây được thì dùng gút:

a. Cẳng chó               c. Ngạnh trê
b. Nối câu                  d. Ghế đơn


18. Có nhiều cách tìm phương hướng nhưng chính xác nhất là cách tìm phương hướng bằng:

a. Đồng hồ             b. La bàn          c. Mặt trời          d. Mặt trăng

19. Trong thế đánh Seamaphore, tay phải đặt ở vị trí chữ A, tay trái đánh được các chữ:

a. J và V       b. T, U và Y      c. K, L, M và N           d. P, Q, R và S

20. Dấu nào dưới đây là chỉ cho “Đợi ở đây”:



ĐÁP ÁN

1A
2C
3B
4C
5D
6A
7D
8B
9C
10B
11D
12C
13A
14B
15D
16A
17A
18B
19C
20D



BẬC TRUNG THIỆN
1. Mười điều thiện là:
       
a. Mười việc lành về thân, khẩu, ý làm lợi mình, lợi người ở hiện tại và tương lai
b. Mười điều căn bản làm người và là nấc thang đầu tiên để tiến đến quả vị Phật
c. Pháp môn tu tập được thực hiện qua thân, khẩu, ý theo hệ pháp chứng Thiên thừa
d. Cả 3 câu trên đều đúng

2. Trong Nghi thức tụng niệm, phần Ba Tự quy có ý nghĩa:

a. Để xưng tụng địa vị, công đức của Phật, Pháp,Tăng
b. Để quán chiếu và cảm ứng chư Phật trong mười phương
c. Để đưa ta về nương tựa với thể tánh thanh tịnh của mình
d. Để đưa ta thể nhập vào tâm đại bi vô lượng của chư Phật

3. Bốn pháp nào dưới đây không thuộc Đạo đế :
a. Bốn phương pháp nhiếp phục                   
b. Bốn điều thường  nhớ nghĩ
c. Bốn nương tựa cần thiết                      
d. Bốn siêng năng chân chánh     

4. Trong Tứ Diệu đế, Tập đế là:

a. Chân lý chắc thật về thực trạng đau khổ
b. Chân lý chắc thật về nguyên nhân của đau khổ
c. Chân lý chắc thật về cảnh giới sau khi chấm dứt đau khổ
d. Chân lý chắc thật về con đường đưa đến sự chấm dứt đau khổ

5. Có 8 hình tướng của sự khổ, trong đó nỗi khổ vì cứ phải gặp gỡ những thứ mình không ưa thích là:

a. Ái biệt ly khổ                                               c. Oán tắng hội khổ
b. Cầu bất đắc khổ                                         d. Ngũ ấm xí thạnh khổ   

6. Trong Tứ Nhiếp pháp, bố thí là phương pháp dễ nhiếp phục lòng người vì:
      
a. Vì tâm lý mọi người ai cũng muốn nhận hơn là cho
b. Vì bố thí có hộ pháp hỗ trợ nên mọi người dễ nhiếp phuc                              
c. Vì bố thí là pháp của Phật nên mọi người dễ nhiếp phục
d. Cả 3 câu trên đều đúng

7. Hiện tượng Nhân Quả đồng thời và Nhân Quả không đồng thời thuộc về đặc tính nào của Nhân Quả:
      
a. Nhân thế nào thì Quả thế ấy                                  
b. Trong Nhân có Quả, trong Quả có Nhân
c. Một Nhân không thể sanh ra Quả       
d. Sự phát triển nhanh và chậm từ Nhân đến Quả

8. Cổ đức dạy rằng: “Đời xưa trả báo thì chầy – Ngày nay trả báo một giây nhãn tiền”. Theo thời gian trong quả báo gọi là:
      
a. Sanh báo              b. Hiện báo               c. Hậu báo                  d. Chánh báo

9. Trong các Nghiệp dẫn dắt con người đi đầu thai, nghiệp nào vẫn còn ảnh hưởng mạnh ở kiếp sau rất khó giải trừ:
      
a. Tích luỹ nghiệp     b. Tập quán nghiệp       c. Cận tử nghiệp     d. Cực trọng nghiệp   

10. Nghiệp nào sau đây tác động cụ thể vào mọi người xung quanh:
       
a. Thân nghiệp và Ý nghiệp                           c. Thân nghiệp và Khẩu nghiệp
b. Khẩu nghiệp và Ý nghiệp                          d. Chỉ có thân nghiệp mà thôi

11.  Bốn ơn sâu nặng mà người Phật tử nên ghi nhớ để đền đáp là:
      
a. Ân Cha mẹ, Ân Ông bà tổ tiên, Ân Thí chủ, Ân Sư trưởng
b. Ân Cha mẹ, Ân Thí chủ, Ân Chúng sanh, Ân Tam Bảo
c. Ân Cha mẹ, Ân Ông bà tổ tiên, Ân Chúng sanh, Ân Tam Bảo
d. Ân Cha mẹ, Ân Thầy bạn, Ân Quốc gia xã hội, Ân Tam Bảo 


12. Theo lời Phật dạy, muốn báo hiếu cha mẹ phải chú trọng việc nào nhất:    
a. Hướng cha mẹ đến với chánh đạo để sống an lạc ở hiện tại và tương lai
b. Luôn đem lòng mong muốn làm cho cha mẹ vui vẻ, sung sướng
c. Làm cho cha mẹ hãnh diện vì những đức hạnh tốt đẹp của mình
d. Phụng dưỡng chu đáo lúc cha mẹ mạnh khoẻ cũng như khi đau ốm

13. Nguyên nhân Đức Phật chế pháp An cư Kiết hạ là gì ?
      
a. Mùa Hạ ở Ấn độ là mùa mưa gió nên các vị xuất gia không đi ra ngoài nên tập trung an cư
b. Một năm vào mùa mưa các vị xuất gia có cùng trú xứ họp nhau để suy cử thành phần lãnh đạo
c. Tập trung ôn tập giáo lý, giới luật trong 3 tháng  nhằm thăng tiến đạo nghiệp để thọ hạ lạp
d. Chú trọng đến sự thanh tịnh để tu hành, sự hành trì giới luật, và tôn trọng sự sống của các loài

14. Một trong Tứ đại khí có từ thời Phật giáo Lý – Trần được đặt ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) là bức tượng:
      
a.  Đức Phật Thích Ca                                      c. Đức Phật A Di Đà
b.  Đức Phật Di Lặc                                          d. Đức Phật Dược Sư

15. Vị Thiền sư có công thống nhất 3 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành thiền phái duy nhất Trúc Lâm Yên Tử:
     
a. Thiền sư Không Lộ                                        c. Thiền sư Thường Chiếu
b. Thiền sư Thông Biện                                     d. Thiền sư Viên Thông

16. Nguyên nhân dẫn đến cuộc vận động công khai cho tự do tín ngưỡng, công bình xã hội do Phật giáo Việt Nam chủ trương tranh đấu chống kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963 là: 

a. Yêu cầu Phật giáo được hưởng chế độ đặc biệt như các Hội truyền giáo Thiên Chúa
b. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo
c. Yêu cầu cho Tăng Ni, Phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo
d. Công điện số ngày 6.5.1963 của Tổng thống Ngô Đình Diệm về việc “Cấm treo cờ Phật giáo”

17. Vụ thảm sát tại Đài phát thanh Huế đêm ngày 8 tháng 5 năm 1963, có 8 vị Thánh tử đạo là:
      
a.  8 Đoàn sinh Gia đình Phật tử                                  c. 8 Đạo hữu, Phật tử
b.  8 Thiện nam, Tín nữ                                                d. 8 vị Tăng, Ni

18. Bài Trầm Hương Đốt trước đây có tên là :
      
a. Phạm Âm            b. Viên Âm             c. Hải Triều Âm          d. Từ Bi Âm

19. Có nhiều con đường sa ngã vào ma tuý, nhưng ở thanh thiếu niên nguyên nhân chủ yếu là:
      
a. Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
b. Tò mò, bắt chước, muốn thử cho biết
c. Muốn chứng tỏ bản thân là chịu chơi sành điệu
d. Gặp chuyện buồn chán trong gia đình, trong tình cảm

20. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, điều nào sau đây là không nên:
      
a. Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng
b. Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm gắn với nguồn điện
c. Không dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì
d. Không để vật dễ cháy gần ổ cắm, bảng điện, cầu chì

21. Để kế thừa, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em không đồng ý với ý kiến nào sau đây:
    
a. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng
b. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào
c. Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên
d. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa

22. Trong thế đánh Seamaphore, tay phải trụ ở vị trí chữ C, tay trái đánh được các chữ:

a. J và V            b. W và X                   c. T, U và Y               d. P, Q, R và S

23. Khi cứu người chết đuối dùng phương pháp hô hấp nhân tạo nào là tốt nhất:
      
a. Phương pháp nằm sấp                           
b. Phương pháp nằm ngữa 
c. Phương pháp miệng qua miệng                 
d. Phương pháp miệng qua mũi                                 

24. Đặt đồng hồ đeo tay nằm ngang thăng bằng, kim ngắn quay về hướng mặt trời. Xác định phương hướng như sau:
       
a. Cắm thẳng đứng một que nhỏ, bóng của que nhỏ là hướng mặt trời
b. Nếu tìm lúc buổi sáng thì phân giác góc từ số 12 đến kim ngắn chỉ hướng Bắc
c. Nếu tìm lúc buổi chiều thì phân giác góc từ số 12 đến kim ngắn chỉ hướng Nam
d. Cả 3 câu trên đều đúng

25. Khi dựng lều, về mặt hình thức cần chú ý đến điểm nào :
      
a. Buộc đúng nút dây                                            c. Mái lều căng thẳng
b. Cân đối, đẹp mắt                                              d. Thao tác nhanh chóng    

ĐÁP ÁN

1D
2C
3A
4B
5C
6A
7D
8B
9B
10C
11D
12A
13D
14B
15C
16D
17A
18C
19A
20B
21D
22C
23A
24D
25B






ĐỀ THI VIẾT VÀ ĐÁP ÁN BẬC  TRUNG THIỆN


   Số
TT
NỘI DUNG CÂU HỎI
TRẢ LỜI
    1                
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, sự kiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nhân bản, bình đẳng, vô ngã và từ bi. Đó là sự kiện nào?
Đức Phật
Thành đạo
    2                
Phương pháp Niệm Phật có thể áp dụng được mọi lúc, mọi nơi là phương pháp gì?
Quán Niệm
    3                
Theo Tứ Diệu đế, sự khổ của thế gian xét theo nguyên nhân và mức độ có 3 loại, trong đó khổ vì duyên sinh gọi là gì?
Hành khổ
    4                
Quốc hiệu của nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau 1000 năm bị Bắc thuộc là gì?
Đại Cồ Việt
    5                
Vị Thiền Sư được xem là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn và có nhiều đóng góp trong việc xây dựng triều đại nhà Lý, tên gọi của vị Thiền sư là gì?
Thiền sư
Vạn Hạnh
    6                
Vị Bồ tát thường hầu bên tay phải đức Phật Thích Ca, ngài cưỡi voi trắng 6 ngà tượng trưng cho sức mạnh các hạnh nguyện vị tha rộng lớn, đó là vị Bồ tát nào?
Bồ Tát
Phổ Hiền

    7                
Tác phẩm nổi tiếng của Anh Võ Đình Cường viết về đức Phật có tên là gì?
Ánh đạo vàng
    8                
“…Tôi với em không hề quen biết – Xót xa nhiều khi viết đến tên em.   Vì đại nghĩa, máu em đã hoà thêm – Thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên…”.    Đó là những ca từ trong một bài hát của Nguyễn Hiền ca ngợi gương hy sinh vì Đạo pháp của một đoàn sinh thiếu nữ  GĐPT là ai?
Quách Thị Trang

    9                
Tổ đình ở miền Trung do Tổ Liễu Quán, dòng Lâm Tế đời thứ 35 khai sáng tên gọi là gì?
Tổ đình
Thuyền Tôn
  10              
Trong phần khai lễ của Nghi thức tụng niệm, phần này là giây phút yên lặng, giữ tâm ý trong sạch để quán chiếu thân Phật và cảm ứng chư Phật trong mười phương gọi là gì?
Quán tưởng
          

    
BẬC CHÁNH THIỆN
 
1/- Trong kinh Chuyển Pháp luân, Bát Chánh đạo được đức Phật tuyên bố là: 

a. Con đường không đi lệch vào hưởng thụ dục lạc cũng không khổ hạnh ép xác
b. Con đường được xây dựng trên mối liên hệ nhân quả giữa diệt khổ và biện pháp diệt khổ
c. Con đường duy nhất chấm dứt khổ đau đưa đến giải thoát hạnh phúc và thành tựu tuệ giác
d. Con đường giúp cho người thực hành thoát khỏi mọi sự ràng buộc nơi các cảm thọ của chính mình


2/- Đêm trước khi thành Đạo, Thái tử Tất Đạt Đa chứng quả Lậu Tận Minh, nghĩa là lúc đó Ngài đã: 

a. Thấy rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ
b. Thấy rõ kiếp trước của mình và của muôn loài trong tam giới
c. Thấy rõ tất cả tâm ý của chúng sanh không một vật chi ngăn ngại
d. Thấy rõ tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó


3/- Sự trở lại một đời sống mới hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn, hoặc như cũ trong lục đạo sau khi đã kết thúc một chu kỳ sống, gọi là:

a. Đầu thai                                          c. Luân hồi                   
b. Tái sinh                                           d. Cả 3 câu trên đều đúng


4/- Trong Thập nhị nhân duyên, chi phần nào dù được đánh giá là tâm lý tiêu cực hay tích cực nó vẫn là động lực âm thầm chi phối tất cả những chi phần khác: 

a. Hành              b. Vô minh                c. Ái                   d. Thủ

5/- Tôn trọng sự thật là yếu tố then chốt đầu tiên để thực hành:  

a. Chánh Kiến                                                c. Chánh Ngữ              
b. Chánh Tư duy                                            d. Chánh Niệm


6/- Người phật tử phải tin như thế nào mới đúng theo chánh tín của Phật giáo: 

a. Tin, vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở và được nhiều người truyền tụng
b. Tin, vì điều đó đã được suy xét, thực nghiệm kỹ càng, thấy đúng và lợi mình, lợi người
c. Tin, vì điều đó thuộc về truyền thống được lưu truyền từ xưa đến nay
d. Tin, vì điều đó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ, phù hợp với lập trường của mình


7/- Giáo lý nào dưới đây hoàn toàn không do đức Phật nghĩ ra mà Ngài chỉ là nhận biết được sự thật của nó và thuyết giảng lại một cách chính xác mà thôi: 

a. Lý Nhân quả                                            c. Lý duyên khởi          
b. Lý Vô thường                                          d. Cả 3 câu trên đều đúng


8/- Theo quan niệm của đạo Phật, lời Phật dạy được ghi lại vào đâu:
a.  Kinh tạng                                                c. Luận tạng                 
b. Luật tạng                                                 d. Cả 3 câu trên đều đúng             


9/- Thực hành Tứ Niệm xứ, nhờ công phu quán chiếu trên đề mục nào mà chúng ta nhận thấy sự tham đắm năm món dục lạc không những gây chướng ngại trên đường tu học mà còn tạo nhiều khổ đau cho thân tâm: 

a. Quán chiếu thân thể                                                 
b. Quán chiếu cảm thọ
c. Quán chiếu tâm ý                                                     
d. Quán chiếu các pháp


10/- Vì muốn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh và muốn phát khới những điều thiện chưa phát sinh mà siêng năng tinh tấn. Đó là 2 chi của:

a. Tứ Niệm xứ                                                   c. Tứ Như ý túc
b. Tứ Chánh cần                                               d. Tứ Nhiếp pháp


11/- Thế nào là đang sống trong chánh niệm và tỉnh thức: 

a. Không để cho bất cứ một hành động, một lời nói và ý nghĩ nào đi ra khỏi sự kiểm soát và giác tỉnh của tâm ý
b. Ý thức sự có mặt của tâm ý một cách trọn vẹn, tự chủ và sáng tỏ ngay trong mỗi giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây
c. Lắng yên và ngưng tất cả các vọng niệm, loạn tưởng để cho tâm ý được định tĩnh sáng tỏ
d. Ý thức những gì đang có mặt, đang xảy ra trong ta và chung quanh ta


12/- Giáo lý Thập nhị nhân duyên giải thích về:

a. Nguyên nhân của sự luân hồi và đau khổ
b. Lý thuyết về nguồn gốc của đời sống
c. Tiến hoá từ khởi thuỷ của vũ trụ
d. Cả 3 câu trên đều đúng


13/- Trong Tứ Nhiếp pháp, phương pháp nào nhiếp hoá người khác cao nhất đem lại lợi ích căn bản, hiệu quả và lâu bền là: 

a. Bố thí               b. Ái ngữ           c. Lợi hành            d. Đồng sự

14/- Trong Nghi thức quá đường Tu Bát quan trai giới, khi ăn phải quán tưởng 5 pháp quán. Nội dung của pháp quán thứ hai là: 

a. Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này
b. Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật
c. Con nguyện nỗ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này 
d. Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ, con thọ dụng những thức ăn này


15/- Mười điều thiện do tuỳ cách diễn nghĩa theo các phương diện ứng dụng mà có tên gọi khác nhau. Theo đó, căn cứ trên mười điều thiện ấy để thành tựu phước báu nhân thiên và con đường Thánh đạo thì gọi là:

a. Thập Thiện                                                  c. Thập Thiện Giới         
b. Thập Thiện Nghiệp                                     d. Thập Thiện Pháp


16/- Nhà lãnh đạo thời Nguyễn có tài trị nước an dân, mở mang bờ cõi và chấn hưng Phật giáo Việt Nam là: 

a.  Chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) 
b. Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
c. Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ (1725-1739)                             
d. Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765)


17/- Theo cơ cấu tổ chức GHPGVN, Phân Ban GĐPT hiện nay trực thuộc Ban nào: 

a. Ban Tăng sự                                         c. Ban Hướng dẫn Phật tử      
b. Ban Hoằng pháp                                   d. Ban Văn hoá


18/- Tên ngôi chùa cổ với tháp Phước Duyên đã trở thành hình ảnh tượng trưng choThành phố Huế là: 

a. Chùa Báo Quốc                                    c. Chùa Linh Mụ             
b. Chùa Từ Đàm                                       d. Chùa Thuyền Tôn


19/- Vị Thánh tử đạo là đoàn sinh GĐPT, trước khi tự thiêu đã để lại 3 bức thư cùng chiếc áo lam với đầy đủ huy cấp hiệu là:

a. Đào Thị Yến Phi                                   c. Đào Thị Tuyết             
b. Nguyễn Thị Vân                                   d. Nguyễn Thị Huệ


20/- Sai lầm mà nhiều người mắc phải trong lúc tập thể dục thể thao là:

a. Thở nhanh và nông
b. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng
c. Uống một ít nước trước, trong và sau khi tập
d. Hít thở sâu làm tăng lượng oxy và giảm oxit cacbon bơm vào múi cơ


21/- Em không nên làm điều gì sau đây khi sơ cấp cứu cho nạn nhân bị té ngã gãy xương:

a. Gọi điện thoại cấp cứu ngay
b. Trấn an và xoa dịu nạn nhân
c. Giải tán đám đông tụ họp
d. Vận chuyển nạn nhân ra khỏi nơi xảy ra tai nạn


22/- Quan niệm và thái độ đối với người nhiễm HIV/ADIS như thế nào là đúng:

a. HIV là tệ nạn xã hội và người nhiễm HIV là các đối tượng tệ nạn
b. HIV rất dễ lây truyền nên không được giao tiếp với người nhiễm HIV
c. HIV là một bệnh truyền nhiễm và người nhiễm HIV chỉ là người bệnh
d. HIV không có thuốc chữa trị nên cần cách ly người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng


23/- Sau khi đã ra Dự lệnh để hô khẩu hiệu của GĐPT, người điều khiển hô to “Phật tử”, đó là:

a. Khẩu lệnh                                                c. Động lệnh của khẩu lệnh
b. Động lệnh                                               d. Cả 3 câu trên đều đúng


24/- Bài “Phật giáo Việt Nam” của Huynh trưởng Lê Cao Phan được sáng tác thời kỳ nào:

a. Tổng hội Phật giáo Việt nam                                  
b. Hội Phật giáo Thống nhất Việt nam
c. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất                
d. Giáo hội Phật giáo Việt Nam


25/- Thực tập Chánh niệm liên hệ với Bốn Tâm vô lượng để đối trị lòng đố kỵ, ganh ghét là:

a. Nhớ tìm cách cho vui                                       
b. Nhớ làm vơi nỗi khổ 
c. Nhớ giữ lòng hoan hỷ                                                    
d. Nhớ học hạnh xả buông


26/- Các loại gút nào thuộc nhóm gút buộc, treo, kéo:

a. Dẹp, Dệt, Đầu dây                                                    
b. Quai chèo, Néo, Mỏ neo 
c. Cẳng chó, Ghế đơn, Ghế Anh                                         
d. Nối câu, Ngạnh trê, Thòng lọng


27/- Các thế cá nhân trong các hình thức tập họp bao gồm:

a. Nghiêm, nghiêm có gậy, nghỉ, nghỉ tự do, nghỉ có gậy, nghỉ không gậy, chào
b. Nghiêm, nghiêm không gậy, nghiêm có gậy, nghỉ, nghỉ tự do, nghỉ có gậy, chào
c. Nghiêm, nghiêm có gậy, nghỉ, nghỉ tự do, nghỉ có gậy, chào có gậy, chào không gậy
d. Nghiêm, nghiêm có gậy, nghỉ, nghỉ tự do, nghỉ có gậy, chào, chào có gậy


28/- Trong thế đánh Seamaphore, tay phải trụ ở vị trí chữ D, tay trái đánh được các chữ:

a. J và V           b. W và X           c. T, U và Y           d. P, Q, R và S

29/- Mùa thu và mùa đông mặt trời mọc và lặn ở hướng nào:

a. Mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây
b. Sáng mọc ở hướng Đông, trưa ở hướng Nam, chiều lặn ở hướng Tây
c. Mọc ở hướng Đông Nam và lặn ở hướng Tây Nam
d. Mọc ở hướng Đông Bắc và lặn ở hướng Tây Bắc


30/-Thứ tự các bước dựng lều là:

a. Đặt gậy, trải lều, đóng cọc, cột dây, dựng lều
b. Đặt gậy, trải lều, cột dây, đóng cọc, dựng lều
c. Trải lều, cột dây, đặt gậy, đóng cọc, dựng lều
d. Trải lều, đặt gậy, đóng cọc, cột dây, dựng lều


ĐÁP ÁN


1C
2A
3D
4B
5A
6B
7D
8A
9C
10B
11A
12A
13D
14C
15B
16B
17C
18C
19B
20A
21D
22C
23D
24A
25C
26B
27D
28A
29C
30D

5 nhận xét: