Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

GĐPT TÂN THÁI

LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TÂN THÁI


     
        Theo bước chân cha ông đem quân đi mở cõi. Các bậc tiền hiền, tiền nhân công đức đã khai sinh làng mới Tân An xã, về sau đổi thành TÂN THÁI. Đình, Làng, Miếu, Võ...quần thể văn hoá của nhân dân cũng được các bậc tiền nhân khai canh, khai cư khởi công xây dựng...
Đình là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân thời xưa.
Chùa làng Tân Thái lúc bấy giờ chỉ là một thảo am nhỏ được xây dựng bằng vách nứa, tranh tre mang tín ngưỡng truyền thống thuần Việt, là nơi để dân làng cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu... Ngoài ra thì chưa có một hệ thống kinh sách,  giáo lý Phật Pháp nào truyền bá nơi vùng quê biển mặn êm ả, khô cằn này.
Thời đó, mang chân lý Phật Đà đến với làng quê là cả một sự cố gắng và dấn thân của các bậc tiền nhân công đức, các vị sáng lập viên, các bác, các anh chị thiện trí thức có tâm huyết với Phật Giáo.

1959-1960: SỰ HÌNH THÀNH KHUÔN HỘI VÀ GĐPT TÂN THÁI

Ngôi thảo am lúc bấy giờ đã được xây dựng bằng đá trái hình tròn, lợp ngói âm dương, nhưng vẫn còn chật hẹp, không đủ nơi để sinh hoạt tu học.
Vợ chồng Bác Lê Văn Ngãi, Ngô Thị Mua đã tự nguyện biến ngôi nhà của mình làm Niệm Phật Đường.
Từ đó, nơi đây đã hình thành khuôn hội Phật giáo Tân Thái và Gia đình Phật tử Tân Thái. Ánh đạo Vàng từ đây đã thật sự ươm chồi, nẩy lộc trên làng quê Tân Thái.
Theo lời thỉnh cầu của địa phương, Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo QN-ĐN đã cử Hòa thượng Thích Quang Thể (lúc ấy là Đại đức), Bác Phạm Văn Siêu, Bác Tâm Trí Trần Trân, Anh Nguyễn Khắc Từ về tại Niệm Phật Đường để nói về con đường truyền bá đạo Phật vào Việt Nam cũng như sự hình thành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và nhiệm vụ truyền thừa Chánh Pháp của Tăng sĩ, Cư Sĩ.
- Hòa Thượng Thích Quang Thể thay mặt Ban trị sự tỉnh hội tán dương công đức của toàn thể đạo hữu Phật tử Tân Thái đã có công vận động thành lập khuôn hội.
- Bác Phạm Văn Siêu, Bác Tâm Trí Trần Trân nói về con đường Truyền bá đạo Phật vào Việt Nam và sự hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
- Anh Nguyễn Khắc Từ nói về sự hình thành của GĐPT Việt Nam nhằm duy trì đạo đức và xây dựng chánh tín cho thế hệ trẻ Việt Nam trở về Chân Thiện Mỹ của các vị sáng lập là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Đinh Văn Nam (nay là Hòa thượng Thích Minh Châu), Nguyên Hùng Võ Đình Cường. Từ đây Khuôn hội PG Tân Thái được hình thành (1958)
- Bác Trần Đăng Nguyên (Ông Chánh Nghị) được cử làm Khuôn hội trưởng – ngoài ra còn có các  bác: Phó Am, Điển Hoằng, Xã Lương, Điển Quang, Xã Ký, Hương Thậm, Hương Miễn, Lê Văn Hương, Lê Văn Ngãi, Đặng Văn Kha, Lê Văn Sau, Trần Văn Tân, Bà Tư, Bà Diện, Bà Côi, Bà Tú, Bà Hương Nhi, Bà Nhì, Bà Giọng, Ngô Thị Mua..
1959, cũng thời gian này, Bác Lê Văn Hương khởi xướng thành lập Gia đình Phật tư, cùng tham gia có các anh Lê Văn Sáu; Mai Đăng Cần; Phạm Gia Thoải; Huỳnh Minh Thông; Võ Văn Khởi; Lê Văn Lộc; Huỳnh Hải Tứ; Trần Văn Cư; Nguyễn Văn Thanh. Và sau đó mời anh Nguyễn Văn Trình về trình bày qua hệ thống tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. 
- Bác Lê Văn Hương được cử làm Gia trưởng.
- Anh Lê Văn Sáu được cử làm Liên Đoàn Trưởng.
Gia trưởng và Liên đoàn Trưởng được đề cử để hình thành GĐPT Tân Thái bước đầu thôi. Chứ thực sự đi vào hoạt động thì chưa thể  vì Đòan sinh chưa có, huynh trưởng thì chưa qua huấn luyện.
Từ sự tập hợp đội ngũ ban đầu của các anh chị, số lượng chưa quá 10 người. Nhưng những chủng tử bồ đề ấy đã mang nặng sứ mệnh thiêng liêng, vận động tầng lớp thanh – Thiếu niên ở địa phương dần dần đến với lý tưởng Áo Lam Sen Trắng.
Mãi đến một năm sau (1960), Ban Huynh trưởng Gia đình mới hình thành đầy đủ

 BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM 1959-1960

Gia trưởng: Bác Lê Văn Hương
Liên đoàn trưởng: Anh Lê Văn Sáu
Thư ký: Anh Huỳnh Minh Thông
Thủ quỹ: Anh Trần Văn Cư
Nam Phật tử: Anh Mai Đăng Cần
Thiếu Nam: Anh Võ Văn Khởi, Anh Nguyễn Văn Thanh
Thiếu Nữ: Chị Đoàn Thị Mậu
Oanh vũ Nam: Anh Lê Văn Lộc
Oanh vũ Nữ: Anh Huỳnh Hải Tứ


H.tr Võ Văn Khởi cùng đoàn sinh ngành Thiếu

BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM 1961-1962

Gia trưởng: Anh Nguyễn Văn Nại
Liên đoàn trưởng: Anh Lê Văn Kích
Thư ký: Anh Huỳnh Hải Tứ
Thủ quỹ: Chị Đoàn Thị Mậu
Nam Phật tử: Anh Huỳnh Minh Thông, Mai Đăng Cần, Trần Văn Cư
Thiếu Nam: Anh Lê Văn Sáu, Võ Văn Khởi, Nguyễn Văn Thanh,
                    Phan Ngọc Phùng
Thiếu Nữ: Chị Đoàn Thị Mậu (kiêm)
Oanh vũ Nam: Anh Lê Văn Lộc, Lê Văn Cảnh
Oanh vũ Nữ: Chị Trần Thị Ngữ, Trần Thị Để

Tháng 10/1961 (PL 2505) Ban Hướng dẫn Đà Nẵng tổ chức Trại huấn luyện sơ cấp Lộc Uyển tại chùa Pháp Lâm. Các anh Võ Văn Khởi, Nguyễn Văn Thanh, Lê Văn Lộc tham gia trại Huấn luyện nầy, đây cũng là 3 thành viên dự trại đầu tiên của GĐPT Tân Thái.

Các anh Nguyễn Văn Nại, Anh Lê Văn Kích tuy mới tham gia sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Tân Thái trong một thời gian rất ngắn, nhưng được sự tín nhiệm của anh em Huynh trưởng thời bấy giờ, nên được đề cử giữ chức vụ Gia trưởng và Liên Đoàn Trưởng. Nhưng chưa tròn một năm sau – Có lẽ Gia đình Phật tử chưa phải là nơi để các anh hoạt động cho mục đích riêng của mình. Hơn nữa, anh chị em Huynh trưởng không dễ gì bị lợi dụng cho nên các anh đã nghỉ sinh hoạt, tự lìa khỏi tổ chức. 
Một sai lầm lớn của anh em Huynh trưởng thời bấy giờ là đã suy cử hai chức danh Gia Trưởng và Liên Đoàn Trưởng để rồi bị hụt hẫng. Cũng may sao sự việc chưa đến nỗi trầm trọng.
Bác Lê Văn Hương lại một lần nữa gánh vác chức danh Gia trưởng, anh Huỳnh Minh Thông đảm trách Liên Đoàn Trưởng trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM 1963-1964

Gia trưởng: Bác Lê Văn Hương
Liên đoàn trưởng Nam: Anh Huỳnh Minh Thông
Liên đoàn trưởng Nữ: Chị Đoàn Thị Mậu
Thư ký: Anh Huỳnh Hải Tứ
Thủ quỹ: Anh Nguyên Văn Mua
Nam Phật tử: Anh Lê Văn Sáu, Mai Đăng Cần,
Thiếu Nam: Anh Võ Văn Khởi, Trần Văn Cư
Thiếu Nữ: Chị Hồ Thị Mười, Trần Thị Ngữ, Lê Thị Tám
Oanh vũ Nam: Anh Lê Văn Lộc, Ngô Văn Thì,
                        Võ Nhật Tứ, Lê Quang Chinh
Oanh vũ Nữ: Chị Trần Thị Ngữ, Anh Nguyễn Văn Thanh,
                       Huỳnh Văn Cử, Lê Ngọc Hùng

20/8/1963: Chính quyền Ngô Đình Diệm với mưu đồ manh nha triệt hạ Phật Giáo, nên từ cơ sở phường xã, đảng Cần Lao Nhân Vị đã truy lùng bắt bớ một số các bác Đạo hữu và các anh Huynh trưởng: Lê Văn Hương, Lê Văn Ngãi, Lê Văn Sau, Lê Văn Sáu, Lê Văn Lộc, Huỳnh Văn Cử đưa vào các nhà giam ở Đà Nẵng. Qua biến cố 1/11/1963 lật đổ chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, các bác, các anh được trở về đoàn tụ trong nước mắt và đã tạo thêm ý chí kiên cường bất khuất cho người Phật tử, biết hy sinh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ đạo pháp.Cũng qua biến cố này, một số anh chị vì niềm tin chưa vững, lý tưởng chưa cao, vì tác động của xã hội nên người vào quân ngũ, người rời bỏ tổ chức, đoàn Nam Phật tử cũng từ đây vắng bóng.

Trại họp bạn ngành Thiếu 1964:

Kể từ năm 1960, sau khi Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc tổ chức tại Nha Trang bất thành vì giờ cuối bị chính quyền ngăn cản. Trong thời gian “chờ đợi một ngày gặp gỡ khác thuận tiện hơn”, ngành Thiếu GĐPT Việt Nam đã sinh hoạt, phát triển và luôn biểu thị sức sống.
Từ ngày 14-17/3/1964 tại Tổ đình Sắc tứ Thiên Ấn - Quảng Ngãi đã diễn ra Trại họp bạn ngành Thiếu liên tỉnh Quảng Nam (Đà Nẵng), Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định (ĐÀ-NAM-NGÃI-BÌNH-TÍN) do Ban Hướng dẫn GĐPT Trung phần tổ chức. Hồi đó, tất cả trại sinh đến Thiên Ấn đều không quên câu ca dao:
"Ông Thầy đào giếng trên non
Đến khi có nước không còn tăm hơi..."

Tham gia trại lần nầy GĐPT Tân Thái có các anh Lê Văn Sáu, Huỳnh Hải Tư, Lê Văn Lộc lần đầu tiên tham dự Trại họp bạn tầm cỡ.
- Trại trưởng: Anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường
- Trại phó: Chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc
Ngoài ra còn có quý thầy ở trung ương về dự:
-  Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
- Thượng Tọa Thích Thiện Minh – Tổng vụ Thanh Niên

Phải nói rằng sự tổ chức của quý anh chị Ban hướng dẫn Trung ương quá quy mô và chu đáo từ hình thức đến nội dung  đã gây được nhiều ấn tượng sâu sắc đến từng trại sinh. Trại này bài hát Cùng về Thiên Ấn của huynh trưởng Xuân Lâm - Bình Định được chọn làm Trại ca.
Ngoài ra còn có nhiều bài hát được phổ biến tại đất trại như:

"Bạn từ Quảng Nam mang nước sông Hàn,
Chị từ Quảng Tín hương lúa vàng dâng,
Bạn từ Quảng Ngãi mía xanh hương đời,
Bình Định dừa ngon vang tiếng sóng reo
Vai mang ba lô vượt núi đồi sông
Đem hương hoa Lam về dưới đài sen
Để tô thắm ánh đạo Từ bi
Bạn cùng ta về xây mái nhà Lam..." 

Chùa Thiên Ấn - Trại họp bạn ngành Thiếu Đà-Nam-Ngãi-Bình-Tín 1964

BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM 1965-1966

Gia trưởng: Bác Lê Văn Ngãi
Liên đoàn trưởng: Anh Huỳnh Hải Tứ
Thư ký: Anh Nguyễn Văn Thanh
Thủ quỹ: Anh Nguyên Văn Mua
Nam Phật tử: Anh Lê Văn Sáu, Mai Đăng Cần,
Thiếu Nam: Anh Võ Văn Khởi, Trần Văn Cư
Thiếu Nữ: Chị Đoàn thị Mậu, Hồ Thị Mười, Trần Thị Ngữ
Oanh vũ Nam I: Anh Lê Văn Lộc, Ngô Văn Thì,
                         Võ Nhật Tứ, Lê Quang Chinh
Oanh vũ Nam II: Anh Lê Văn Cảnh, Nguyễn Văn Hoàng
                          Ngô Văn Thức, Võ Văn Diện
Oanh vũ Nữ I: Chị Trần Thị Để, Trần Thị Buôn 
                          Anh Trần Văn Nhứt
Oanh vũ Nữ II: Chị Lê Thị Tám, Anh Lê Ngọc Hùng
                         Anh Lê Văn Đại
Sau vụ đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, số lượng đoàn sinh ngày một đông thêm, nên gia đình phải bố trí Huynh trưởng chia 2 đoàn Oanh vũ Nam và 2 đoàn Oanh vũ Nữ.

Đoàn Oanh vũ Nam GĐPT Tân Thái - 1965

Hồi đó, các bác, các anh (Hương; Ngãi; Sau; Sáu; Lộc; Cử) được vinh dự mời về chùa Từ Đàm Huế gặp mặt (những Phật tử bị tù đày dưới chế độ độc tài) và tham quan triển lãm về sự đàn áp dã man của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo. Triển lãm gồm:
- Mô hình 9 hầm giam của Ngô Đình Cẩn.
- Hình ảnh đàn áp và sự hy sinh các thánh tử đạo tại Đài Phát thanh Huế.
- Mô hình bắt các Phật tử bỏ vào bao bố bỏ xuống biển.
- Hình ảnh tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức và nhiều Tăng Ni Phật tử khác.
- Biểu tình của sinh viên học sinh, đồng bào Phật tử chống độc tài, cái chết của Quách Thị Trang, tự thiêu của Huynh Trưởng Đào Thị Yến Phi, Nhất Chi Mai, Nguyễn Đại Thức và bao nhiêu Thánh tử đạo khác.

Văn nghệ Hương Lam:
Truyền thống văn hóa, văn nghệ như đã có sẵn trong tiềm thức mỗi người dân làng Tân Thái. Như đã truyền thừa được giòng máu đoàn tuồng TÂN CA BANG từ các bác Trương Nhung, Lê Văn Ngãi, Trần Văn Tân,Trần Đăng Sơn,Lê Quang Nam, Lê Văn Nho, Nguyên Văn Nuôi, Đặng Văn Kha trong khuôn hội đã sáng lập ra đoàn Tuồng và từng lưu diễn khắp nơi.
Gia Đình Phật Tử Tân Thái ít nhiều cũng thấm nhuần được truyền thống ấy. Hiện nay đang rộ lên phong trào tân nhạc có các anh chị Lê Quang Ba, Trần Văn Cư, Trần Thị Để, Lê Văn Đại, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Hữu Thuần, Phan Văn Tuyết, Phan Văn Sương, Phùng Văn Nho, Huỳnh Văn Hưng, Trần Thị Ngữ, Lê Thị Tám...Những nghệ sĩ cây nhà lá  vườn guitar, mandoline cũng làm ra trò, tập dượt một chương trình văn nghệ chủ yếu là đơn ca, tốp ca, còn múa thì chị Trần Thị Ngữ tập vài điệu cho thiếu nữ, anh Nguyễn Văn Thanh cũng hăng say không kém, đã tập múa Đêm Lam Sơn cho Oanh Vũ. Vậy mà cũng bạo gan đứng ra tổ chức một đêm văn nghệ “Hương Lam” do Gia Đình Phật Tử Tân Thái biểu diễn lại còn bán vé nữa mới ghê chứ!

Để chuẩn bị đêm diễn, Oanh vũ nam thì Trần Nhơn, Đặng Văn Xuân, Lê Văn Ba, Võ Văn Mẫn, Phan Văn Bé tự tập vũ khúc ANÔMA lấy cạt-tông vẽ ngựa sơn màu, rồi mỗi đứa một con kẹp giữa 2 chân và nhảy tới nhảy lui như ngựa phi. Ngoài các tiết mục ca múa các anh chị huynh trưởng còn tập vở kịch nói “MÙA GẶT ÁC” của tác giả Võ Đình Cường. Các anh Phan Phụng, Võ Văn Khởi, đóng vai chính, bác Kha nhắc tuồng đứng bên cánh gà, anh Trần Nhơn lúc đó cũng đang chờ tới tiết mục mình là hợp ca "Nguyện cầu" do anh Trần Văn Cư tập, nên đang ở bên bác Kha. Chứng kiến cảnh hai vai chính Võ Văn Khởi và Phan Phụng đấu kiếm mà muốn thót tim, kẻ đâm qua, người đâm lại sợ bể dĩa nên cứ nhường nhau. Đến đoạn cuối theo kịch bản thì một trong hai người phải ngã xuống. Nhưng có lẽ diễn viên nhập vai bị quên nên không ai ngã xuống. Vậy là anh Phan Phụng nói với anh Võ Văn Khởi “anh ngã xuống đi” còn anh Khởi thì cũng bảo anh Phụng “anh ngã xuống đi” cứ thế không biết ai ngã xuống đây? Thôi đành kéo màn cho qua quận, sau hậu trường 2 nghệ sĩ Phan Phụng và Võ Văn Khởi thay đồ hóa trang mà cười sặc sụa.

BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM  1967-1968

     Gia Trưởng: Bác Lê Văn Ngãi
      Liên Đoàn Trưởng: Anh Nguyễn Văn Thanh
      Thư Ký: Anh Trần Văn Nhứt
      Thủ quỹ: Anh Nguyễn Văn Mua
      Thiếu Nam: Anh Võ Văn Khởi, Anh  Huỳnh Văn Cử
      Thiếu Nữ: Chị Lê Thị Tám, Chị Trần Thị Biên
      Oanh Vũ Nam: Anh Đoàn Văn Tư, Anh Ngô Văn Thức.
      Oanh Vũ Nữ: Anh Nguyễn Văn Hoàng, Huỳnh Văn Thanh, Lê Văn Đại.

Thời gian này các anh: Khởi, Mua, Thanh, Nhứt, Cử, Hoàng, Tư thay phiên nhau vào quân trường làm sứ mệnh người thanh niên thời chiến và sau đó các anh đều trở về phục vụ tại nguyên quán nên đội ngũ Huynh trưởng vẫn được duy trì ổn định.
Từ ngày 22 – 25/6/1967 Ban Hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng tổ chức Trại Huấn luyện ANOMA – NILIÊN.

Ban quẢn trẠi gỒm:
Trại trưởng: Anh Nguyễn Văn Chức.
Trại Phó Nam: Anh Nguyễn Công Hiến.
Trại Phó Nữ: Chị Đỗ Thị Kim Phương.
Thư ký: Anh Phan Ngọc Vũ, Anh Võ Hữu Ánh.
Đời sống trại: Anh Lê Quang Mẫn, Anh Trần Văn Dưỡng.
BAN GIẢNG HUẤN
Thượng tọa Thích Tài Quang, Đại Đức Thích Từ Mẫn.
Huynh Trưởng Nguyễn Văn Chức, Lê Quang Mẫn, Nguyễn Công Hiến, Phạm Văn Sắc, La Thành Tỵ, Nguyễn Hải, La Thị Bích Vân, Lê Mai.
Đơn vị Gia Đình Phật Tử Tân Thái tham dự trại nầy có: Trần Nhơn, Huỳnh Văn Chỉ, Lê Thị Hai.

BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM  1969-1970

Gia Trưởng: Bác Lê Văn Ngãi
Liên Đoàn Trưởng: Anh Võ Văn Khởi
Thư ký: Anh Trần Văn Nhứt.
Thủ quỹ: Anh Nguyễn Văn Mua
Thiếu Nam: Anh Trần Văn Cư, Anh  Huỳnh Văn Cử
Thiếu Nữ: Anh Nguyễn Văn Thanh, Anh Lê Văn Đại
Oanh Vũ Nam: Anh Đoàn Văn Tư, Anh Nguyễn Văn Hoàng
Oanh Vũ Nữ: Anh Võ Văn Tri, Anh Huỳnh Văn Thanh.

1970 - Tham gia Đại Hội Dũng tại thành phố Đà Nẵng do Ban hướng dẫn Đà Nẵng tổ chức thời gian 1 tuần lễ. Gồm các bộ môn Điền kinh – Thể Thao xe đạp – Bóng chuyền – Bóng rổ - Bóng bàn – Vũ cầu – Đi bộ....
Đội bóng chuyền của Gia đình gồm các anh Trần Văn Cư, Võ Văn Khởi, Võ Văn Tri, Phạm Văn Hải, Phạm Văn Đợi, Phùng Văn Lô,  Nguyễn Văn Hạnh đã thi đấu rất nhiệt tình và sôi nổi.  Nhờ sự cố gắng và nỗ lực, Gia Đình Phật Tử Tân Thái đã đoạt cúp vô địch bóng chuyền trong đại hội này.
Cũng trong năm này, GĐPT Tân Thái Tham gia Đại hội Hiếu ngành Oanh do Ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng tổ chức tại Trung Tâm Nguyễn Hiền.
- Đoạt giải nhất trò chơi lớn – Ráp Cờ.
- Đoạt giải Nhất Đơn ca – Bông Hồng Cài Áo.


H.tr Võ Văn Khởi-Liên đoàn trưởng (trái), H.tr Trần Văn Nhứt (phải)
cùng các em đoàn sinh Oanh vũ Nữ GĐPT Tân Thái


BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM  1971-1972

Gia trưởng: Bác Đặng Văn Kha
Liên đoàn trưởng: Anh Võ Văn Khởi
Thư ký: Anh Trần Văn Nhứt.
Thủ quỹ: Anh Nguyễn Văn Mua
Thiếu Nam: Anh  Huỳnh Văn Cử, Anh Nguyễn Văn Thanh
Thiếu Nữ: Anh Trần Văn Nhứt, Anh Võ Văn Tri
Oanh vũ Nam: Anh Đoàn Văn Tư, Anh Hùynh Văn Chỉ
Oanh vũ Nữ: Anh Nguyễn Văn Hoàng, Anh Lê văn Đại

1971 - Tham gia Trại Kiền Trắc I – Họp bạn ngành Thiếu tại Lăng Cô do Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng tổ chức.

Phù hiệu Trại họp bạn ngành Thiếu - Kiền Trắc 1971

Đơn vị cử 1 đội Thiếu Nam gồm có: Huỳnh Văn Chỉ, Lê Văn Xuân, Lê Văn Sơn, Huỳnh Văn Giám, Phùng Văn Đấu, Ngô Văn Tửu, Phạm Văn Hảo và một chúng Thiếu Nữ gồm: Lê Thị Năm, Lê Thị Sa, Huỳnh Thị Mãng, Hà Thị Tình, Nguyễn Thị Thương.
Đơn vị phải đi tàu hỏa đến ga Lăng Cô và di chuyển đến đất trại, Trên đường đi gặp phải trời mưa anh em ướt như chuột lột.
Đến được đất trại, trời càng mưa to, không nấu cơm được nên Huynh trưởng Huỳnh Văn Cử phải đi liên hệ nhờ nhà dân để nấu cơm. Hành trình đi liên hệ nhà dân thật gian nan vì quanh khu đất trại đều là xóm đạo. Nhưng cuối cùng cũng gặp được quý nhơn phù hộ, gia đình cùng chung lý tưởng giúp đỡ nên những bữa ăn được ngon miệng.
Huyền thoại Voi Trắng 6 chân:
Kỳ trại này có rất nhiều tiết mục thi đua: hóa trang, đóng lều nhanh, nấu ăn, cắm hoa, văn nghệ, trò chơi lớn.
Nhưng riêng đơn vị Tân Thái hầu như không tham gia gì hết, vì đâu có chuẩn bị cho tiết mục nào. Vậy mà có một kỷ niệm mà chúng tôi không quên đó là “Huyền thoại Voi trắng 6 chân”.
Số là giờ thi đua hóa trang, theo lệnh Ban Quản trại mỗi đơn vị chuẩn bị cho đề tài hóa trang của mình hầu như đơn vị nào cũng chuẩn bị rất chu đáo. Riêng đơn vị Tân thái, giờ đó bí quá, Phi Anh lấy ra trắng phủ kín đầu, lấy tay quấn vải trắng làm vòi, Hảo đứng giữa; Giám đứng sau lấy tay quấn vải trắng làm đuôi. Cứ thế mà chạy ra nơi tập kết. Khi đoàn hóa trang diễu hành qua Lễ đài, Ban Quản trại giới thiệu: Đơn vị Gia Đình Phật Tử Tân Thái hóa trang Voi trắng 6 chân anh em chúng tôi đứng dưới đất thấy thế ôm bụng cười ra nước mắt.
Đến giờ trò chơi lớn, khi nhận lệnh xuất phát: Tất cả Trại sinh ba lô trên vai khăn bịt đầu, mũ thắt lưng vượt suối Lăng Cô tải thương. Anh em chúng tôi thực hành theo lệnh, lấy 2 gậy quấn mền làm cáng, Đấu làm người bị thương để cho Xuân Lê và Sơn khiêng, lội qua suối và di chuyển suốt hành trình trò chơi lớn. Ai cũng mệt, thay phiên nhau khiêng, chỉ riêng cậu Đấu nằm trên cáng thương giả chết cười rè. Sau này nghĩ lại cả đội mới thấy ngu, sao không chọn Tửu “ròm” để khiêng mà chọn thằng Đấu “mập ù”.
Mệt đến thở không ra hơi, thế mà cậu Chỉ đội trưởng dắt đoàn chạy cũng không bỏ tật ba trợn, cứ kè kè chạy theo cô Nga chọc ghẹo cho bằng được.
Trò chơi kết thúc, ai cũng mệt đừ, nhưng vui trong tình Lam thân ái.
Bế mạc trại hồi 16 giờ, trời không nắng lắm, 36 tiếng đồng hồ trôi qua, Trại Họp bạn Kiền Trắc I kết thúc trong luyến tiếc với nhiều kỷ niệm, tay trong tay, mắt nhìn nhau nghẹn ngào hát bài “Dây Thân ái”.
Đường tuy xa nhưng tình bao la.
Tiến bước theo hương thơm nhà lưu truyền
Dù cách xa ngàn dặm vẫn gần
Gan thép ta chia tay đừng buồn.
Theo chuyến tàu chiều, chúng tôi về đến chùa lúc 18g, mang theo nhiều kỷ niệm thân thương, khó quên trong kỳ trại này.
Khi chúng tôi hỏi: Tại sao đơn vị chúng ta không chuẩn bị gì trong các bộ môn thi đua? Thì được các anh chị huynh trưởng trả lời: “Cho các em đi tham gia để tiếp cận và cọ xát cho biết thôi! Nhưng theo chúng tôi hiểu (chẳng qua đó là những lời giải đáp cho xong) chứ thật ra các anh huynh trưởng không chuẩn bị gì để tham dự thi đua. Chứ thật ra theo sức sống của thiếu nam, thiếu nữ của gia đình lúc bấy giờ đâu thua kém gì đơn vị khác.
Nhưng thôi! Nói thế để an ủi, chứ mọi chuyện đều đã qua. Hẹn dịp Trại họp bạn sau chúng tôi sẽ thể hiện bản lĩnh của đơn vị mình.
Từ ngày 14 – 17/7/1971: Anh Võ Văn Tri tham dự trại Huấn luyện A Dục do Ban hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng tổ chức.
Hè 1972 : Trại Thám du – Họp bạn ngành Thiếu Gia đình Phật tử Quận III:
Đại diện Ban Hướng dẫn tại Quận III là các anh Phan Phụng và Huỳnh Hải Tứ, muốn tổ chức trại Họp bạn ngành Thiếu tại Cù Lao Chàm nhằm mục đích đem ánh sáng Đạo Phật qua tổ chức Gia đình Phật Tử đến vùng cù lao xa xôi và cũng để các em đoàn sinh có dịp tham quan dã ngoại nhân dịp hè.

Phù hiệu Trại Thám du - Hè 1972, GĐPT Quận 3, Đà Nẵng

Trước hết là phải có phương tiện tàu thủy để chuyên chở, nên các anh đã liên hệ nhờ anh Phan Xuân Huy (nguyên là huynh trưởng GĐPT mà cũng là Dân biểu Hạ nghị viện lúc bấy giờ). Từ Sài Gòn, anh Phan Xuân Huy bay ra Bộ tư lệnh vùng Hải Quân tại Tiên Sa gặp thiếu tướng Tư lệnh nhờ giúp đỡ tàu để chuyên chở đoàn sinh GĐPT Quận III đi đóng trại tại Cù Lao Chàm và đã được chấp thuận. Từ đó công tác tổ chức trại tiến hành từng bước, nên trại mang tên: "TRẠI THÁM DU NGÀNH THIẾU QUẬN BA - ĐÀ NẴNG"
Nhờ tên Trại mang sức hấp dẫn, các đơn vị GĐPT đều ráo riết chuẩn bị chu đáo để các em ngành Thiếu tham gia.
Ngày lên đường, 8 giờ sáng, các đơn vị tập trung đến với đầy đủ dụng cụ. Gần 200 huynh trưởng và đoàn sinh lên tàu, trong số ấy có anh Nguyễn Văn Cây, đoàn sinh ngành Thiếu GĐPT An Hải. Người anh bị tật, 2 chân đi hình chữ kiền rất khó khăn trong việc đi lại, thế nhưng nơi nào có GĐPT là nơi đó có anh Cây. Đấu tranh thời kỳ 63 – 66 anh cũng có mặt, trại Thám du này cũng không ngoại lệ, khi chúng tôi đến thì đã thấy anh Cây. Thật đáng khâm phục cho sự tinh tấn của anh.
Kiểm tra lại số lượng lần cuối, tàu bắt đầu khởi hành. Lúc đầu thì vui lắm, ai nấy cùng hát, hò, cười đùa thoải mái. Nhưng khi tàu ra khơi dần, con tàu lắc lư nhiều hơn theo sóng nước. Càng lúc càng nhiều, tiếng hát, tiếng cười dần dần im hẵn, chỉ còn lại những tiếng ọe…ọe…, phần ai nấy nôn, phần ai nấy ọe. Nhìn thảm cảnh nầy thấy thật tội nghiệp cho đoàn quân mới ra trận chưa đánh đã đầu hàng. Tội nghiệp hơn nữa là các chiến sĩ hải quân, những đống bầy nhầy “chiến lợi phẩm” nầy, rồi đây các anh phải dọn dẹp, lau chùi.

Bãi Làng, xã Tân Hiệp trên đảo Cù Lao Chàm

Hơn 1 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sóng nước trùng khơi, tàu đã đến bến Cù Lao Chàm. Đoàn quân bước xuống lại càng thảm não hơn nữa (vì say sóng đất dữ dội hơn ở trên tàu). Huynh trưởng đến đoàn sinh, ai nấy bước đi xiêu vẹo, té nhào. Lệnh tập họp, anh Phan Phụng, anh Huỳnh Hải Tứ và các anh trong Ban Quản Trại nào thua chi các em đều đứng không nổi, như thế là Huỳnh Văn Cử – Đoàn Văn Tư giành còi tập họp. Đội ngũ tập họp bây giờ thật thảm thương, đứng không vững phải ngồi, gục đầu tâm sự với đất ngoại trừ một số huynh trưởng, đoàn sinh chưa quá ¼ quen với sóng nước nên chịu đựng được. Cả buổi sáng hôm ấy, ai cũng lắc lư con tàu đi, nên đâu sinh hoạt được. Những anh chị em không say sóng phải gánh vác hết công việc, khiên ba lô, son nồi, tập trung về chùa Hải Tạng, ngôi cổ tự ở Cù Lao Chàm; rồi đi chợ nấu cơm. Phần hậu cần cũng rất vất vả, chợ Cù Lao thì đâu có bán gì ăn chay (ngoài cá mắm). Nhưng với tài tháo vát, anh em cũng mua được xì dầu, rau đậu về chế biến. Ấy thế mà bữa cơm ngon đáo để, bù lại phần bầy nhầy "chiến lợi phẩm" đã gởi lại trên tàu.

Chùa Hải Tạng - Cù Lao Chàm (Hải là biển, Tạng là Tam Tạng
kinh điển. Ý nghĩa chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển)

Trại Thám du đã có chương trình vạch cụ thể, nhưng đến giờ này chương trình bị cháy nên các anh cũng phải tùy cơ ứng biến. Sinh hoạt chung nhiều hơn thi đua đơn vị. Những huynh trưởng Võ Văn Khởi, Nguyễn Văn Trình, Đoàn Văn Tư, Huỳnh Văn Cử, điều hành sinh hoạt đã đem lại không khí vui nhộn sôi nổi, khiến bà con Cù lao Chàm, làng Tân Hiệp cũng phấn khởi vui tươi khi lần đầu tiên thấy bóng dáng Gia đình Phật tử.
Sau giờ cơm chiều, chúng tôi tổ chức lửa trại. Bà con đến xem cũng rất đông. Chỉ mới vài ba tiết mục đầu của các đơn vị An Hải, Sơn Trà, không hiểu sao Đội Nhân dân Tự Vệ của địa phương, nghe ai xúi giục hoặc ganh tị với chúng tôi, nên đã bắn chỉ thiên những loạt súng carbine đạn lửa bay chí chóe. Các anh trong Ban Quản trại hoảng quá, trấn an đội hình Gia đình Phật tử đang nhốn nháo. Phải giữ trật tự, nhổ lều và di chuyển xuống bãi Hương – Cù Lao Chàm. Cũng may trời hôm đó sáng trăng, nên chúng tôi dễ dàng thấy nhau, bảo vệ nhau đến địa điểm mới.
Giờ nầy, những tiếng súng cũng không còn nữa, vì chuyến tàu Hải quân bố trí đưa chúng tôi đi cũng đang đợi chúng tôi về. Họ đã bật đèn và các chiến sĩ hải quân cũng đang ở trên boong. Sau này tìm hiểu ra mới biết bọn nầy là ngoại đạo, nó ganh tỵ hình bóng Gia đình Phật Tử trên đảo. Đến địa điểm mới, Ban Quản Trại ổn định đội ngũ và tiếp tục biểu diễn chương trình văn nghệ lửa trại. Các đơn vị đã đem những tiết mục rất hay để phục vụ bà con. Đơn vị GĐPT Tân Thái biểu diễn tiết mục Hoạt cảnh ĐÁM CƯỚI QUÊ. Em Lê Thị Năm hát bài Duyên Quê, thiếu nam thiếu nữ hóa trang đàng trai, đàng gái, ông mai, dâu, rể, khiêng lễ vật, trầu cau đồ sính lễ. Hóa trang thì dễ rồi, nhưng con heo mới thật nan giải, cuối cùng Ngô Văn viên cởi trần, mặc quần đùi lấy lọ nghẹ bôi đen, rồi đu hai chân hai tay lên cáng cho Nguyễn Lương Nữa, Nguyễn Thái Phiên khiêng. Đoàn rước dâu đi quanh vòng tròn theo nhịp hát, thì Ngô Văn Viên giả làm tiếng heo kêu ụt….  ét….ụt….  ét….. đem lại một trận cười cho Trại Thám du và bà con trên đảo.
Chương trình lửa trại đến 12 giờ đêm, tạm chia tay bà con chúng tôi ngủ trên bãi biển. Nhưng các anh chị huynh trưởng phải thức trắng đêm để canh chừng cho chúng tôi.
Chương trình Trại Thám Du đúng ra đến 17 giờ chiều hôm sau, nhưng qua sự cố đêm trước nên sáng ra sau khi điểm tâm Ban Quản trại quyết định bế mạc trại. Anh em lần lượt lên tàu trở về đất liền, lại thêm 1 tiếng đồng hồ chịu trận trên biển như để thử sức chịu đựng của trại sinh Thám Du vượt qua sóng gió. 


BAN HUYNH TRƯỞNG NIÊN NHIỆM  1973 – 1974
­
Gia trưởng: Bác Đặng Văn Kha
Liên đoàn trưởng: Anh Huỳnh Văn Cử
Thư ký: Anh Lê Hoàng Minh
Thủ quỹ: Anh Nguyên Văn Mua
Thiếu Nam: Anh Võ Văn Khởi, Anh Đoàn Văn Tư
Thiếu Nữ: Anh Trần Văn Nhứt, Nguyễn Văn Thanh, Chị Lê Thị Năm
Oanh Vũ Nam: Anh Huỳnh Văn Chỉ, Trần Nhơn,  
                       Anh Đặng Văn Xuân, Nguyễn Văn Bình
Oanh Vũ Nữ: Anh Võ Văn Tri, Anh Võ Văn Lung
                     Anh Lê Văn Xuân, Anh Nguyễn Văn Cận.

 1973 - Tham gia Trại huấn luyện Sơ cấp Lộc Uyển tại Phật đài Hòa Mỹ có các anh chị: Nguyễn Văn Cận, Lê Hoàng Minh, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Lê Thị Năm, Lê Thị Sa, Huỳnh Thị Mãng.
Vì đến trình diện tại đất trại trễ cho nên các anh chị này đều bị Ủy viên kỷ luật trại phạt chạy 3 vòng quanh Phật Đài, cũng đáng đời dung dăng dung dẻ.
Tối hôm ấy, sau một ngày học tập căng thẳng, Nguyễn Văn Cận giặt đôi tất phơi để ngày mai mang tiếp tục chiến đấu. Sáng dậy, đôi tất không cánh mà bay, anh Cận kêu trời không thấu. Gặp anh La Thành Tỵ:
- “Thưa anh! Tinh thần trại sinh Lộc Uyển rất cao”. Anh Cận trình diện báo cáo.
- Anh Tỵ hỏi: “Cao thế nào hả em?”
- Anh Cận trả lời: “Thưa, đôi tất em mới giặt phơi, giờ đây trại sinh tinh tấn rồi”.
Anh em nhìn nhau cười thông cảm.
20/7/1973
Theo sự phân công của Ban Hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng, huynh trưởng và đoàn sinh ngành thiếu GĐPT Tân Thái được giao nhiệm vụ : Xây dựng nhà ăn phục vụ cho Đại hội Huynh trưởng toàn quốc khai mạc vào ngày 29/7/1973 tại Đà Nẵng (Chùa Pháp Lâm). Đại hội mang tên MỘT MÙA CHIM VỀ, cũng là tên của Đặc san chào mừng Đại hội.

Một mùa chim về
Đại hội GĐPT toàn quốc là một đại hội thường kỳ, đúng ra được tổ chức từ năm 1972, nên đại hội lần này là tổng hợp của 4 Đại hội như Diễn văn của anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường, Vụ trưởng GĐPT vụ, đọc trong lễ khai mạc:

- Thứ nhất, Đại hội của những người quá cố. Chúng tôi đã mời gọi tất cả những vong linh của toàn thể những Đoàn sinh, Đoàn trưởng, sáng lập viên của GĐPT trên toàn quốc về họp mặt hôm nay và trong một lễ hiệp kỵ trai đàn chẩn tế tại Huế vào ngày 1.8.1973
-  Thứ hai, Đại hội ngành bảo trợ Gia đình Phật tử
-  Thứ ba, Đại hội ngành Cựu huynh trưởng
-  Thứ tư, Đại hội của ngành Huynh trưởng đương nhiệm của Gia đình Phật tử trên toàn miền Nam Việt Nam.
Anh Khởi, Anh Mua mượn máy hàn cơ khí trong đơn vị quân đội về sử dụng suốt thời gian xây dựng Nhà ăn. Đoàn Thiếu Nam có: Thành, Nữa, Giám, Châu, Bốn, Kiên, Tửu, Phiên, viên, Đấu, Sáng... đã cùng với các anh Huynh trưởng tham gia suốt thời gian xây dựng.
Anh em tập trung từ 6 giờ sáng, Huynh trưởng chở chuyền xuống bến phà, qua phà, đi bộ lên Cổ viện Chàm, rồi đi bộ lên Chùa Pháp Lâm. Ở đây, cùng các anh huynh trưởng Khởi, Mua, Cử, Nhứt, Thanh,  Tư, Chỉ, Nhơn, Xuân... làm việc theo phân công. Đến trưa, ở lại ăn cơm tại chùa do Dì bích nấu, đến  chiều về theo lộ trình cũ.
Còn nhớ một hôm, giờ cơm trưa đến anh em thách nhau ăn cơm thi. Thế là anh em đồng tình tham gia, hết chén nầy bới chén khác, cả đoàn thi nhau, không ai chịu thua ai. Sau một hồi bỏ cuộc hết, chỉ còn lại các đối thủ: Kiên, Châu, bốn, Nữa cố gắng giành chức vô địch. Đến chén thứ 15, chỉ còn lại Châu – Kiên hai đối thủ đua nhau. Nhưng vì quá no, uống nước cũng không vô, ngồi xuống cũng không được, đi tới cũng không xong. Cho nên cả hai đứng dựa vào cột chùa trợn mắt ra mà thở. Từ đó danh hiệu “Trạng Ăn” được gắn cho cả hai cậu và về sau không dám thi nữa.
Trong thời gian phục vụ Đại hội, tham gia vào Ban Báo chí có: Anh Huỳnh Hải Tứ, Lê Văn Lộc, Nguyễn Văn Thanh, Anh Trần Văn Nhứt, Huỳnh Văn Cử, Anh Trần Nhơn, Đoàn Văn Tư, Lê Hoàng Minh. Kết thúc Đại hội các anh đã cùng phái đoàn Đại biểu huynh trưởng toàn quốc thăm Quảng Trị sau mùa hè đỏ lửa 1972.
Qua Đại Lộ Kinh Hoàng, một cảnh tượng hoang tàn đổ nát của Cổ thành Quảng Trị, nơi đây biết bao lớp người đã ngã xuống chồng chất lớp lớp, hàng hàng vì cuộc chiến tương tàn phi nghĩa. Tiếp đó đi thăm các di tích còn sót lại bên sông Bến Hải, ranh giới ngăn cách 2 chiến tuyến của bên Này, bên Kia.
Vào Huế thăm Trại họp bạn Hoài Nhân chứng kiến sức sống mãnh liệt của gia đình Phật tử Thừa Thiên - Huế. Hơn 150 trại sàn (bình quân 1 đơn vị 1 trại) thiết kế rất công phu và quy mô hoành tráng. Huynh Trưởng và đoàn sinh Thừa Thiên - Huế rất thuần túy, gương mẫu lễ phép, nề nếp, khiêm tốn, vui vẻ và hoạt bát.

Tiền giấy lưu hành nội bộ trong Trại họp bạn Hoài Nhân
Theo sự sắp xếp của Ban quản trại, mỗi đơn vị (Trại sàn) đón tiếp từ 2 đến 4 đại biểu Huynh trưởng toàn quốc về thăm (hầu hết đại biểu đều có thẻ mang trên áo). Anh Nhơn và anh Nhứt được đơn vị GĐPT Phước Nguyên mời. Khi chúng tôi đến, đơn vị đón tiếp rất trân trọng và tình cảm từ huynh trưởng đến đoàn sinh luôn luôn quấn quýt bên chúng tôi, ân cần thăm hỏi mọi chuyện. Từ chuyện sinh hoạt GĐPT đến đời sống cá nhân, rất thân thương và mật thiết, tưởng chừng như chúng tôi là những anh chị đi xa lâu năm mới về. Khi chia tay, nhìn những ánh mắt nồng nàn quyến luyến của các em, chúng tôi thấy bồi hồi và xao xuyến lạ. Rạo rực trong một tình cảm nồng ấm của gia đình Lam trân quý.
Rời trại Hoài Nhân, phái đoàn về chùa Từ Đàm dự lễ Trai đàn ChẨn tẾ – CẦU SIÊU – BẠT ĐỘ – GIẢI OAN cho chư hương linh nạn nhân chiến cuộc 1963 – 1966, hiệp kỵ cố Gia trưởng, huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT và xem múa Lục cúng Hoa Đăng trong Đại Trai Đàn này.
1974 – PL 2518
        Để kỷ niệm 15 năm thành lập Gia đình Phật tử Tân Thái (1959 – 1974) đồng thời nhận quyết định chính thức thành lập gia đình. Tháng giêng 1974, Ban Huynh trưởng đã họp và lên phương án tổ chức (cắm trại, văn nghệ, triển lãm) đồng thời phân công cụ thể từng bộ phận Huynh trưởng trách nhiệm.

    
Bản Khai sinh "trễ hạn" của Gia đình Phật tử Tân Thái

 - Anh Đoàn Văn Tư, Huỳnh Văn Chỉ, Nguyễn Văn Bình phụ trách triển lãm, trình bày, vẽ market kỷ niệm chu niên 15 năm, làm panô, thư mời và tờ rơi quảng cáo văn nghệ.

- Anh Võ Văn Khởi, Nguyên Văn Mua, Huỳnh Văn Cử phụ trách thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng.
- Anh Nguyễn Văn Thanh, Trần Văn Nhứt phụ trách báo chí.
- Anh Trần Nhơn và Anh Nguyễn Văn Cận phụ trách văn nghệ.
Vậy là từng bộ phận lên kế hoạch và bắt tay vào ai làm việc nấy.
- Anh Tư, Chỉ, Bình ngoài việc vẽ market kỷ niệm chu niên, làm pa nô, thư mời và tờ rơi quảng cáo văn nghệ, còn phân công các đoàn thực hiện đồ triển lãm (nào mô hình nữ công , khéo tay, bảng gút, morse, huy hiệu hoa sen bằng các loại đậu..)
- Anh Thanh, Nhứt tập trung hết bài vở của huynh trưởng và đoàn sinh để thực hiện tờ báo tường 10 thước.
- Anh Nhơn và anh Tư lo phần trang trí, trình bày tờ báo, chọn một số huynh trưởng và đoàn sinh viết chữ đẹp để viết bài lên báo.
- Anh Cận lo phần hài kịch, ảo thuật.  
- Anh Nhơn lên chương trình tổng thể, hợp ca, tốp ca, đơn ca. Các “diễn viên” thì gồm đoàn sinh trong gia đình gồm: Lê văn Phương, Huỳnh Văn Hương, Lê Văn Dậu, Hà Xuân Chương, Trần Văn Bốn, Hồ Văn Sáng, Nguyễn Lê Chân, Trịnh Văn Châu, Trần Văn Sáu, Võ Văn Thành, Nguyễn Văn Ban, Ngô Văn Tửu, Nguyễn Thái Phiên, Lê Văn sơn, Nguyễn Lương Nữa, Lê Văn Kiên....
Nữ thì có: Lê thị Năm, Lê Thị Sa, Lê thị Sáng, Nguyễn thị Lục, Nguyễn Thị Tứ, Nguyễn Thị Tam, Trịnh Thị Thương, Hà Thị Tình, Đoàn Thị Sáu, Huỳnh Thị Mãng, Nguyễn Thị Thương, Trịnh Thị Lại, Ngô Thị Hiền, Lê Thị Lan, Lê Thị Thạnh…
- Kịch có: Anh Nguyễn Văn Cận, Lê Hoàng Minh, Lê Sơn, Võ Văn Khởi, Trần Văn Cư
- Đạo cụ và trang phục hóa trang cho mỗi tiết mục giao cho các em có tay nghề “thợ may” như: Nguyễn Lương Nữa, Hồ Văn Sáng, Phùng Đấu, Mai Phước Dũng thiết kế và chuẩn bị.
Chương trình luyện tập hơn ba tháng, hàng đêm từ 6 giờ 30 đến 9 giờ 30 tuy mệt, nhưng rất hăng say. Gồm đủ các thể loại như sau:
- Hợp ca: Phật Giáo Việt Nam, Việt Nam Quê Hương ngạo nghễ.
- Đơn ca: Thương Quá Việt Nam (Võ Văn Thành), Lý Tình Tang (Trịnh Thị Lại), Hận Đồ Bàn (Trần Nhơn), Rạng đông trên quê hương Việt Nam (Trịnh Văn Châu), Từ Đàm Quê hương tôi (Lê Thị Năm).
- Ca múa: Dân ca ba miền
- Hoạt cảnh: Tiếng dân chài, Hòn vọng phu, Chiến sĩ vô danh.
- Vũ khúc: Ươm Tơ, Nắng đẹp đồng xanh, Tình thắm duyên quê, Rừng đêm sơn cước, Chèo thuyền vượt sóng, Gạo trắng trăng thanh, Duyên quê.
- Hài kịch: Hai bức tượng sống, Nhát ma - ma nhát.

Ánh sáng sân khấu: Các anh Cử, Khởi, Mua lo chuẩn bị rất chu đáo; mượn màn, làm đèn quay, làm máng đèn, tên từng tiết mục được đục thủng, dán giấy màu kéo lên sau phông trắng  chẳng khác chi camera chiếu tên tiết mục thật đẹp.
Kỷ niệm 15 năm thành lập Gia đình Phật tử Tân Thái tổ chức rất thành công từ hình thức đến nội dung, từng bộ phận đều đạt kết quả, triển lãm, báo chí, văn nghệ. Thành công nhất là văn nghệ, đêm biểu diễn chính thức đông đảo đồng bào Phật tử, Thiện nam, Tín nữ thập phương về tham dự rất đông.
Sau đêm văn nghệ đó Gia đình Phật tử Tân Thái được đông đảo quần chúng khen ngợi và các đơn vị trên thành phố biết đến. Cụ thể là Phật đản năm đó, PL 2518 – Gia đình được chùa Trung Lập (nay là chùa Viên Quang, thầy Minh Thành trú trì) hồi đó ở bàu Thạc Gián mời về biểu diễn. Gia đình đã mang 4 tiết mục: Nhạc cảnh Hòn Vọng Phu – Múa Rừng đêm sơn cước và 2 đơn ca: Thương quá Việt Nam và Rạng Đông trên quê hương Việt nam đến biểu diễn.
- Hội diễn văn nghệ tại hội trường An Hải với tiết mục: Tám nẻo đường thành (Lê Văn Vinh và em Ngô Văn Đình Hoài làm 2 trẻ thơ – Lê Thị Năm làm người mẹ)  và Vũ khúc Duyên Quê.
- Biểu diễn văn nghệ tại sân khấu Khu Tam Giác (Philco) do Gia đình Pht t Quận 3 tổ chức.
 - Lễ Phật đản tham gia biểu diễn các tiết mục: Nhạc cảnh Hòn Vọng Phu, Vũ khúc Rừng đêm Sơn Cước và Gạo trắng trăng thanh. Đơn ca Từ Đàm quê hương tôi và Lý Tình Tang (Mười thương)
Mùa hè 1974
Tham dự trại Họp bạn Kiền Trắc II tại Xuân Thiều, để lấy lại những gì đã mất cùng những lời hứa hẹn sau ngày bế mạc Trại Kiền Trắc I. Đội Thiếu Nam gồm: Trần Nhơn, Lê Văn Xuân, Lê Văn Sơn, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Lương Nữa, Trần Văn Bốn, Nguyễn Văn Châu, Phạm Văn Hảo, Hoàng Linh, Lê Văn Kiên. Chúng Thiếu Nữ gồm: Lê Thị Năm, Lê Thị Sa, Huỳnh Thị Mãng, Hà Thị Tình, Trịnh Thị Thương, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Tam, Nguyễn Thị Tứ, Nguyễn Thị Lục, Đoàn Thị Sáu.
Đội Nam chúng tôi cho 8 người luyện tập cắm lều nhanh, mỗi người một búa, nghe còi lệnh, tung lều ra, ai vào vị trí nấy, căng dây, giữ cọc và đóng xong tập họp trình diện.
Kết quả đợt trại nầy chúng tôi đạt 2 giải:
* Giải nhất: Cắm lều nhanh 13 giây (chung kết với đội nữ Gia đình Pht t Hòa Minh và thắng cuộc)
* Giải Nhất: Nấu cơm thi (chúng Thiếu Nữ Gia đình Phật tử Tân Thái)
* Hóa trang: Đơn vị Tân Thái tham gia với đề tài “Lòi xương cũng giữ thơm quê mẹ”
* Trò chơi lớn đơn vị chúng ta cũng hăng say tham gia dịch mọi bản văn bằng Morse – Semaphore – Mật thư cũng không thua kém gì các đơn vị bạn.
Có điều đến mật thư cuối cùng trở về trình diện Ban Quản trại, phải vượt qua rừng thấp ở Xuân Thiều trời nắng chang chang mồ hôi đứa nào đứa nấy ướt đẫm. Chúng tôi bẻ lá cây cắm ngụy trang lên ba lô vừa mát, vừa làm đoàn lính hành quân.
Cứ thế chạy xuống xóm dân trở về đất trại, ai ngờ khi xuống tới xóm dân, bà con la chúng tôi quá trời. Hỏi ra, mới biết chúng tôi bẻ lá sơn cắm lên ba lô, mà lá sơn thì rất độc, ai không ưa thì chỉ ngửi qua thôi cũng đã bị dị ứng ngứa cả người, đỏ tấy và sưng húp toàn thân. Anh em chúng tôi hết hồn bỏ lá ra không kịp, cũng may sao không đứa nào bị dị ứng.

Tháng 7/1974

 Ban Hướng dẫn GĐPT Trung ương tổ chức Liên trại Huấn luyện Miền Vạn Hạnh cho 3 cấp Trại: A Dục – Lộc Uyển – Huyền Trang tại Sơn Trà. Trại này  Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc làm Trại trưởng.    
Gia đình Phật tử Tân Thái tham gia trại huấn luyện có:
Trại Lộc Uyển: Anh Trần Nhơn.
Trại A Dục: Anh Võ Văn Tri, Trần Văn Nhứt, Nguyên Văn Mua, Huỳnh Văn Chỉ.









1975: Khi trang sử đất nước đã cáo chung, cơ chế xã hội rối ren trăm bề, thời buổi giao thời giữa chế độ cũ và mới, giữa tối và sáng tình hình an ninh chưa ổn định, người người nghi kỵ lẫn nhau.

Anh em Huynh trưởng có chân trong chính quyền cũ, kẻ tha hương lưu lạc, người ra đi biệt xứ, ai ai cũng lao động vất vã vì cuộc sống, vì kinh tế gia đình.

Vấn đề đức tin tưởng chừng như mai một, mọi hoạt động đều bị kiểm soát, tập trung trên 3 người phải xin phép, do vậy sinh hoạt Gia đình Phật tử thời gian nầy như ảo tưởng.

Để cho tiếng chuông chùa được mãi mãi ngân nga giữa làng quê yêu dấu, anh em Huynh trưởng chúng tôi thống nhất thay nhau, mỗi tối 2 người ra chùa thắp hương, lạy Phật, đánh chuông U Minh (108 tiếng)

Ngày này qua tháng nọ, anh em chúng tôi vẫn kiên trì thắp hương, lạy Phật, đánh chuông hằng đêm

Nhờ tiếng chuông chùa mãi ngân nga, dần dần đã cảnh tỉnh các tâm hồn mê mờ đang vật vờ nơi những bến bờ vô định, gia đình đạo hữu nay đã có nhu cầu cúng kinh cầu siêu, cầu an.

Thế là bác Trương Nhung – Lê Văn Ngãi, A Lê Văn Sáu – Lê Hoàng Minh – Võ Văn Lung và anh Trần Nhơn hình thành ban Nghi Lễ, vừa đáp ứng nhu cầu đạo hữu và bà con, vừa nuôi dưỡng mầm mống Bồ đề vừa tùy duyên trong sự nghiệp Hoằng Dương Chánh Pháp.

Ban Huynh trưởng thời gian nay trở thành Ban Nghi Lễ Giáo Hội và các chúng tụng kinh và đánh chuông hàng đêm.

“Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe

Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”

 

1988-1989:

 

Đã 12 năm trôi qua, các anh trai lớn, người tha hương lưu lạc: Huỳnh Minh Thông, Võ Văn Khởi, Huỳnh Văn Cử, Đoàn Văn Tư, Huỳnh Văn Chỉ, Nguyễn Văn Hoàng, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Bình, Ngô Văn Thi, Nguyễn Việt Điểu; kẻ bộn bề nghiệp dĩ: Huỳnh Hải Tứ , Lê Văn Lộc; người im lặng không chịu dấn thân cho lý tưởng Áo Lam. 

Lớp đàn em đứa thì lưu lạc khắp nơi: Phan Văn Bé – Phạm Văn Dần – Phan Trung Kiên – Nguyễn Văn Chi – Lê Văn Bốn – Phạm Văn Đằng – Nguyễn Thái Phiên – Mai Phước Dũng – Nguyễn Lê Châu – Trần Văn Bốn – Lê Văn La.

Chị em nữ kẻ theo chồng, người ở đó đây: Đoàn Thị Mậu, Lê Thị Tám, Trần Thị Để, Trần Thị Buôn, Hồ Thị Mười , Trần Thị Ngữ.

Còn chúng tôi – lớp đàn em mới trưởng thành thì gặp phải biến cố ly tán, kẻ nam người bắc, bôn ba lưu lạc khắp miền.

Phải khó khăn lắm – tâm huyết lắm mới quy tụ lại được

* Ngày 5/6/1988 (2/4 Mậu Thìn – PL 2532)

Anh em chúng tôi: Trần Văn Nhứt, Trần Nhơn, Lê Thị Năm, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân gặp mặt nhau thống nhất ngày tái sinh hoạt.

* Ngày 19/6/1988 (14/4 Mậu thìn – PL 2532) chính thức tái sinh hoạt

Dẫu rằng số lượng Đoàn sinh chưa có – hình thức sinh hoạt chưa được công khai, nhưng vì lý tưởng áo lam, sen trắng, vì tiền đồ Giáo hội; chúng tôi nghĩ rằng “THÀ MỘT PHÚT HUY HOÀNG RỒI DẬP TẮT” nên anh em đã thống nhất kế hoạch: Mỗi anh chị em dắt theo con của mình đến chùa Lễ Phật, tập hát, như vậy, ngoài chúng tôi (Nhứt – Nhơn - Năm – Lung – Xuân – Đằng – Xuân Lê) còn có con chúng tôi là: Trần Thị Hương, Trần Văn Mỹ, Trần Văn Mẫn, Trần Văn Cán, Trần Trọng Lê Vũ, Trần Thị Mai Thi, Trần Quang Vinh, Trần Quang Việt, Nguyễn Thị Uyễn Thanh, Nguyễn Lê Anh Huy, Võ Thị Nhung, Võ Văn Cường, Võ Văn Hùng, Võ Văn Phương, Đặng Thị Tố Anh, Đặng Thị Ánh Vân; Lê Huỳnh Trọng Vũ, Lê Huỳnh Trọng Bảo, Lê Huỳnh Trọng Phúc, Lê Huỳnh Dạ Uyên.

Chúng tôi gọi đùa: Phật tử cha, Phật tử con. Số lượng đã 26 – gần 30 người, cứ như thế đến chủ nhật là chúng tôi dắt nhau về chùa Lễ Phật, tập hát, bóng dáng chúng tôi những chủng tử bồ đề ban đầu từ sau ngày đất nước sang trang, đã dần dần quen với cảnh ra vào đông đảo ở chùa, tiếng hát cũng đã râm ran dưới mái chùa làng thân thương.

Tiếng lành đồn xa, những anh chị em bận công tác cơ quan, nhưng tâm đạo nhiệt thành luôn luôn hướng về mái Chùa xưa, đã lần lượt kéo nhau về đoàn tụ dưới bóng Cha Lành – Từ Phụ Thích Ca, chung tay xây dựng Gia đình Lam vô vàn yêu dấu như các anh chị: Trần Văn Sáu, Phạm Thụy Đích, Lê Văn Dậu, Phùng Đấu, Nguyễn Ngọc Thành, Hồ Văn Sáng, Huỳnh Văn Giám, Lê Thị Sa, Trần Văn Năm, Lê Văn Sáu Lép, Lê Thị Thạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Văn Bốn, Huỳnh Hải Lân, Huỳnh Văn Hương, Đặng Thị Nga, Nguyễn Lương Nữa, Phạm Thanh Tri, Nguyễn Đức Lê Minh, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Thị Tường Vân, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Hoa, Trịnh Thị Chính.

22/6/1988 LAO ĐỘNG XÂY DỰNG LẦU CHUÔNG TRỐNG

Theo kế hoạch chung của Giáo Hội (Bác Trần Văn Tân lúc nầy là Chánh Đại Diện) vận động xây dựng lầu chuông trống – trước đây chỉ là 2 bức tường giả. Anh em chúng tôi gần 100 người, đứa búa, đứa báy, đứa gánh, đứa khiêng đã cùng nhau lao động – đập và san bằng miếu Bà (nguyên trước Đoàn Quán – Bên hồ sen bây giờ) lấy giá hạ đổ vào 2 nền lầu chuông trống cùng hiên chùa – vất vã lắm, nhọc nhằn lắm, mà cũng vui vẽ lắm, vui vì lý tưởng Áo Lam – Sen Trắng, những tình cảm thiêng liêng gắn bó keo sơn đã quyện chặt anh em chúng tôi trong niềm cảm thông và đượm nồng tình nghĩa.

 23/11/1988 Công trình xây dựng lầu Chuông, Trống theo thời gian 4 tháng thi công đã được hoàn thành.

Anh em chúng tôi đã tham gia cùng Ban Đại diện tổ chức lễ Khánh Thành

Hòa thượng Thích Quang Thể

Thượng Tọa Thích Long Trí

Sư cô Thích Nữ Diệu Quả

Cùng nhiều Tăng, Ni – Phật tử và quan khách đã về tham dự 

11/6/1988 ĐẠI HỘI HUYNH TRƯỞNG LẦN I:

Từ sự tập hợp ban đầu với số lượng thành viên gần 30 người – là anh, em, cha, con. Chúng tôi linh động uyển chuyển điều hành, dần dần đưa các em vào nề nếp.

Một năm tái sinh hoạt trôi qua, đến nay được sự thống nhất của Ban Đại Diện, chúng tôi tổ chức Đại Hội Huynh trưởng lần I, dưới sự chứng kiến của Ban đại diện (Trần Văn Tân – Lê Văn Hương – Huỳnh Văn Tro) và toàn thể đạo hữu cùng đông đảo Đoàn sinh.

Ban Huynh trưởng được hình thành:

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1988– 1989

 

Liên đoàn trưởng                  :     Anh Trần Văn Nhứt

Thư ký                                     :     Anh Trần Nhơn

Thủ Quỹ                                  :     Chị Lê Thị Năm

Thiếu Nam                              :    Anh Trần Nhơn (K)

                                                       Anh Đặng Văn Xuân

                                                       Anh Trần Văn Sáu.

Thiếu nữ                                 :     Chị Lê Thị Năm (K)

                                                       Lê Thị Sa

Oanh Vũ Nam                        :     Anh Lê Văn Xuân

                                                       Anh Lê Văn Dậu

Oanh Vũ nữ                           :     Anh Võ Văn Lung

                                                       Anh Nguyễn Lương Nữa

Để có đủ trang phục, phù hiệu, bảng tên, cấp hiệu, trong thời kỳ bao cấp – thị trường không hề có những đồ trang bị mà Gia đình cần (nào mũ Tứ Ân, Hoa Sen, Phù Hiệu, Cấp hiệu, Bảng tên)

Chúng tôi phải tìm mọi cách với khả năng sáng tạo của mình để thực hiện cho bằng được. Điều đầu tiên là Đoàn Phục, chúng tôi vận động các em từng cá nhân mua vải (Anh Lung, Anh Nữa, Anh Đấu, Anh Sáng) chịu trách nhiệm may.

Mũ Tứ Ân: Chúng tôi nhờ anh Nguyễn Văn Lưu – An Hải đặt mua tại Huế.

Phù hiệu Hoa Sen thì anh Nhơn lấy tôn cắt tròn, rồi sơn và vẽ đúng theo quy cách huy hiệu Hoa Sen Gia đình Phật tử.

Bảng tên thì Đức Minh tìm mê ca trắng rồi cưa và tự khắc.

Ấy vậy mà chúng tôi thực hiện được hoàn thiện trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, bảng tên cho hầu hết Huynh trưởng  và Đoàn sinh thời gian nầy. Thế mới biết “Gia bần tri hiếu tử – Quốc loạn thức tôi trung” và “Cái khó ló cái khôn”

Anh em chúng tôi đã tự huân tập cho mình tính nhẫn nhục, chịu đựng, dũng cảm, hy sinh, vì lý tưởng Áo Lam – Sen Trắng, vì mục đích cao cả của tổ chức “Giáo dục thanh thiếu đồng niên”

Nhờ tính đoàn kết, xây dựng tình Lục Hòa mà anh em chúng tôi biết thương yêu đùm bọc, tự tu học và rèn luyện bản thân, anh em chúng tôi đã dần dần đưa gia đình hoàn thiện từ phần chất đến phần lượng.

15/4/1989 (PL 2533)

Nhân kỷ niệm Ngày Đản Sanh của đức Bổn Sư và đánh dấu một năm tái thành lập – chúng tôi tổ chức đêm văn nghệ cúng dường – cũng để nói lên tiếng nói với quần chúng rằng “Gia đình Phật tử Tân Thái đang tồn tại”

* Văn nghệ Phật Đản 2533:

Sau 3 tháng luyện tập, kể từ tháng giêng Kỷ Tỵ – 1989 đến nay 15/4 Kỷ Tỵ (PL 2533) nhân ngày Đản Sanh đức Từ Phụ và cũng để kỷ niệm Chu niên lần thứ Nhất, đánh dấu 1 năm tái thành lập. Ban Huynh trưởng chúng tôi đã tổ chức Đêm Văn nghệ sân khấu đầu tiên với một chương trình cây nhà lá vườn, nhưng rất dồi dào và phong phú.

Chương trình đã đưa người xem từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Từ hình thức sân khấu – ánh sáng sân khấu – hóa trang tiết mục – đến nội dung chương trình) tất cả đều chuẩn bị rất chu đáo của các Huynh trưởng trách nhiệm từng bộ môn cộng với sự cố gắng nhiệt tình luyện tập của từng diễn viên không chuyên, Oanh vũ đến ngành Thiếu nên chương trình biểu diễn đã đem lại kết quả rất mỹ mãn. Được đông đảo bà con khen ngợi, đồng thời cũng để nói lên tiếng nói với quần chúng rằng “Gia đình Phật tử Tân Thái đang hồi sinh, đang tiếp nối truyền thống giòng máu lam muôn thuở”

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1989 – 1990

 

Liên Đoàn Trưởng    :       Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                        :       Anh Trần Nhơn

Thủ quỹ                      :        Chị Phạm Thị Đích

Thiếu Nam                :       Anh Trần Nhơn (K)

                                              Anh Đặng Văn Xuân

                                              Anh Trần Văn Sáu

Thiếu Nữ                    :        Chị Lê Thị Năm

                                              Chị  Phạm Thị Đích

                                              Chị Lê Thị Sa

Oanh Vũ Nam            :        Anh Lê Văn Xuân

                                              Anh Lê Văn Dậu

                                              Anh Huỳnh Hải Lân

                                              Anh Nguyễn Ngọc Thành

Oanh Vũ Nữ              :        Anh Võ Văn Lung

                                              Anh Hồ Văn Sáng

                                              Chị Lê Thị Thạnh

                                              Anh Nguyễn Lương Nữa.

 

17 – 18/6/1989 – Tổ chức Trại Tập huấn Huynh trưởng – Đội Chúng trưởng, Đầu Thứ đàn LA HẦU LA

 

Để trang bị cho Huynh trưởng và Đoàn sinh ngành Thiếu, ngành Oanh vốn liếng đức tin. Sứ mệnh người Huynh trưởng, kỹ năng chuyên môn, đức tin người Phật tử (trong khi toàn thành phố Gia đình Phật tử hầu như yên lặng)

Chúng tôi quyết định lên chương trình và tổ chức TRẠI TẬP HUẤN LA HẦU LA – đối tượng tham dự là toàn thể Huynh trưởng, Đoàn sinh thiếu Nam, thiếu Nữ và các em Oanh vũ lớn.

Qua trại tập huấn nầy, hầu hết Huynh trưởng và Đoàn sinh đã un đúc thêm đức tin của người Phật tử, xác định được hướng đi và tinh thần phục vụ lý tưởng, đồng thời nâng cao thêm kỹ năng chuyên môn, nghệ thuật điều khiển của Huynh trưởng, Đội chúng trưởng, Đầu Thứ đàn.

TRẠI HUẤN LUYỆN LA HẦU LA – “DŨNG” Từ 17 – 18/6/1989 –PL 2533)

* BAN QUẢN TRẠI

                    Trại trưởng                      :     Anh Trần Văn Nhứt.

                    Trại phó                           :     Anh Trần Nhơn

                    Thư ký                              :     Anh Võ Văn Lung

                    Thủ Quỹ                           :     Chị Lê Thị Thanh.

                    Y tế                                   :     Anh Lê Văn Phương

                    Kỷ luật trại                       :     Anh Lê Văn Xuân

                                                                    Chị Lê Thị Năm

                    Đời sống trại                   :     Anh Lê Văn Xuân

 

* BAN GIẢNG HUẤN

- Anh La Thành Tỵ – Anh Nguyễn Văn Thanh – Anh Trần Văn Nhứt – Anh Trần Nhơn – Anh Lê Văn Xuân.

Chương trình Trại:

* Ngày 17/6/1989

13 giờ         :     Thủ tục nhập trại (khảo sát trại sinh)

14 giờ         :     Họp chung

                          - Huấn luyện khóa 1: Mục đích phát triển Gia đình Phật tử (Anh Nguyễn Văn Thanh)

15 giờ         :     - Huấn luyện khóa 2: Hình thức và hiệu lệnh tập họp (Anh Lê Văn Xuân)

17 giờ         :     Họp chung – Lễ khai mạc trại.

18 giờ         :     Đỏ lửa – cơm chiều

19 giờ         :     Huấn luyện khóa 3: Cách thức điều khiển một buổi họp (Anh Trần Nhơn)

20giờ30     :     Huấn luyện khóa 4: Tư cách và bổn phận người Huynh trưởng (Anh Trần Văn Nhứt)

22 giờ         :     Kiểm tra trong ngày – Chỉ tịnh

* Ngày 18/6/1989

06 giờ         :     Đánh thức – Thể dục, vệ sinh cá nhân

06giờ30     :     Lễ Phật

07 giờ         :     Điểm tâm.

07 giờ 30   :     Huấn luyện khóa 5: Hành chánh Đoàn (Anh Trần Nhơn)

08 giờ 30   :     Tự trị Đoàn.

09 giờ         :     Huấn luyện khóa 6: Đức tin của người Huynh trưởng (Anh La Thành Tỵ)

10 giờ 30   :     Đỏ lửa.

                          Huấn luyện khóa 7: Tổ chức Đoàn, Đội, Chúng, Đàn (Anh Trần Nhơn)

11 giờ 30   :     Cơm trưa – Nghỉ trưa

14 giờ         :     Tập họp sinh hoạt chung.

14 giờ 30   :     Họp đánh giá từng Đoàn.

15 giờ 30   :     Tổng kết – Bế mạc

16 giờ         :     Dây thân ái.

 

Để kiểm tra kiến thức của các em, hầu hết đánh giá đúng mức việc truyền thụ đức tin và kỹ năng chuyên môn của đội ngũ Huynh trưởng chúng tôi với các em Đoàn sinh. Chúng tôi đã họp tại nhà anh Trần Văn Nhứt – Phân công chia Bậc thi, ra đề thi và lên kế hoạch tổ chức thi, sau khi cho các em ôn tập lại bài vở, chúng tôi tổ chức thi. Tổ chức thi lần nầy – chúng tôi tổ chức không thua kém gì ngày xưa, khi chúng tôi còn là Đoàn sinh.

Tổ chức rất chu đaó, không thiên vị, không thành tích, mà chỉ với một mục đích là Kiểm tra thực học của các em, nhận thức của các em về đức tin, về kỹ năng chuyên môn.

Ngày thi đến, sau khi phổ biến thể lệ thi, chúng tôi chia ngành Thiếu trên chùa, ngành Oanh dưới giảng đường. Tiếng trống vang lên, đề thi được bóc ra, từ phong bì đã niêm kỹ.

Một kỷ niệm khó quên – đó là lúc nầy là thời kỳ bao cấp đầy khó khăn. Lại nữa mọi phương tiện khoa học kỹ thuật chưa hội nhập, vi tính chưa có, photocopy cũng chưa có, bởi vậy đề thi anh Trần Nhơn phải đánh máy, (loại máy chữ trước đây)

Vì đánh máy nhiều tờ phải kẹp giấy than cho nên những tờ dưới cùng không rõ chữ. Do vậy trong thời gian thi hết em nầy hỏi “chữ chi đây anh” thì đến em kia hỏi “chữ chi đây chị”.

Tuy thế, buổi thi cũng mang lại kết quả thật  hoàn hảo, các em đều đạt yêu cầu tốt, về đức tin và kỹ năng chuyên môn, không phụ lòng mong mỏi của anh em Huynh trưởng chúng tôi.

31/7/1989 – PL 2533

Sau phiên họp của Ban Huynh trưởng – Dự thảo chương trình Vu Lan PL 2533. đã tổ chức Họp Ban Huynh trưởng, chính thức bầu Ban Quản trại, các khối, các tiểu ban cho Hội Hiếu MỤC KIỀN LIÊN 14 – 15/7/Kỷ Tỵ – PL 2533

Thành lập ban quản trại

      Cố Vấn trại       :        Bác Lê Văn Hương.

      Trại trưởng      :        Anh Trần Văn Nhứt.

      Trại phó            :        Anh Trần Nhơn.

                                          Chị Phạm Thụy Đích

      Thư ký trại        :        Anh Võ Văn Lung

      Thủ quỹ trại      :        Chị Lê Thị Thanh

      Đời sống trại    :        Anh Đặng Văn Xuân

                                          Anh Trần Văn Sáu

      Họa My trại      :        Chị Lê Thị Năm

      Kỷ luật trại        :        Anh Lê Văn Xuân

                                          AnhLê Văn Bốn

                                          Anh Phùng Đấu

                                          Anh Trần Văn Năm

      Cứu thương    :        Anh Huỳnh Hải Lâm

      Quản Trò          :        Anh Lê Văn Dậu.

Thành phần các khối:

A.- Khối hành chính:

A Trần Nhơn – Anh Hồ Văn Sáng – Anh Huỳnh Văn Giám – Anh Lê Văn Sáu (Lép) – Nguyễn Lương Nữa – Lê Thị Thạnh

B.- Khối sinh hoạt:

Anh Lê Văn Xuân – Đặng Văn Xuân – Trần Văn Sáu – Võ Văn Lung – Lê Văn Bốn – Lê Văn Dậu – Nguyễn thị Hạnh.

C.- Khối thi đua:

Anh Trần Văn Nhứt – Trần Văn Năm – Phùng Đấu -  Huỳnh Hải Lân – Nguyễn Ngọc Thành – Lê Thị Năm – Phạm Thụy Đích.

Phụ trách các Đoàn:

- Đoàn A NÔ MA:          Đoàn trưởng            Anh Nguyễn Lê Đức Minh 

                                         Đoàn phó                 Chị Đặng Thị Nga                

- Đoàn NI LIÊN:            Đoàn trưởng            Anh Lê Trung Thành          

                                         Đoàn phó                 Chị Lê Thị Nga                     

- Đoàn KIỀN TRẮC:     Đoàn trưởng            Anh Trần Trọng Lê Vũ        

                                         Đoàn phó                 Chị Huỳnh Thị Năm            

- Đoàn KIÊN THỆ:        Đoàn trưởng            Anh Phan Thanh Tri           

                                         Đoàn phó                 Chị Trịnh Thị Chính

                   

 

A.- Khối hành chính: Lên kế hoạch, vạch chương trình 2 ngày trại cụ thể rõ ràng, sít sao, tôi vẽ cổng trại, và chỉ đạo thi công một cổng trại được thiết kế rất công phu và tương đối hoàn chỉnh, nhờ Đỗ Phú Hải vẽ pa nô HỘI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN – pa nô Bông Hồng cài áo và in luôn phù hiệu trại.

 

B.- Khối sinh hoạt: Theo dõi chương trình, tổ chức các hoạt động trò chơi, thi đua, sinh hoạt, các bộ môn, hóa trang, giáo lý, xe đạp chậm, nhảy bao, nấu cơm, trò chơi lớn...

C.- Khối thi đua: theo dõi các hoạt động từng đoàn, động viên, khen thưởng và tổ chức thi đua.

08 giờ ngày 14/7 Kỷ Tỵ: Các em tập trung với đầy đủ hành trang thời gian trại, nhìn các em hân hoan, tung tăng khắp nơi kéo về cười đùa sung sướng. Lần đầu tiên sau hơn 13 năm bị hạn chế trong khuôn viên chùa, chúng tôi tổ chức trại rất quy mô về hình thức đến nội dung, đoàn phục đầy đủ, tay xách, gàu thùng, rổ, rá, ôm củi, vác tre, vai mang ba lô.... mọi hành trang đều chuẩn bị cho giờ khai mạc. Lòng chúng tôi rộn lên một niềm vui man mác.

Thời gian sinh hoạt trại rất vui vẻ, sôi nổi. Điều đáng mừng là các em tôi hầu như đã đi vào tinh thần tổ chức kỷ luật, cùng nhau đoàn kết, thi đua xây dựng trên tinh thần tươi sáng Lục Hòa.

Bốn đoàn A NÔ MA – NI LIÊN – KIỀN TRẮC – KIÊN THỆ đã phát huy hết tinh thần tự chủ và khả năng sáng tạo của mình, thông minh, lanh lợi, hoạt bát tham gia suốt thời gian trại. Trong chương trình hoạt động trại các em đã tham gia vô cùng sôi nổi tạo nhiều bất ngờ và hứng thú cho Ban Quản trại và toàn thể Trại sinh.

Đáng chú ý hơn hết là đề tài hóa trang – mỗi đoàn 2 tiết mục: Diễu hành qua Lễ đài Bông Hồng Cài Áo lúc .... giờ ngày 14/7 Kỷ Tỵ. Bằng sự thông minh, sáng tạo với những vật liệu sẵn có tại đất trại (đề tài không chuẩn bị trước) các em đã tạo được sự bất ngờ và hứng thú cho chính bản thân tôi và anh chị trong Ban Quản trại.

- Đoàn A NÔ MA: Với 2 tiết mục: Em làm việc thiện và Theo Mẹ đến chùa

- Đoàn NI LIÊN: Với 2 tiết mục: Mẹ già như Chuối Ba Hương và Người nước ngoài.

- Đoàn KIỀN TRẮC với 2 tiết mục: Phụ nữ các dân tộc Việt Nam và Tam Tạng thỉnh kinh.

- Đoàn KIÊN THỆ với 2 tiết mục: Dân tộc Ấn Độ và Việt Kiều Yêu nước.

Mỗi tiết mục các em diễu hành qua lễ đài đều gây được nhiều ấn tượng và cảm tình cho người xem.

Đặc biệt hơn nữa – hội Hiếu lần nầy có chương trình lễ Cài Hoa đã mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp nhất.

Lúc 9 giờ 30 ngày 15/7 Kỷ Tỵ (PL 2533) Lễ Cài Hoa được tổ chức trước Lễ Đài Bông Hồng Cài Áo – dưới sự chứng kiến của các đạo hữu trong Ban Đại diên và khuôn hội.Dịp này, Gia đình Phật tử An Hải tình cờ đến sinh hoạt giao lưu.

Toàn thể Huynh trưởng và Đoàn sinh trên 200 người tập trung trước lễ đài. Đội ngũ ngay ngắn, yên lặng, đón chào lễ Cài Hoa.

 

Sau khi anh Trần Nhơn đọc diễn văn “Ý nghĩa Lễ Cài Hoa” trong giây phút thiêng liêng cao quý này, từng lời diễn văn đã khắc sâu vào lòng anh em chúng tôi, không ai bảo ai, niềm cảm xúc như đã trào dâng, tất cả đều yên lặng để nghe tiếng lòng thổn thức.

Sau đó em Huỳnh Thị Vân hát bài Lòng Mẹ, tiếng hát đã gợi lên tình mẹ bao la, làm xúc động khôn cùng. Tiếp theo bác Đặng Văn Kha cài hoa hồng tượng trưng chia vui cùng những ai diễm phúc còn mẹ hiền, trong tiếng hát của em Võ Văn Thành với bài Bông Hồng cài áo, Bác Kha cũng đã cài từng đóa hoa Hồng trắng để cùng chia sẻ cho những ai không may mắn đã mất đi bóng dáng mẹ hiền, trong tiếng hát em Lê Văn Hưng với bài Tâm sự người Cài Hoa Trắng.

Buổi lễ cài hoa đã thấm sâu vào lòng mọi người, mang trọn ven ý nghĩa cao đẹp của mùa Vu Lan, Báo Hiếu, niềm cảm xúc dâng trào trong giờ phút thiêng liêng nầy, để cho những giọt lệ tự nhiên rưng rưng không ai nói với ai thành lời mà chỉ nghe âm vang những tiếng nấc nghẹn ngào.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1990 – 1991

 

Liên Đoàn Trưởng  :       Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                      :       Anh Trần Nhơn

Thủ quỹ                    :        Anh Hồ Văn Sáng

Thiếu Nam              :       Anh Lê Văn Xuân

                                            Anh Lê Văn Dậu

                                            Anh Trần Văn Năm

                                            Anh Trần Văn Sáu

Thiếu Nữ                  :        Chị Lê Thị Năm

                                            Chị Phạm Thị Đích

                                            Chị Lê Thị Sa

                                            Chị Lê Thị Thanh.

Thiện Sinh               :        Anh Trần Nhơn (K)

                                            Anh Phùng Đấu

                                            Anh Huỳnh Văn Hương.                     

Oanh Vũ Nam          :        Anh Đặng Văn Xuân

                                            Lê Văn Bốn

                                            Anh Huỳnh Hải Lân

                                            Anh Nguyễn Ngọc Thành

Oanh Vũ Nữ            :        Anh Võ Văn Lung

                                            Anh Hồ Văn Sáng

                                            Anh Huỳnh Văn Giám

                                            Anh Nguyễn Lương Nữa.

 

 

Tháng Giêng Canh Ngọ: 1/1990 – PL 2534

Để tỏ lòng tri ân đức Từ Phụ Thích Ca, người cha lành đã tìm ra con đường giải thoát mọi khổ đau của cuộc đời. Nhân ngày khánh đản của Ngài 15/4 PL 2534 (1990)

Anh em chúng tôi hội ý thống nhất: Tổ chức đi vận động bà con ân nhân, thiện nam, tín nữ. Cuộc vận động chưa tới 1 tháng mà thành công thật bất ngờ. Đa số những anh chị mà chúng tôi đến vận dộng đều cảm thông, đã khích lệ và cúng dường rất nhiệt tình, kẻ 5000, người 10.000 số tiền vận động trên 500.000 đ.

Với số tiền này, chúng tôi nhờ anh Chiến (điêu khắc Đà Nẵng) tạo cho một tượng Đản Sanh cao 1,1 mét. Ngoài ra số tiền còn lại chúng tôi nhờ em Phan Văn Xuân ráp cho một bộ âm li với Loa cho giáo hội và Gia đình Phật tử.

15/4 Canh Ngọ: 1990 – PL 2534:

Thay hình thức trại, các em Đoàn sinh tập trung tại chùa từ 14 – 15/4/ Canh Ngọ. Có chương trình sinh hoạt KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN, đồng thời có chương trình văn nghệ mừng thành tựu tạc tượng Đản Sanh.

15/7 Canh Ngọ: 1990 – PL 2534:

Thời gian 3 năm tái sinh hoạt trôi qua (1988 – 1990) Phát xuất từ lòng yêu Đạo, Yêu tổ chức Áo Lam – Sen Trắng, một số Huynh trưởng đã thật sự dấn thân xây dựng Gia đình – dìu dắt đàn em bước theo tôn chỉ Gia đình Phật tử.

Ngoài ra vẫn còn một số cựu Đoàn sinh với lứa tuổi trung niên, có hoàn cảnh cá nhân riêng biệt, đã có gia đình, có vợ, chồng, con cái. Ngoài việc kinh tế gia đình, hai vai gánh nặng, bôn ba xuôi ngược giữa trường đời để tìm kế sinh nhai.

Tuy vậy, về niềm tin, các em luôn luôn hướng về mái chùa xưa. Ước mong chung tay xây dựng Gia đình Phật tử. nhưng vì điều kiện các em không thể đến sinh hoạt với gia đình Phật tử mỗi chiều chủ nhật, nhưng các em cũng không thể sinh hoạt như các bác đạo hữu.

Từ đó chúng tôi nghĩ rằng: các em là mối giao lưu giữa hai thế hệ trẻ và già:

- Với Thế hệ trẻ: các em không còn linh hoạt, tung tăng, nhảy múa, ca hát, đùa giởn, thể hiện đức tính động.

- Với thế hệ Già: Các em cũng không phải quá yên lặng, gò bó, chậm chạp, thể hiện đức tính Tỉnh.

Có nghĩa là về mặt tâm – sinh  lý các em đang  ở giữa động và tỉnh, mà giữa động và tỉnh phải có một khoảng đời sống, mà sống sao cho phù hợp với thế hệ trẻ và không lỗi thời với thế hệ già.

Cũng từ bao thao thức nầy vào ngày 15/7 PL 2534 (1990) Ban Huynh trưởng chúng tôi đã họp và quyết định thành lập Đoàn Thiện Sinh, tiền thân của Đoàn Nam Nữ Phật Tử để quy tụ số Đoàn sinh trung niên, đã có gia đình, nhưng đức tin vẫn vững, luôn yêu mến đạo, yêu mến Gia đình Phật tử.

Sinh hoạt vào tối ngày rằm – mồng một. Thời gian từ 7 đến 9 giờ.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1991 – 1992

 

Gia Trưởng               :      Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng   :       Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                       :      Anh Trần Nhơn

Thủ quỹ                     :       Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                :       Anh Trần Nhơn (K)

                                            Anh Phùng Đấu

                                            Anh Huỳnh Văn Hương.                  

Thiếu Nam                :       Anh Lê Văn Xuân

                                            Anh Đặng Văn Xuân

                                            Anh Trần Văn Sáu

Thiếu Nữ                   :       Chị Lê Thị Năm

                                            Chị Phạm Thị Đích

                                            Anh Trần Văn Năm

                                            Anh Huỳnh Văn Giám.

                                            Anh Lê Văn Bốn

Oanh Vũ Nữ             :       Anh Hồ Văn Sáng

                                            Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                            Anh Nguyễn Lương Nữa.

Huynh trưởng tập s:     Chị Nguyễn Thị Huệ

                                            Chị Trịnh Thị Chính

                                            Chị Đặng Thị Nga  –

                                            Anh Nguyễn Lê Đức Minh

                                            Huỳnh Văn Cử.

 

            Qua 3 năm tái sinh hoạt. Dẫu rằng anh em chúng tôi vận động rất nhiều lần, các anh cựu Huynh nhưng người lý do này, kẻ lý do kia đều đáp trả bằng sự từ chối, không tham gia cùng Ban huynh trưởng. Cuối cùng chúng tôi quay lại vận động Bác Đặng Văn Kha vào chức vụ Gia trưởng đã được bác hoan hỷ nhận lời.

Tháng chạp 1990

 

Sau buổi liên hoan cuối năm của gia đình:

Để kỷ niệm Chu niên lần thứ 4 của Gia đình và mừng ngày Khánh Đản PL 2535.

Chúng tôi quyết tâm thể hiện cho bằng được sức sống truyền thống như chu niên lần thứ 15 của Gia đình Phật tử Tân Thái (1974 – PL 2525)

A.- Triển lãm: A Phùng Đấu, A Lê Văn Bốn phân công từng đoàn và cá nhân Huynh trưởng Đoàn sinh thực hiện các mô hình, mỹ thuật, nữ công gia chánh, thiêu thùa, may vá....

B.- Báo Chí: Anh Trần Văn Sáu, A Trần Văn Năm cố gắng thực hiện cho bằng được tờ báo tường 10 thước mang tên Hương Lam – tập trung bài vở duyệt, sửa và lên khuôn.

C.- Sân khấu: Anh Nguyễn Lương Nữa, Anh Đặng Văn Xuân, Anh Huỳnh Văn Giám, Anh Huỳnh Văn Hương chuẩn bị mượn và tập kết vật tư để thực hiện

D.- Ánh Sáng: Anh Lê Văn Xuân – Anh Nguyễn Ngọc Thành mượn típ, đèn, thiết kế các pha góc, pha trần, pha trước, đèn quay....

E.- Hóa Trang: Anh Võ Văn Lung, Hồ Văn Sáng, Phạm Thanh Tri, Nguyễn Lê Đức Minh đã bám trụ tại nhà Anh Hồ Văn Sáng để may những trang phục cho các tiết mục múa, nhạc cảnh, và những thiết bị cần thiết như mũ, nón, gàu, chèo, gùi, kiếm, cung.....

G.- Trình bày: Anh Trần Nhơn và Đỗ Phú Hài trình bày tổng thể (báo chí, sân khấu....)

H.- Hậu cần – Hóa trang: Chị Lê Thị Năm, Phạm Thụy Đích, Lê Thị Sa, và nữ Thiện Sinh.

I.- Hài kịch – Gây hài: Lê Văn Dậu, Lê Trung Thành, Nguyễn Lê Đức Minh, Phạm Thanh Tri.

K.- Văn Nghệ: Anh Trần Nhơn và Chị Lê Thị Năm

Chúng tôi lên chương trình tổng thể và chọn đội văn nghệ từ Oanh vũ đến ngành Thiếu

* Oanh vũ Nam – Nữ: Trần Quang Việt, Phùng Vỹ Đạo, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Văn A, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Lê Anh Huy, Cu Ba, Uyển Thanh, Bé Bảy, Bé Liên, Bé Thanh, Bè Rền.

* Thiếu Nam – Nữ: Nguyễn Lê Đức Minh, Phạm Thanh Tri, Nguyễn Văn Dũng, Trần Trọng Lê Vũ, Nguyễn Văn Mười (Nô), Nguyễn Văn Mười (Lộ), Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Văn tin, Đặng Thị Nga, Trần Thị Mai Thy, Võ Thị Kiều Loan, Tôn Nữ thị Xuân, Tôn Nữ Ánh Tuyết, Lê Thị Hiệp, Lê Thị Hằng, Lê Thị Thương, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Tường Hoài, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Phương, Lê Thị Năm, Lê Thị Mai, Võ Thị Tuyết Lê.

Và tiến hành luyện tập hằng đêm, từ các em chưa biết múa, chưa biết hát, vậy mà các em tôi vẫn say sưa luyện tập, ngày đi học, lao động vì cuộc sống, tối theo anh chị luyện tập không quản mệt nhọc, suốt 3 tháng dài trong sự cố gắng của Ban Văn nghệ chúng tôi đã hoàn thiện được 25 tiết mục gồm đủ thể loại:

 

 

* Hợp ca             :   - Phật Giáo Việt Nam

* Hợp xướng     :   - Dân ca ba miền.

* Tốp ca              :   - Em đến chùa (Oanh vũ nữ)

* Đơn ca             :   - Lòng mẹ           (Thúy Vân)

                                 - Quê Hương (Lê Thị Hà)

                                 - Trái Tim Bồ Tát (Lê Thị Năm)

                                 - Về Dưới Phật Đài (Huy Thành)

                                 - Cô Gái Sầm Nưa (Nhơn)

                                 - Trầm Đốt ( Huy Hưng)

* Song Ca           :   - Lý Cây Bông    (Quang Việt – Anh Hy)

* Hát múa           :   - Em đi chùa Hương      (Hà và tốp múa)

* Múa                  :   - Trống Cơm      (Oanh vũ Nam – nữ)

                                 - Đêm Lam Sơn (Oanh vũ Nam – Nữ)

                                 - Cho con đến với Gia đình (Oanh vũ Nam – Nữ)

                                 - Giã gạo dưới trăng (thiếu Nữ)

                                 - Những cô gái Quan Họ (nữ Thiện sinh)

                                 - Mùa xuân trên nương rẫy (Thiếu nữ)

                                 - Ánh Đạo Vàng      (Thiếu Nữ)

* Liên khúc múa - Dâng Hoa cho nước – Bông Hồng Cài Áo

* Múa                  :   - Rừng Sơn cước         (thiếu Nam – nữ)

                                 - Chàm Rông                  (thiếu Nam – nữ)

                                 - Ra khơi                       (thiếu Nam – nữ)

* Nhạc Cảnh      :   - Tiếng dân chài (Dậu, Tri, Quang, Việt, Tố)

                                         - Hùng ca Dân Tộc (Minh, Tri, Dũng, Thanh, Xuân, Vân)

                                         - Hòn Vọng Phu (Trang, Thanh, Trang, Ánh, Chung, Tư, Thủy, Nhẫn, Vân)

 

Đại lễ Phật Đản PL 2535 và kỷ niệm chu niên lần thứ 4 (tái Sinh hoạt) được tổ chức có lễ đài trang nghiêm, hài hòa, phòng triển lãm trưng bày sức sống Gia đình Phật tử và một đêm văn nghệ do anh em chúng tôi thực hiện.

- Anh Trần Nhơn chịu trách nhiệm nội dung chương trình và Chỉ huy chung.

- Trần Văn Sáu, Lê Văn Bốn, Đỗ Phú Hải, phía sau sân khấu, phục vụ ánh sáng trang trí tiết  mục, kiêm trật tự hậu trường.

- Lê Văn Xuân: Kỹ thuật điện.

- Hồ Văn Sáng: Phụ trách ánh sáng và đèn quay.

- Võ Văn Lung, Huỳnh Hải Lân: Trật tự sân khấu,

- Lê Thị Năm: Xướng Ngôn,

- Phạm Thụy Đích – Lê Thị Sa – Lê Thị Hạnh: Phụ trách hậu cần và hóa trang tiết mục.

- Các Huynh trưởng khác trật tự vòng ngoài.

Chương trình đêm diễn chúng tôi với 22 tiết mục gồm hợp ca, tốp ca, múa, nhạc cảnh, hoạt cảnh, hài kịch, đã được đông đảo bà con xa gần khen ngợi từ hình thức đến nội dung, đã thất ự đi vào lòng người những tình cảm êm ái nhẹ nhàng.

Những tiết mục gây hài do Dậu, Trung Thành, Đức Minh, Thanh Tri biểu diễn cũng đã gây nên những tràng cười rộn ràng, cho đến lúc chia tay như hãy còn đọng lại trên môi mọi người, những nụ cười luyến tiếc.

Một kỷ niệm chúng tôi còn nhớ như in hôm ấy tiếc mục cuối cùng là hợp xướng Dân ca ba miền. Anh Trần Nhơn điều khiển toàn ban lên sân khấu. Hôm nay các em hát sao mà hay lạ.

Theo tay tôi, các em hát rất nhịp nhàng, hùng hồn, say sưa, linh hoạt. Trong khung cảnh hài hòa đẹp đẽ lúc này, với tiếng hát rộn ràng, nhịp nhàng của các em, có lúc Anh Trần Nhơn  phải nhảy, phải hét lên với các em trong những đoạn sôi nỗi, giây phút say sưa đã bắt nhịp giao hoà mang lại cho chúng tôi thành công mỹ mãn.

Nhạc dứt, Anh Trần Nhơn thay mặt các em cúi đầu chào tạm biêt. Vậy mà, trước mắt chúng tôi một rừng người yên lặng, bà con nhìn chúng tôi không động đậy, chúng tôi cúi đầu chào và tự phát bài Hồn Lửa Thiêng.

Không hiểu sao, các em lại nhạy bén đến thế. Luyện tập không có bài nầy, vậy mà trong giờ phút giao thoa thân ái nầy, trăm lòng như một, đã đồng loạt cất lên bài Hồn Lửa Thiêng, chúng tôi vừa hát vừa vẫy tay chào tạm biệt bà con. Khi đó bà con lần lượt ra về, nhưng những ánh mắt vẫn còn nhìn lại chúng tôi như còn lưu luyến.

 

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1992– 1993

 

Gia Trưởng                 :      Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng     :      Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                         :     Anh Trần Nhơn

Thủ quỹ                       :      Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                  :      Anh Lê Hoàng Minh

                                             Anh Phùng Đấu

                                             Anh Huỳnh Văn Hương.                    

Thiếu Nam                  :     Anh Lê Văn Xuân

                                             Anh Trần Văn Sáu

Thiếu Nữ                     :      Chị Lê Thị Năm

                                             Chị  Phạm Thụy Đích

                                             Anh Trần Văn Năm

                                             Chị Đặng Thị Nga       

Oanh Vũ Nam             :      Anh Đặng Văn Xuân

                                             Anh Nguyễn Lương Nữa

                                             Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                             Anh Huỳnh Văn Giám

                                             Anh Huỳnh Văn Cư

Oanh Vũ Nữ               :      Anh Hồ Văn Sáng

                                             Anh Võ Văn Lung

                                             Anh Lê Văn Bốn

                                             Anh Nguyễn Đức Lê Minh

Huynh trưởng tập sự :     Anh Phạm Thanh Tri.

 

15/3/1992: tổ chức tập huấn cho Thiếu Nam và Thiếu Nữ ;

Chương trình tập huấn:

7 giờ           : Tập họp chung

8 giờ           : Lễ Phật – Lễ Gia đình.

8 giờ 30     : Sinh hoạt, chia đội chúng.

9 giờ           : Tập huấn đóng lều nhanh (Anh Trần Nhơn và Lê Văn Xuân)

10 giờ         : Tập huấn nấu cơm (Chị Năm, Chị Lê Thị Sa)

10 giờ 15   : Tập huấn cắm hoa ( Chị Đích)

10 giờ 30   : Tập huấn truyền tin (Anh Nguyễn Đức Lê Minh)

11 giờ         : giải lao

11 giờ 15   : Tập huấn sinh hoạt (anh Võ văn Lung, Anh Đặng Văn Xuân)

11 giờ 30   : Cơm trưa, nghĩ.

13 giờ         : Tập họp chung, sinh hoạt Đội Chúng.

14 giờ         : Tập huấn mật thư (Anh Trần Văn Sáu)

15 giờ 30   : Lễ Phật toàn gia đình.

16 giờ         : Sinh hoạt chung gia đình

17 giờ         : Bế mạc – Dây thân ái.

 

      22/3/1992 (19/2 Nhâm Thân – PL 2536)

Trại Họp Bạn ngành Thiếu Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng: Tổ chức tại chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn, nhân ngày lễ Hội Quán Thế Âm 19/2 Nhâm Thân

Lần đầu tiên đơn vị Gia đình chúng tôi tham gia, cọ xát thi đua với các đơn vị trong thành phố (sau 1975)

Tinh thần các em tôi rất phấn khởi, chuẩn bị đủ các thứ, cổng trại, lều trại, ba lô, gậy, dây, gàu, thùng, rỗ, rá, son nồi, đồ dùng cánhân.

Ngày lên đường, 6 giờ sáng các em tập trung kiểm tra đội ngũ, vật dụng trại sinh, chúng tôi dặn dò các em những điều cần thiết khi đến đất trại. Tư cách của một trại sinh Gia đình Phật tử nhất là giữ cho được tính tự giác, chấp hành kỷ luật, hòa đồng, thân thiện, thi đua, nhưng không hẹp hòi, vị kỷ, ganh tị.

Nhìn các em xuất phát trong đội hình đoàn phục đầy đủ, đi xe đạp theo đoàn, Biết nghe lời anh chị trưởng dặn dò, lòng chúng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả, vui là vui cho Gia đình Phật tử đã thật sự hồi sinh, các em tôi đã trưởng thành.

Lạy Phật, từ nay chúng con đã có đường đi

Ánh Đạo Vàng mãi mãi nguyện ghi.

Đợt trại này đơn vị Gia đình Phật tử Tân Thái đã giành được những phần thưởng

- Giải nhất đóng lều nhanh.

- Giải Nhất hóa trang Trần Nhân Tông.

- Giải nhì Kéo co.

* Lễ Phật Đản PL 2536 – Nhâm Thân 1992.

Tham gia cùng Giáo hội thiết kế tôn trí Lễ Đài từ ngày mồng 2/4 đến 12/4 Nhâm Thân thì hoàn tất. Hình ảnh lễ đài trang nghiêm, đẹp đẽ.

Để góp phần công đức nhỏ bé của mình cúng dường ngày Đản Sanh đức Từ Phụ – Ban Văn nghệ gia đình đã tập hợp đội ngũ luyện tập hằng đêm từ rằm tháng giêng, cùng công sức đóng góp của anh chị Huynh trưởng phụ trách từng bộ phận:

- Ánh sáng âm thanh: Lê Văn Xuân, Nguyễn Ngọc Thành, Lê Văn Thành (Chín)

- Trình bày sân khấu: Trần Văn Sáu, Lê Văn Bốn, Nguyễn Lương Nữa, Huỳnh Văn Giám,

- Phục trang: Võ Văn Lung, Hồ Văn Sáng, Nguyễn Đức Minh, Phạm Thanh Trì.

- Hóa trang: Phạm Thụy Đích, Lê Thị Sa, Nữ Thiện Sinh

Tổ chức đêm văn nghệ cúng dường Phật đản vào tối 14/4/Nhâm Thâm đã được đông đảo đạo hữu và thập phương thiện tín khen ngợi từ nội dung đến hình thức. Nhân dịp nầy Gia đình Phật tử Tân Thái chúng tôi đã thực hiện một cuốn video kỷ niệm ngày Đản sanh Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

 

* Lễ Hiệp Kỵ 15/7/Nhâm Thân

Đã từ lâu với hoài bão của ban Huynh trưởng tổ chức lễ Hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh đã từng gắn bó xây dựng Gia đình Phật tử địa phương để nói lên lòng yêu mến, tưởng nhớ những vị gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh đã từng sống chết vì lý tưởng và cũng để nối nhịp cầu cảm thông giữa những kẻ mất, người còn.

Từ nay chúng tôi chọn ngày 15/5 ÂL làm ngày Hiệp Kỵ. Lễ Hiệp kỵ đã được tổ chức vô cùng trang nghiêm dưới sự chứng minh và chủ sám của Đại đức Thích Minh Thành – trong lễ Hiệp kỵ này, chúng tôi có mời thân nhân các gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh quá cố về dự để chứng kiến lòng biết ơn và nhớ ơn của người Phật tử.

* Lễ Vu Lan 15/7 Nhâm Thân: Ngoài việc tham gia cùng Giáo hội tổ chức thuần túy lễ Cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, thất thế phụ mẫu, nhân mùa Vu lan chúng tôi đã phát động mùa Hiếu từ 15/6 đến 15/7 ÂL đến với toàn thể Huynh trưởng, Đoàn sinh. Với mục đích nói lên tinh thần cùng thể hiện hành động báo đáp tứ ân của người Phật tử

- Tổ chức lễ Cài Hoa.

- Tham gia Trại hiếu Ngành Oanh Gia đình Phật tử quận.

* Đạt giải nhì xây Tổ Đàn.

* Rằm tháng 8 – Trung thu:

Nhân ngày Tết Nhi đồng Việt Nam – Chúng tôi tổ chức cho các em rước đèn Trung thu từ các đường phố về chùa vui múa lân, ăn bánh kẹo.

* Lễ Thành Đạo 8/12 Nhâm Thân

Nhân lễ Thành Đạo, cũng là ngày hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng. Ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng tổ chức Lễ Hiệp kỵ và trưng bày hình ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng.

Gia đình Phật tử Tân Thái đã tham gia đóng góp cho lễ Hiệp kỵ đồng thời tham gia trưng bày sức sống.

Trong dịp này Gia đình Phật tử Tân Thái được Ban hướng dẫn Đà Nẵng đánh giá: “Gia đình Phật tử có sức sống mạnh” và đã tặng Bằng khen, cờ danh dự “Đơn Vị Xuất sắc”

* Gia đình Phật tử Tân Thái trưng bày triển lãm gồm:

- Tờ báo tường 10 thước,

- Một số hình ảnh hoạt động, thủ công mỹ nghệ thêu thùa, Bảng gút, morse, Semaphore.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1993 – 1994

 

Gia Trưởng              :           Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng  :           Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                     :           Anh Trần Nhơn

Thủ quỹ                    :           Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh               :            Anh Lê Hoàng Minh

                                                Anh Phùng Đấu

                                                Anh Huỳnh Văn Hương.                  

Thiếu Nam               :           Anh Lê Văn Xuân

                                                Anh Trần Văn Năm

                                                Anh Nguyễn Lê Đức Minh

                                                Anh Phạm Thanh Trì

Thiếu Nữ                  :            Chị Phạm Thụy Đích

                                                Anh Trần Văn Sáu

                                                Chị Đặng Thị Nga     

Oanh Vũ Nam          :            Anh Đặng Văn Xuân

                                                Anh Nguyễn Lương Nữa

                                                Anh Hồ Văn Sáng

                                                Anh Huỳnh Văn Cư,

                                                Anh Huỳnh Văn Giám

Oanh Vũ Nữ            :            Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                                Anh Võ Văn Lung

                                                Anh Lê Văn Bốn

Huynh trưởng tập sự:         Anh Lê Công Chính

 

Tham gia Trại Huấn luyện Huynh Trưởng Cấp II -Huyền Trang (1993) do Ban Hướng dẫn Đà Nẵng tổ chức khai khóa vào ngày 15/5/1993.

 

Bác Đặng Văn Kha (Trại sinh danh dự)

Anh Trần Nhơn.

Anh Trần Văn Sáu.

Anh Lê Hoàng Minh

Anh Lê Văn Xuân.

Anh Đặng Văn Xuân

Anh Võ Văn Lung

Chị Phạm Thụy Đích.

 

Kỳ trại nầy, anh em chúng tôi được Hội đồng trại sinh bầu vào Ban Báo chí gồm có các Anh, Chị: Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Phạm Thụy Đích, Trương Quang Vận (Hòa Cường), Lê Đình Mãi (Tân Hòa)

Chúng tôi đã tập hợp bài vở của Trại sinh, sửa bài và lên khuôn mẫu viết tay, sau đó đến nhờ anh Châu Khắc Đinh (Thuận Thành) quay Roneo. Hôm đến gặp anh Đinh để trao đổi việc thực hiện đặc san Huyền Trang 93, chúng tôi gặp một người khách cũng đang chờ quay roneo (cũng đang chờ giao dịch) sau khi nghe chúng tôi trao đổi công việc, người khách ấy đã tự nguyện ủng hộ chúng tôi 50.000 đồng, giới thiệu “Anh là Huynh trưởng Gia đình Phật tử Thừa Thiên – Huế – Rất cảm kích trước tâm đạo nhiệt thành của anh em, trong thời buổi khó khăn này mà vẫn thực hiện được đặc san Huyền Trang”.

Chúng tôi cảm ơn anh và chia sẻ nỗi cảm thông trong tình Lam Thân ái.

15/2 Quý Dậu – 1993 – Tổ chức Đại hội Giáo hội và Ban Huynh trưởng:

19/2 Quý Dậu – 1993:

Tham dự trại họp bạn ngành thiếu Gia đình Phật tử Đà Nẵng và Nam, Bắc Hòa Vang, nhân ngày hội Quán Thế Âm –Ngũ Hành Sơn Non nước đã đem lại những thành quả xuất sắc cho Gia đình.

- Giải Nhất Văn nghệ toàn tỉnh với tiết mục: Múa Ánh Đạo Vàng.

- Giải nhất toàn tỉnh bộ môn Nấu Cơm Nam

- Giải Nhất Quận 3 bộ môn Nhảy bao Nam

- Giải nhất toàn tỉnh bộ môn Nhảy bao nữ

- Giải Nhì Toàn tỉnh bộ môn Nhảy bao Nam

- Giải Ba toàn tỉnh bộ môn Nhảy bao nữ

- Giải Nhất Quận 3 bộ môn xe đạp chậm Nam

- Giải ba toàn tỉnh bộ môn xe đạp chậm

- Nhận cờ danh dự Ban Hướng Dẫn tặng “Đơn Vị Xuất Sắc”

- Tổ chức kỷ luật – Đơn vị Quận.

 

19/6 Quý Dậu tham dự trại ĐỨC HẠNH NGÀNH NỮ do Ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng tổ chức.

 

- Đạt giải Nhất Báo chí Ngành Nữ.

 

15/7 Quý Dậu: Tham gia Hội Hiếu Ngành Oanh do Ban Hướng Dẫn ĐÀ Nẵng tổ chức tại chùa Pháp Lâm.

 

- Đạt giải Nhất Báo chí Ngành Oanh.

- Đạt giải Nhì Phật Pháp.

 

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1994 – 1995

 

Gia Trưởng                      :     Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng          :     Anh Trần Văn Nhứt

Thư Ký                             :     Anh Trần Nhơn

            Thủ quỹ                            :     Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                      :      Anh Trần Nhơn (K)

                                                 Anh Phùng Đấu

                                                  Anh Huỳnh Văn Hương

                                                  Chị Lê Thị Sa         

Thiếu Nam                       :      Anh Lê Văn Xuân

                                                  Anh Đặng Văn Xuân.

                                                  Anh Lê Văn Dậu

                                                  Anh Trần Văn Năm

                                                  Anh Nguyễn Đức Lê Minh

Thiếu Nữ                          :      Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

                                                  Phạm Thụy Đích

                                                  Anh Trần Văn Sáu

                                                  Chị Đặng Thị Nga 

                                                  Nguyễn Thị Tường Vy

                                                  Chị Võ Thị Kiều Loan

Oanh Vũ Nam                 :      Anh Huỳnh Văn Giám

                                                  Anh Hồ Văn Sáng (K)

                                                  Anh Nguyễn Lương Nữa

                                                  Anh Huỳnh Văn Cư

                                                  Anh Nguyễn Văn Minh

Oanh Vũ Nữ                    :      Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                                  Anh Võ Văn Lung

                                                  Anh Lê Văn Bốn

                                                  Chị Lê Thị Thủy

                                                  Chị Nguyễn Thị Tường Vân

                                                  Anh Lê Công Chính

 

 

Gia đình chúng tôi đang hoạt động bình thường, những tưởng dòng đời trôi êm ả, nào ngờ cơ chế xã hội lại khắc khe. Mọi hoạt động của Gia đình Phật tử bị hạn chế, bởi vì Gia đình Phật tử chưa được công nhận. Không cho sinh hoạt, không cho mặc Đoàn Phục. Lo lắng cho gia đình sẽ bị mai một theo thời gian, nếu kéo dài tình trạng nầy không khéo một ngày nào đó hình bóng Gia đình Phật tử sẽ không còn nữa.

Không chấp nhận bởi những hạn chế nầy.

Anh em chúng tôi phải lặn lội vào tận Hội An thỉnh ý kiến của Thầy Long Trí, gặp thầy tại chùa Long Tuyền, vào dịp chùa đang kỵ Tổ, thầy Mỹ Quang Chẩn tế. Sau khi nghe chúng tôi trình bày tự sự, thầy ôn tồn dặn dò “Lấy thiên biến ứng vạn biến” Hãy “Tùy duyên bất biến”

Sau khi nghe thầy dặn dạy, chúng tôi thấy lạc quan hơn. Chúng tôi nghĩ rằng “đây là những thử thách ý chí, kiên định lập trường phục vụ lý tưởng của chúng tôi. Trong cuộc đời làm sao tránh khỏi những nghịch duyên. Đường đi đến đích cứ mãi mãi bằng phẳng thì chẳng một chút nào vinh quang cho lắm. Từ đó chúng tôi càng tự tin và tỉnh táo hơn, chúng tôi không còn nôn nóng nữa mà dè dặt hơn trong mọi hoạt động của mình. Anh em Huynh trưởng tập trung thảo luận để tìm phương án tốt nhất, sau khi thảo luận, chúng tôi thống nhất phương án (không mặc đoàn phục – không sinh hoạt vòng tròn, không tập họp đội ngũ mà chuyển qua hình thức dọn vệ sinh và chơi thể thao. Bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, vũ cầu...) cứ như thế, vào chủ nhật, 8 giờ sáng thì anh cầm rựa, đứa mang xẻng, đứa mang rỗ, gàu thùng... đến chùa, chúng tôi phân chia toán trước, toán sau, toán trong, toán ngoài phần ai làm việc nấy. Nhóm quét sân, quét chánh điện, lau tường, lau chùi bàn thờ, nhóm phát bờ dậu, nhóm đốt rác... cứ vậy lao động thay cho sinh hoạt tập thể. Sau giờ lao động, chúng tôi chơi thể thao, giờ giải lao chúng tôi đưa vào những mẫu chuyện đạo, những đề tài Phật Pháp ngắn gọn, để tô bồi và un đúc đức tin TAM BẢO cho các em. Xác định cho các em lý tưởng phải tôn thờ. Đồng thời nhắc nhở các em giữ gìn phẩm chất làm người, tránh xa những cạm bẫy đang bủa giăng, khi đạo đức xã hội ngày càng bị băng hoại.

Với sứ mệnh người Huynh trưởng, anh em chúng tôi kiên trì bám đoàn, bám tổ chức, linh động duy trì nề nếp dưới mọi hình thức, tùy duyên phương tiện.

Tuy rằng chiếc áo Lam chúng tôi không mặc, nhưng trong tâm anh em chúng tôi màu Lam vẫn mãi mãi sáng ngời, giòng máu Lam vẫn nồng nàn tuôn chảy.

Huynh trưởng tham gia Lộc Uyển năm 1994 có :

 

-       Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Tường Vi, Nguyễn Thị Tường Vân, Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Lê Thị Thuỷ (QĐ 90BHD/ĐN 7/2/95)

-       Huynh trưởng tham gia A Dục năm 1994 có : Huỳnh Văn Hương, Nguyễn Lê Đức Minh (QĐ 145BHD/ĐN 9/8/95)

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1995 – 1996

 

         Liên Đoàn Trưởng :     Anh Trần Nhơn

         Thư Ký                     :     Anh Võ Văn Lung

         Thủ quỹ                    :     Anh Hồ Văn Sáng

        Phụ trách tu học các bậc  : Anh Trần Văn Nhứt, Anh Lê Hoàng Minh, Anh Trần Văn Sáu, Anh Lê Văn Xuân, Anh Đặng Văn Xuân, Anh Nguyễn Lương Nữa, Anh Nguyễn Ngọc Thành. Anh Huỳnh Văn Giám.

         Thiện Sinh              :      Anh Trần Nhơn, Anh Phùng Đấu

                                                 Anh Huỳnh Văn Hương. Chị Lê Thị Sa

         Thiếu Nam               :     Anh Nguyễn Đức Lê Minh - Chị Phan Thanh Tri

          Thiếu Nữ                 :      Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt Chị Võ Thị Kiều Loan,

                                                  Nguyễn Thị Tường Vy.

         Oanh Vũ Nam         :      Anh Huỳnh Văn Cư, Anh Nguyễn Văn Minh.

                                                 Anh Lê Công Chính

         Oanh Vũ Nữ           :      Chị Lê Thị Thủy, Chị Nguyễn Thị Tường Vân

 

  Chị Phạm Thụy Đích theo chồng chuyển sinh hoạt.

 

27/5/1995 (28/4 Ất Hợi)

Bỏ móng xây dựng Đoàn quán Gia đình Phật tử: Với sự hiện diện các Bác: Huỳnh Văn Tro, Lê Văn Hương, Lê Văn Sau, Ngô Thị Mua, Đặng Văn Kha, các anh chị Phan Văn Sỏ, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Mua, Võ Văn Tri, Nguyễn Văn Cận, Nguyễn Phi Anh, Lê Văn Đại, Võ Văn Lung, Trần Văn Sáu, Hồ Văn Sáng, Trần Văn Nhứt, Trần Nhơn, Đặng Văn Xuân, Nguyễn Đức Lê Minh, Đinh Thị Nhung.

29-30/4/Ất Hợi (28-29/5/1995)

Những ngày lao động xây dựng Đoàn Quán luôn luôn có mặt Bác Kha, các Anh Nhứt, Nhơn, Xuân Đặng, Xuân Lê, Sáng, Lung, Hương, Đức Minh, Phi Anh, Tri, Nữa, Chính, Thành, Cận, Sỏ.

-     Thiện Sinh: Tất, Vinh, Hường, Dậu.

-     Thiếu Nữ: Nhung, Nguyệt.

-     Thiếu Nam: Ty, Vũ, Thiện, Luân.

-     Oanh vũ Nam: Quang, Việt, Đạo, Thủy, Ý, Thân, Quốc.

   

Các bác, các anh chị đã hỗ trợ công trình xây dựng

Bác Mười  100.000 đ                        Anh Cận          20.000 đ

Anh Sỏ       50.000 đ                          Anh Tri             100 viên gạch

Anh Sáu    50.000  đ                         Chị Mận           100 viên gạch.

Anh Đại     20.000 đ                          Cô Chiêm        30.000 đ

Bác Hương20.000 đ                          Chị Cẩm          20.000 đ

Bác Sau     20.000 đ

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1996 – 1997

 

Gia Trưởng             :       Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng :       Anh Trần Nhơn

Thư Ký                    :       Anh Trần Văn Sáu

Thủ quỹ                    :       Anh Hồ Văn Sáng

              Thiện Sinh              :        Anh Trần Văn Nhứt

                                                         Anh Phùng Đấu.

                                           Anh Huỳnh Văn Hương

                                           Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam               :       Anh Đặng Văn Xuân

                                           Anh Nguyễn Lê Đức Minh

                                           Anh Trần Văn Năm

                                           Anh Lê Văn Dậu

Thiếu Nữ                 :        A Lê Văn Xuân

                                           Anh Trần Văn Sáu (K)

                                           Chị Đặng Thị Nga

                                           Nguyễn Thị Tường Vy

                                           Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Oanh Vũ Nam I       :       Anh Huỳnh Văn Giám

                                           Anh Huỳnh Văn Cư

                                           Anh Nguyễn Lương Nữa

Oanh Vũ Nam II      :       Anh Lê Văn Bốn

                                           Phạm Thanh Trì

                                           Anh Huỳnh Văn Hương

Oanh Vũ Nữ I          :       Anh Võ Văn Lung

                                           Chị Nguyễn Thị Tường Vân

                                           Anh Nguyễn Văn Minh

Oanh Vũ Nữ II        :        Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                           Anh Hồ Văn Sáng.

                                           Chị Lê Thị Thủy

 

19/2 Bính Tý – PL 2540 – 1996

Tham gia Trại Họp Bạn ngành Thiếu Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng vào dịp Lễ Hội Quán Thế Âm 19/2 tại Chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn.

Kỳ trại nầy, anh em chúng tôi đầu tư 2 phần:

- Hóa trang Quán thế Âm- Bé Na - Con chị Chính đi hóa trang ở tiệm trang điểm Sơn Chà, y, áo thì em Chính đặt may.

7 giờ sáng, Anh Lung có nhiệm vụ đưa bé Na đến địa điểm tập kết để diễu hành.

- Ánh sáng: Huynh trưởng chúng tôi thiết kế 1 kiệu rồng ( đặt ảnh tượng Ngài Quán Âm đứng lên) Hiền vẽ rồng quanh kiệu, có bắt điện (máy phát điện thì anh Trần Văn Sáu cho mượn) 10 đèn hoa sen cầm tay cũng chuyền bóng đèn vào hoa sen.

Giờ rước ánh sáng tối 18/2 Đội hình ánh sáng chúng tôi có:
Đi đầu là Đại Kỳ Phật Giáo (anh Bốn cúng dường)

8 Nữ thiện sinh cầm đại kỳ.

Tiếp theo là lồng đèn hoa sen mang dòng chữ “Gia đình Phật tử Tân Thái” do ĐoànThiện sinh thực hiện đi giữa.

10 đèn hoa sen do các em thiếu nữ cầm tay đi hai bên, cuối cùng là kiệu rồng Quán Thế Âm.

Kỳ trại này Gia đình Phật tử Tân Thái đã đạt được những phần thưởng xứng đáng:

- Giải Nhất Hóa trang Quán Thế Âm

- Giải Nhất rước ánh sáng.

- Giải Ba kỹ thuật lều trại

- Giải xuất sắc toàn diện.

15/4 PL 2540

Tham gia cùng Giáo hội thiết kế, xây dựng, tôn trí Lễ Đài trang nghiêm, đẹp, được Hòa thượng trưởng Ban Trị Sự Thành Hội khen ngợi.

- Biểu diễn đêm văn nghệ mừng Phật Đản mang lại kết quả khả quan.

14/5 Bính Tý – PL 2540

Tổ chức hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh Gia đình Phật tử.

14/7/1996

Tổ chức tập huấn Huynh trưởng, huấn luyện Đội, Chúng Trưởng, Đầu Thứ Đàn.

Để củng cố thêm niềm tin người Huynh trưởng đồng thời bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn sinh hoạt, điều khiển, lãnh đạo, anh em chúng tôi đã thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn trong ngày chủ nhật.

Vu Lan 1996 – Bính Tý – PL 2540

13/7 ÂL   - Lễ Cài hoa GĐPT

14/7 Âl    - Ngành Oanh Tham dự hội Hiếu Gia đình Phật tử quận Sơn Trà, đã đạt được những kết quả:

      - Giải nhì Văn nghệ.

      - Giải Nhì trang trí lều trại

      - Giải nhì kể chuyện

      - Giải nhì Hóa trang

      - Giải ba Tài năng.

21-22-23/7 Bính Tý (3, 4, 5/8/1996)

Tham gia cùng Giáo hội tổ chức Lễ Hoàn Nguyện Trùng tu (Đăng Đàn chẩn tế)

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1997 – 1998

 

Gia Trưởng             :   Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng :    Anh Trần Nhơn

Thư Ký                     :   Anh Trần Văn Sáu

Thủ quỹ                    :    Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh              :    Anh Trần Văn Nhứt

                                       Anh Phùng Đấu.

                                       Anh Huỳnh Văn Hương

                                       Anh Trần Văn Năm

Thiếu Nam               :    Anh Đặng Văn Xuân

                                       Anh Hoàng Văn Giám

                                       Anh Trần Văn Năm

                                       Anh Lê Văn Dậu

Thiếu Nữ                 :    Anh Lê Văn Xuân

                                       Chị Đặng Thị Nga

                                       Anh Võ Văn Lung

                                       Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

                                       Chị Nguyễn Thị Tường Vy

                                       Chị Võ Thị Kiều Loan

Oanh Vũ Nam         :    Anh Nguyễn Lương Nữa

                                       Anh Lê Văn Bốn.

                                       Anh Phạm Thanh Tri

                                       Anh Huỳnh Văn Hiền

                                       Anh Nguyễn Văn Minh

Oanh Vũ Nữ            :    Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                       Anh Huỳnh Văn Cư

                                       Anh Hồ Văn Sáng

                                       Anh Phạm Đình Quý

                                       Chị Nguyễn Thị Tường Vân

                                       Chị Lê Thị Thủy

 

Các Huynh trưởng, Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân xếp cấp Tín (QĐ số 17039/HD/TW/NV/QD – 01/01/1997) và đã thọ cấp tại chùa An Hải.

 

Phật đản PL 2541 Đinh Sửu – 1997

- Cùng Giáo hội tham gia tôn trí Lễ Đài Phật Đản tôn nghiêm, đẹp

- Tổ chức Trại Vô Ưu từ 14 giờ ngày 14/4 âm lịch đến 8 giờ ngày 16 tháng 4 âm lịch (Đinh Sửu – 2541)

20/6 Đinh Sửu: 1997 – PL 2541

Khởi công xây dựng Đoàn Quán đang bỏ dở.

Bầu ban xây dựng:

    Trưởng Ban   :          Bác Đặng Văn Kha

    Phó Ban          :          Anh Trần Nhơn

    Thư Ký             :          Anh Trần Văn Sáu

    Thủ Quỹ          :          Anh Hồ Văn Sáng.

 

Đốc công-Vật tư:       Anh Nguyễn Ngọc Thành

 

Công trình tiến hành xây dựng và hoàn thành vào ngày 15/7 Đinh Sửu – 1997 – PL 2541

-          Anh Trần Văn Sáu tặng 1 bàn họp cho Gia đình Phật tử.

-          Mua 22 ghế ngồi họp.

-          Trang bị toàn bộ gia đình hiệu, bảng tên cho Huynh trưởng.

-          Sắm 01 phông xanh trang trí sau tượng Bổn Sư ở Đoàn Quán.

19/6 Đinh Sửu – 1997

Tham gia Trại Đức Hạnh Ngành Nữ Gia Đình Phật Tử Đà Nẵng do Ban hướng dẫn tổ chức tại chùa Pháp Lâm

- Đạt Giải Nhì Văn Nghệ (không có giải Nhất)

- Đạt Giải Ba Năm Sắc Hào Quang.

15/7 Đinh Sửu - Vu Lan 2541

- Tổ chức Trại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN PL 2541 từ 07 giờ ngày 14/7 đến 18 giờ ngày 15/7 Đinh Sửu.

- Tổ chức Lễ Cài Hoa rộng rãi đến toàn thể Đạo hữu

- Phát thưởng cho 22 học sinh là Đoàn sinh, học sinh giỏi các trường phổ thông.

- Tổ chức tặng quà cho đấng sinh thành – nhân mùa báo hiếu – Vu Lan 2541.

Hội Hiếu Vu Lan PL 1\2541 đã đem lại kết quả rất khả quan, đã gây được ấn tượng sâu sắc đến toàn thể đạo hữu. Phụ huynh Đoàn sinh cũng như Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử. nói lên được ý nghĩa báo hiếu, báo ân của người Phật tử, cũng như công đức cao vời của cha mẹ, hai đấng sanh thành đã đem lại cho ta hình hài, sự sống và nuôi nấng, dưỡng dục chúng ta nên người hữu dụng.

31/8/1997

Thi vượt bậc Hướng Thiện, Sơ Thiện, Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng theo cụm phía bắc Sơn Trà. Tổ chức tại chùa Hải Hội

- Mở mắt           :   38 trúng cách.

- Cánh mềm     :   10 trúng cách

- Chân Cứng   :   1 trúng cách

- Hướng Thiện :   8 Trúng cách

- Sơ thiện         :   1 trúng cách

07/12/1997

Thi các Bậc Kiên, Trì, Định của Huynh trưởng tại chùa An Hải.

 

THNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1998 – 1999

 

Gia Trưởng                :       Bác Đặng Văn Kha

Lin Đồn Trưởng        :       Anh Trần Nhơn

Thư Ký                        :       Anh Trần Văn Sáu

Thủ quỹ                      :        Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                 :        Anh Trần Văn Nhứt

                                              Anh Phùng Đấu.

                                              Anh Huỳnh Văn Hương

                                              Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                 :       Anh Lê Văn Xuân

                                              Anh Huỳnh Văn Cư

                                              Anh Nguyễn Đức Minh

                                              Anh Phạm Thanh Tri

                                              Anh Trần Văn Năm

Thiếu Nữ                    :        Chị Nguyễn Thị Tường Vy

                                              Chị Đặng Thị Nga

                                              Chị Võ Thị Kiều Loan

                                              Anh Võ Văn Lung

Oanh Vũ Nam           :       Anh Đặng Văn Xuân

                                              Anh Huỳnh Văn Giám

                                              Anh Nguyễn Lương Nữa

                                              Anh  Nguyễn Văn Minh

                                              Anh Huỳnh Văn Hiền

Oanh Vũ Nữ              :       Anh Lê Văn Bốn

                                              Anh Nguyễn Ngọc Thành

                                              Anh Phạm Đình Quý - Anh Huỳnh Văn Ty.

                                              Chị Phạm Thị Thanh Tuyền

 

Phật Đản PL 2542–1998 Mậu Dần:

Mồng 2/4 nhân ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ PL 2542, ngoài việc tham gia thiết kế, tôn trí lễ đài cùng Giáo hội đến ngày 10/4 thì hoàn thành.

Lễ đài được Hòa thượng Trưởng ban Trị sự khen ngợi trong buổi tổng kết.

Gia đình Phật tử còn tổ chức những hoạt động cúng dường như cắm trại, văn nghệ, còn xây dựng một phòng trưng bày sức sống Gia đình Phật tử khởi công ngày 12/4 nhằm trang trí phòng triển lãm thêm sinh động và màu sắc, chúng tôi nhờ:

- Anh Huỳnh Văn Thanh: Trưng bày một số tác phẩm hội họa.

- Đạo hữu Nguyên Văn Nuôi: Trưng bày một số cây cảnh.

- Ban Huynh trưởng thực hiện mô hình chùa, mô hình Lễ Đài Phật Đản.

- Đoàn Thiện Sinh trưng bày Vịnh Hạ Long bằng gỗ, thực hiện các loại bánh.

- Đoàn Thiếu Nam: Mô hình Bồ Tát Quảng Đức.

- Đoàn Thiếu Nữ: Một số tác phẩm thêu, may, vá.

- Đoàn Oanh vũ nam: một số tác phẩm mỹ nghệ (Nhà sàn, thuyền nan...)

- Đoàn Oanh vũ Nữ: Mô hình vườn Lâm Tỳ Ni .

13/4 tham gia văn nghệ tại Quận Hội Sơn Trà

14/4 Tham gia Văn nghệ tại thành hội Phật giáo Đà Nẵng.

- Giải Nhất Múa Ánh Đạo Vàng.

- Giải Nhì Múa Từ Đàm Quê hương tôi.

- Giải Nhì Đơn Ca Về Dưới Phật đài (Lê Văn Dậu )

17 – 18/6/98 Tổ chức Trại Hiếu Hạnh Lục Hòa PL 2542

Nhân ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát 19/6 cũng là ngày truyền thống Đức hạnh của Gia đình Phật tử Việt Nam trên khắp miền đất nước và bằng nhiều hình thức, nơi nơi đều tổ chức lễ kỷ niệm để tri ân hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện giữa thế gian cứu khổ chúng sanh.

Với ý nghĩa ấy, Gia đình Phật tử Tân Thái tổ chức Trại Đức Hạnh mang tên Lục Hòa không ngoài mục đích:

1.- Phát động mùa hiếu đến rộng khắp Huynh trưởng và Đoàn sinh. Để khơi dậy hạt mầm hiếu hạnh đang tiềm ẩn trong mãnh đất tâm mỗi con người.

“Mùa Xuân nhẹ hạt đất tâm ước

Hạt đậu năm xưa hé miệng cười”

2.- Nhằm tổng kết tuyên dương phát thưởng cho Huynh trưởng, Đoàn sinh là những sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học, là những học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi ở các trường phổ thông trong năm học vừa qua.

3/- Cũng nhân dịp hè, Trại Lục Hòa được tổ chức để các em sinh hoạt tiếp cận với thiên nhiên hùng vĩ. Tắm mình trong nắng ấm, hít thở không khí trong lành để tâm hồn được tươi vui, thoải mái, thân thể  được rắn chắc, từ đó các em được tự nhiên hơn, hoạt bát hơn, dạn dĩ hơn với bạn bè tung tăng nhảy múa, vui đùa giữa biển trời mênh mông ngút ngàn sóng vỗ.

Đây cũng chính là bộ môn rèn luyện thể dục gắn liền với đức dục và trí dục của Gia đình Phật tử Việt nam.

Vu Lan Mậu Dần: 15/7 PL 2542

Tổ chức Trại MỤC KIỀN LIÊN nhân mùa Vu Lan 1998 Mậu Dần – PL 2542

Các hoạt động trại: Nhằm tổng kết mùa hoa hiếu hạnh, phát động từ 15/5 (ngày hội chu niên lần thứ 39 và hiệp kỵ Gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh quá cố)

Ngoài các hoạt động trại, còn tổ chức lễ Cài Hoa, Phát thưởng cho Đoàn sinh vượt khó, hiếu học, đạt thành tích học tập giỏi ở các trường phổ thông.

Tặng quà đấng sinh thành nhân mùa Vu Lan

Tổ chức đêm văn nghệ Hát về Mẹ.

* Trong Nhiệm kỳ này (98 – 99) Bầu ra Ban Tu Thư để soạn thảo chương trình các bậc học

- Trưởng ban : Anh Trần Nhơn

- Phó Ban  : Anh Trần Văn Nhứt

- Ban Thư ký : Anh Trần Văn Sáu, Đặng Văn Xuân,  Anh Nguyễn Ngọc Thành.

- Ủy viên    : Lê Văn Xuân, Huỳnh Văn Cư, Võ Văn Lung, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Năm, Nguyễn Lê Đức Minh.

 

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  1999 – 2000

 

Gia Trưởng                       :      Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng           :      Anh Trần Nhơn

Thư Ký                               :      Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                             :       Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                        :       Anh Lê Văn Xuân – Anh Phùng Đấu.

                                                   Anh Huỳnh Văn Hương, Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                        :      Anh Huỳnh Văn Cư  - Anh Phạm Thanh Tri

                                                   Anh Đặng Văn Xuân – Anh Trần Văn Sáu

Thiếu Nữ                           :       Chị Phạm Thụy Đích - Chị Võ Thị Kiều Loan

                                                   Anh Võ Văn Lung – Anh Lê Văn Dậu

Oanh Vũ Nam                  :      Anh Nguyễn Lương Nữa - Anh Nguyễn Văn Minh

                                                   Anh Huỳnh Văn Ty - Anh Phạm Đình Quý

Oanh Vũ Nữ                     :      Chị Nguyễn Thị Tường Vy - Anh Võ Hàn Tâm

                                                   Anh Lê Văn Bốn – Anh Huỳnh Văn Hiền

Ủy viên văn nghệ            :      Anh Lê Văn Dậu (K)

Ủy Viên Tương tế            :      Anh Huỳnh Văn Giám.

Ủy Viên Báo chí + Tủ sách    :    Anh Nguyễn Văn Minh.(K)

 

24/1/1999

Tổ chức lễ Lên Đoàn Thiếu cho các em Oanh vũ Nam, Nữ có tên sau:

1. Trần Thị Mỹ Linh

2. Phạm Thị Tươi

3. Dương Thị Thu Thủy

4. Nguyễn Lương Hà Thiện

5. Hồ Duy Hùng

6. Đào Anh Thy

7. Phạm Đình Cường

8. Võ Văn Phương

9. Võ Duy Hoàng

10. Lê Huỳnh Trọng Phúc

Mồng 8/1 đến rằm tháng giêng Kỷ Mẹo – 1999:

Cùng Giáo hội tham gia tổ chức lễ cầu an nhương sao đầu năm

Mồng 2/4 Kỷ Mẹo – PL 2543 – 1999

Tham gia cùng Giáo hội thiết kế, thi công tôn trí lễ đài Phật Đản PL 2543 Lễ đài đẹp, trang nghiêm, lộng lẫy.

Hình ảnh đã đăng lên báo Giác Ngộ

- Tổ chức Đêm văn nghệ Hát dưới Lễ Đài cúng dường ngày Đản sanh đức Từ Phụ.

- Tổ chức Trại Vô Ưu, và các hoạt động: Hái hoa giáo lý, trò chơi nhỏ, cùng góp phần nhằm tôn vinh ngày Khánh Đản (Từ 14 đến 15/4 Kỷ Mẹo)

- Tham gia biểu diễn văn nghệ tại Quận hội.

- Thực hiện mô hình Vườn Lộc Uyển dưới cây Bồ Đề (Đoàn Thiện Sinh)

- 12/4 ÂL Tham gia triển lãm tại Thành Hội Phật Giáo Đà Nẵng. Đạt giải nhất mô hình Lễ Đài.

22/6/1999

Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử thường xuyên tổ chức các khóa tập  huấn vào dịp hè hằng năm nhằm bồi dưỡng, nâng cao đức tin cho người Huynh trưởng và anh chị em Đoàn sinh Thiện Sinh. Đồng thời huân tập tinh thần phục vụ lý tưởng của người Phật tử, cũng như huấn luyện kỹ năng chuyên môn, sinh hoạt tự trị Đoàn, Đội, Chúng, Đàn cho các em Đội Chúng trưởng, Đầu Thứ Đàn.

- Đối tượng tập huấn: Anh chị em Huynh trưởng và các em Đoàn sinh Thiện sinh, các em là Đội Chúng Trưởng, Phó, Đầu Thứ Đàn.

- Thời gian tập huấn: từ 07 giờ đến 17 giờ trong ngày. Tập huấn buổi sáng, buổi chiều kết hợp sinh hoạt chung gia đình và dây thân ái.

Chương trình Tập huấn:

7 giờ  : - Huynh trưởng Đoàn sinh tập trung, lập thủ tục nhập khóa

7 giờ 30 : - Lễ khai khóa.

8 giờ : -  Đức tin của người Phật tử (A Nhứt)

9 giờ : - Hình thức và Hiệu lệnh tập họp (Đôi chúng trưởng, Đầu Thứ Đàn, Đoàn Thiện sinh) Anh Lê Văn Xuân, Võ Văn Lung, Đặng Văn Xuân,

 - Sứ mệnh người Huynh trưởng (Anh Trần Văn Sáu)

10 giờ : - Sinh hoạt chung

10 giờ 30  : - Tập huấn đóng lều (Anh Nhơn, Anh Giám)

11 giờ : - Đỏ lửa

11 giờ 30  : - Cơm trưa.

12 giờ : - Nghỉ trưa

13 giờ 30  : - Đánh thức.

14 giờ : - Tập hát (Nguyễn Văn Minh, Nguyễn thị Hoa) Huynh trưởng họp

14 giờ 30  : Lễ Phật .

15 giờ : Sinh hoạt chung gia đình

17 giờ : Dây thân ái.

Vu Lan PL 2543

Tham gia cùng Giáo hội nghi lễ truyền thống Cầu siêu Bạt độ cho cửu huyền thất tổ, Thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫn, Lục thân quyến thuộc.

Gia đình Phật tử còn tổ chức Trại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN từ 14/7 đến 15/7 âm lịch nhằm tổng kết tuyên dương gương hiếu hạnh và nêu cao tinh thần báo hiếu, báo ân trong Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử đồng thời phát thưởng cho các em Đoàn sinh biết phấn đấu vươn lên trong học tập. Là học sinh giỏi ở các trường phổ thông.

- Tổ chức Lễ Cài Hoa tặng quà Hiếu hạnh

- Tổ chức đêm văn nghệ, hát dưới lễ đài Bông hồnG Cài Áo. Chủ đề mẹ và quê hương.

18/12/1999

Tổ chức thi vượt bậc tại đơn vị

Phụ trách ra đề thi trắc nghiệm

- Hướng Thiện A Trần Văn Nhứt

- Mở mắt            A Võ Văn Lung

- Cánh mềm      A Lê Văn Xuân

- Chân Cứng    A Trần Văn Sáu.

Địa điểm thi:

Hướng thiện: Đoàn Quán – Giám thị gồm hai anh: Trần Văn Nhứt – Trần Văn Sáu.

Mở mắt: Trên chùa – Giám thị gồm hai anh: Lê Văn Bốn, Huỳnh Văn Cư.

Cánh mềm: Nhà giảng - Giám thị gồm hai chị: Phạm Thụy Đích, Nguyễn thị Tường Vy.

Chân cứng: Hậu Tổ - Giám thị gồm hai anh: Trần Văn Năm, Đặng Văn Xuân.

Thi Vấn đáp:

-      Hướng Thiện: Trần Văn Năm – Đặng Văn Xuân – Võ Văn Lung.

-      Chân Cứng: Trần Văn Nhứt – Trần Văn Sáu – Nguyễn thị Tường Vy.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  2000 – 2001

 

Gia Trưởng                    :    Bác Đặng Văn Kha

Liên Đoàn Trưởng        :    Anh Trần Nhơn

Thư Ký                            :   Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                          :     Anh Hồ Văn Sáng

Ủy Viên Báo chí            :    Anh Trần Văn Năm – Anh Phạm Đình Quý

Ủy Viên Từ thiện xã hội    : Anh Phùng Đấu.

Ủy Viên Văn nghệ        :     Anh Lê Văn Dậu – Anh Nguyễn Đức Minh

Thiện Sinh                      :     Anh Lê Văn Xuân - Anh  Phùng Đấu.

                                               Anh Huỳnh Văn Giám - Anh Huỳnh Văn Hương

Thiếu Nam                     :    Anh Trần Văn Sáu - Anh Huỳnh Văn Cư

                                               Anh Phạm Thanh Tri - Anh Nguyễn Văn Minh

Thiếu Nữ                        :     Chị Phạm Thụy Đích – Chị Lê Thị Sa

                                               Anh Phùng Đấu (K) - Anh Lê Văn Bốn.

Oanh Vũ Nam               :    Anh Đặng Văn Xuân – Anh Nguyễn Lương Nữa

                                               Anh Lê Văn Bốn - Anh Huỳnh Văn Tỵ,

                                               Anh Phạm Đình Quy - Anh Huỳnh Văn Giám,

                                               Anh Nguyễn Văn Thiện.

Oanh Vũ Nữ                  :    Anh Võ Văn Lung - Chị Nguyễn Thị Tường Vy.

                                               Anh Võ Hàn Tâm - Anh Huỳnh Văn Hiền

                                               Anh Hồ Văn Sáng - Anh Huỳnh Văn Hương.

Phụ trách các Bậc học:

- Hướng Thiện     :     Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Đức Minh.

- Sơ Thiện             :     Đặng Văn Xuân, Phạm Thanh Tri, Trần Văn Năm

- Trung Thiện        :     Trần Nhơn, Lê Văn Xuân, Trần Văn Sáu, Phạm Thụy Đích

- Mở Mắt                :     Võ Hàn Tâm, Huỳnh Văn Hiền

- Cánh Mềm                :   Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Văn Minh

- Chân Cứng              :   Lê Văn Bốn, Nguyễn Lương Nữa, Huỳnh Văn Giám.

- Tung Bay                  :   Võ Văn Lung, Hồ Văn Sáng, Huỳnh Văn Cư.

 

Phật đản 2544 (Canh Thìn  2000)

Tham gia cùng Giáo hội thiết kế tôn trí thi công lễ đài Phật Đản PL 2544 từ ngày mồng 2/4 đến 10/4 Canh Thìn, công trình đi vào trang trí hoàn thiện.

Lễ đài thiết kế rất đẹp, hài hòa và trang nghiêm hình ảnh được đăng trên báo Giác Ngộ số 16 – ngày 18/5/2000 PL 2544.

Ngoài ra năm nay còn tôn trí vườn Lâm Tỳ Ni (diện tích 36m2) thể hiện lại cảnh Hoàng hậu Ma Gia đản sanh Thái Tử Tất Đạt Đa  tại vườn Lâm Tỳ Ni.

“Bảy đóa sen vàng nâng gót Ngọc.

  Ba ngàn thế giới đón Như Lai”

Có đoàn tùy tùng theo hầu, Chư thiên nghênh đón, Đạo Sĩ A Tư Đà xem tướng, có núi non xanh thẳm, suối nước róc rách, cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đua nở, chim muông, chuốt giọng, tạo cho thập phương thiện tín và đông đảo đồng bào Phật tử sự ngỡ ngàng trước cảnh trí tự nhiên sống động ấy, khi đến hành hương chiêm bái với một niềm tôn kính vô biên.

Ngoài các Phật sự tham gia cùng Giáo hội, Gia đình Phật tử còn tổ chức cắm trại từ 14 – 16/4 Canh Thìn, nhằm tăng thêm không khí vui tươi sôi nổi cho ngày đại lễ.

- Biểu diễn một đêm văn nghệ Hát dưới lễ đài với nhiều tiết mục Ca, múa, đã gây được nhiều cảm tình với đạo hữu và bà con thập phương về tham dự tối 14/4

- Tham gia biểu diễn đêm văn nghệ tại Quận hội tối 13/4

- Tham gia biểu diễn văn nghệ tại Thành Hội tối 15/4

15/5 Canh Thìn 2000 – PL 2544

Tổ chức Chu Niên Gia đình lần thứ 41, chú trọng Hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia đình Phật tử Tân Thái. Nhằm giáo dục cho Huynh trưởng và Đoàn sinh tinh thần tri ân, báo ân, những vị tiền bối đã khai sáng Gia đình Phật Tử Việt nam, những Thánh tử Đạo đã hy sinh vì sự trường tồn của Đạo Pháp.

Cụ thể nhất, cận kề nhất là các bác gia trưởng, các anh chị Huynh trưởng Gia đình Phật tử Tân Thái đã quá vãng, là những người cùng chung lý tưởng áo Lam, dưới lá cờ Sen Trắng, cùng chung tay gánh vác xây dựng cho sự sống còn của mái nhà Lam Tân Thái.

Vu Lan 2544

Cũng như mọi năm – tham gia tổ chức cùng Giáo hội lễ Cầu Siêu cho cửu huyền thất tổ, thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, nhân mùa Vu Lan PL 2544.

Gia đình Phật tử còn thường xuyên tổ chức cắm trại       MỤC KIỀN LIÊN – LỄ CÀI HOA, phát thưởng học sinh giỏi ở các trường phổ thông, là Đoàn sinh Gia đình Phật tử.

Tổ chức văn nghệ HÁT MỪNG VU LAN.

Trại Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển – A Dục 2000

Trại này GĐPT tân Thái đã cử các anh chị tham dự trại :

Lộc Uyển : Anh Nguyễn văn Thiện, Huỳnh văn Ty, Võ Hàn Tâm, Đặng thị Ánh vân, Nguyễn Thị Hoa.

A Dục : Anh Nguyễn Lương Nữa, Huỳnh Văn Giám, Nguyễn thị Tường Vy, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Văn Cư, Lê Văn Bốn, Phùng Đấu.

Huynh trưởng Quảng Thời Trần văn Sáu được mời tham gia vào Khối Giảng huấn của ban quản trại.

9/10/2000 - 12/9 Canh Thìn – PL 2544

Huynh trưởng Quảng Giới Trần Văn Năm từ trần hồi 16 giờ 45’ ngày 09/10/2000, hưởng dương 44 tuổi.

Sau Huynh trưởng Lê Thị Hai, đây là lần thứ hai sau 1975 Gia đình Phật tử Tân Thái lại phải ngậm ngùi tiễn biệt một người Huynh trưởng trong vô vàn tiếc nuối.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  2001 – 2002

 

 

Gia Trưởng            :   Anh Trần Văn Nhứt

Liên Đoàn Trưởng :     Anh Trần Nhơn

Thư Ký                    :   Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                         :            Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh             :     Anh Lê Văn Xuân - Anh  Nguyễn Ngọc Thành (K)

                                       Anh Huỳnh Văn Hương - Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam              :     Anh Đặng Văn Xuân - Anh Lê Văn Xuân (K)

                                       Anh Nguyễn Văn Minh – Anh Lê Văn Bốn

                                       Anh Phạm Thanh Tri

Thiếu Nữ                      :            Chị Phạm Thụy Đích - Anh Huỳnh Văn Giám

                                       Anh Phùng Đấu - Anh Huỳnh Văn Cư

Oanh Vũ Nam        :     Anh Trần Văn Sáu – Anh Nguyễn Lương Nữa

                                       Anh Nguyễn Văn Thiện

Oanh Vũ Nữ I              :            Anh Vo Văn Lung - Anh Võ Hàn Tâm.

                                       Anh Huỳnh Văn Hiền - chị Nguyễn Thị Hoa

                                       Anh Nguyễn Văn Mỹ.

Oanh Vũ Nữ II              :            chị Nguyễn Thị Tường Vy - Anh Phạm Đình Quý, Anh Hồ Văn Sáng - Chị Đặng Thị Ánh Vân, Anh Ngô Văn Đình Hoài

 

 

Tham gia cùng Giáo hội Thầy trụ trì và Ban đại diện tổ chức lễ Nhương sao, cầu an đầu năm,

Khai kinh từ mồng 8/01 ÂL Luân phiên nhau tụng niệm đến rằm tháng giêng.

19/2 Tân Tỵ – 2001

Tham gia Trại họp bạn Ngành Thiếu Gia đình Phật Tử Đà Nẵng nhân ngày lễ hội Quán Thế Âm 19/2.

Để tạo một phong cách mới lạ trong phong trào rước ánh sáng (một trong những bộ môn thi đua của Lễ Hội). Các đơn vị Gia đình Phật Tử trong thành phố thực hiện qua lại cũng lồng đèn vuông tròn, lục giác, tam giác, hoa sen, kéo quân…. (ngoại trừ năm 1996 PL 2540 – Gia đình Phật Tử Tân Thái đạt giải nhất Ánh sáng kiệu Phật + lồng đèn Hoa sen bằng điện là có mới lạ nhất)

Năm nay Gia đình Phật Tử Tân Thái sẽ tạo một bất ngờ hơn cho lễ hội. Thiết kế một xe hoa (dùng xe ba gác), tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm đứng giữa rừng trúc. Có ánh sáng điện và dòng suối chảy róc rách trong khe núi.

Khi chúng tôi đang thực hiện tại nhà anh Nguyễn Ngọc Thành trên tiến độ gấp rút.

Không biết từ nguồn tin ở đâu, Công an phường đến không cho chúng tôi thực hiện xe hoa (bảo lý do là cản trở giao thông) – công an về chúng tôi làm tiếp, sau đó Cán bộ Mặt trận, Chính quyền rồi Đảng Uỷ đến cũng không cho chúng tôi làm. Cuối cùng bác Gia trưởng Đặng Văn Kha đến góp ý với chúng tôi không nên thực hiện xe hoa. Vì tổ chức, vì Bác gia trưởng, chúng tôi đành tháo gỡ trong bực bội, không khuất phục.

Tối đến anh em ngồi lại uống đôi ly để giải toả tâm lý. Nhưng cũng cứ mãi phân vân là tìm cách làm sao thực hiện cho bằng được xe hoa. Anh Phạm Thanh Tri đưa ý kiến: “Tại sao chúng ta không đến đất trại mà làm, ở đây chi cho cản trở giao thông”.

Anh em chúng tôi cùng òa lên:

“A! kế này hay!”

Vậy là theo sự phân công:

04 giờ sáng ngày 18/2/2001, anh Võ Văn Lung vào nhà anh Mạnh kéo xe ba gác xuống nhà anh Phan Văn Sỏ (Địa điểm gần Ngũ Hành Sơn – Chúng tôi đã liên hệ và được vợ chồng anh đồng ý)

Anh em chúng tôi gồm: Trần Nhơn, Nguyễn Ngọc Thành, Trần Văn Sáu, Lê Văn Xuân, Nguyễn Lương Nữa, Phan Thanh Tri, Hồ Văn Sáng, Võ Hàn Tâm, Nguyễn Đức Minh, Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Huỳnh Văn Giám mang theo tất cả vật liệu cần có đến nhà anh Phan Văn Sỏ lúc 6 giờ sáng thì gặp anh Võ Văn Lung và Huỳnh Văn Mạnh đang chờ.

Anh Trần Nhơn thiết kế, chỉ đạo thi công, anh em ai vào việc nấy. Mỗi người mỗi việc, kẻ búa, người đục, kẻ cưa, người cột, kẻ vẽ, người sơn. Cố thực hiện cho sớm hoàn thành để tối còn diễu hành ánh sáng. Anh Sáu cho  mượn máy phát điện, Xuân Lê, Thành, Giám thiết kế điện, buổi trưa hôm ấy vợ chồng anh Sỏ bồi dưỡng một bữa mỳ quảng ngon lành. Cũng trưa hôm ấy, nhà anh Lê Văn Bốn có đám kỵ nên cũng đã gùi đồ ăn xuống bồi dưỡng anh em vừa no, vừa say. Thế mới thấy tình Lam thể hiện mọi lúc mọi nơi thật dễ thương.

17 giờ chiều công trình Xe Hoa đã hoàn thiện, ánh sáng rất đẹp, có suối nước chảy róc rách rất tự nhiên. Nếu chúng tôi không đẩy đi thì nào ai biết được là xe ba gác?

Tối hôm ấy, đoàn diễu hành Gia đình Phật Tử Tân Thái dẫn đầu đoàn diễu hành Lễ Hội.

Đại kỳ Phật Giáo có 8 Thiếu Nữ Đoàn Thiện Sinh cầm đi đầu, tiếp đến là Xe Bồ Tát Quán Thế Âm ngự tọa Trúc Lâm (Tân Thái) và tiếp theo là các đoàn diễu hành lồng đèn và kiệu Phật của các đơn vị Gia đình Phật Tử trong Thành phố.

Bù lại sự quyết tâm và lòng nhiệt tình của anh em chúng tôi:

- Giải Nhất Rước ánh sáng xe hoa, Kiệu Phật được Ban tổ chức trao tặng cho Gia đình Phật Tử Tân Thái.

Bác Đặng Văn Kha cùng phái đoàn Giáo Hội đến thăm trại cũng phải gật đầu thán phục.

Rằm tháng tư Tân Tỵ (Phật Đản 2545 – 2001)

Tham gia cùng Giáo Hội thiết kế, thi công tôn trí Lễ Đài, khởi công từ ngày mồng 2/4 âm lịch đến 12/4/ âm lịch thì hoàn tất, lễ đài được thiết kế rất trang nghiêm, lộng lẫy, tạo nên một không gian vô cùng huyền diệu và đẹp mắt để đạo hữu Phật Tử, và thiện tín thập phương chiêm bái.

Đây cũng là thành quả của anh chị em Huynh Trưởng, Đoàn Thiện Sinh đã thể hiện để góp phần công đức nhỏ bé của mình nhân ngày Đản Sanh.

Gia đình Phật Tử còn tổ chức cắm trại từ 13 đến 15/4 Tân Tỵ.

- Hoạt động thi đua các bộ môn: Giáo lý, kể chuyện, trò chơi nhỏ…

- Thực hiện đêm văn nghệ: “Hát dưới lễ đài” tạo thêm không khí vui tươi, sôi nỗi nhân ngày Khánh Đản PL 2545.

Rằm tháng 7 Tân Tỵ: - Vu Lan PL 2545.

- Tổ chức Hội hiếu MỤC KIỀN LIÊN tại chùa nhằm tổng kết phong trào “Hiếu Hạnh” thường xuyên phát động hằng năm.

- Khen thưởng gương hiếu hạnh.

- Khen thưởng Đoàn Sinh là học sinh giỏi ở các trường phổ thông.

- Tổ chức lễ Cài hoa.

- Tổ chức đêm văn nghệ chủ đề “Vầng trăng Mẹ”

- Tham gia hội Hiếu Ngành Oanh các Gia đình Phật Tử quận Sơn Trà tổ chức tại Hải Hội

* Đạt giải Nhất thi kể chuyện “Hoàng Tử Nhẫn nhục và Hiếu thảo” (Đặng thị Yến Hồng)

28 – 29/7/2001 Tân Tỵ – PL 2545

Các Huynh Trưởng: Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Phạm Thụy Đích tham gia Trại huấn luyện Vạn Hạnh II, khai khóa ngày 28 đến 29/7/2001 năm thứ nhất tại chùa Từ Đàm Huế, nhân ngày kỷ niệm 50 năm danh xưng Gia đình Phật Tử Việt Nam (1951-2001).

- Tập trung, lập thủ tục tại chùa Báo Quốc.

- Khai khóa tại chùa Từ Đàm

- Học các khóa tại Trúc Lâm – Từ Đàm – Trường Phật Học với các đề tài: Thiền Sư Vạn Hạnh, Nhân sinh quan – vũ trụ quan Phật Giáo.

- Các giảng sư: Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Thượng tọa Thích Đạt Đạo, giáo sư tiến sĩ Trần Xuân Mẫn.

- Nhân dịp này Gia đình Phật Tử Tân Thái tổ chức cho các em Đoàn Sinh ngành Thanh, ngành Thiếu, Đầu Thứ Đàn tham quan Huế và dự lễ Kỷ niệm 50 năm danh xưng Gia đình Phật Tử Việt Nam.

Huynh Trưởng điều hành tham quan: Đặng Văn Xuân, Phùng Đấu, Lê Văn Bốn, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Văn Thiện, Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Phạm Đình Quý.

Đến chùa Từ Đàm lúc 16 giờ ngày 27/7/2001 gặp đúng dịp Tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm danh xưng Gia đình Phật Tử Việt Nam. Kết hợp cùng khai khóa Vạn Hạnh II, Hội thảo Huynh Trưởng cấp Tấn, Dũng Gia đình Phật Tử Việt Nam.

Sau khi cơm chiều xong, anh chị Huynh Trưởng Gia đình đã điều động tất cả Đoàn Sinh Gia đình tham gia Phật sự: Làm vệ sinh, sắp xếp bàn ghế khu vực hành lễ theo yêu cầu của anh Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu và Ban tổ chức. Để kịp sáng mai 28/7/2001 cử hành lễ Khai mạc theo đúng chương trình. Như vậy GĐPT Tân Thái có duyên đóng góp phần công đức nhỏ của mình vào lễ kỷ niệm và được vinh dự tham gia dự lễ kỷ niêm 50 năm danh xưng Gia đình Phật Tử Việt Nam.

Ngày 29/7/2001:

Chuẩn bị cho Lễ chính thức kỷ niệm 50 năm và khai khóa Vạn Hạnh II, Hội thảo Huynh Trưởng cấp Dũng:

- Hơn 300 Trại sinh Vạn Hạnh II trên toàn quốc từ chùa Báo Quốc theo hàng lớp về Từ Đàm.

- Hơn 1500 Đoàn Sinh Gia đình Phật Tử Thừa Thiên – Huế (tham dự Trại Họp bạn Lục Hòa của Gia đình Phật Tử Thừa Thiên Huế kỷ niệm 50 năm Gia đình Phật Tử Việt Nam) từ khu đất trại theo đội ngũ diễu hành về chùa Từ Đàm.

Không khí chùa Từ Đàm ngày càng rộn rã.

- Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni đại biểu các tỉnh thành trên toàn quốc về dự.

- Các Phái đoàn hành hương tháp tùng chư Tôn Thiền Đức.

- Hơn 2000 Huynh Trưởng cấp Tấn, Dũng. Huynh Trưởng Vạn Hạnh II toàn quốc và Đoàn Sinh Trại Lục Hoà của Gia đình Phật Tử Thừa Thiên – Huế.

- Đặc biệt có anh Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm là những người anh cả của Gia đình Phật Tử Việt Nam cũng về tham dự lễ khai khóa Vạn Hạnh II và kỷ niệm 50 năm nầy.

- Dịp nầy chúng tôi cũng gặp anh Phan Phụng, con chim đầu đàn của GĐPT Đông Giang (Quận 3) trước năm 1975 – nay cũng là Trại sinh Vạn Hạnh II thuộc đơn vị Quảng Trị (Trại sinh cao tuổi nhất).

Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp II – Huyền trang 4 :

Tổ chức vào các ngày 17, 18, 19, 20 và 21 tháng 8 năm 2001 (PL.2545) tại chùa Quán thế Âm, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Có 54 trại sinh của 26 đơn vị Gia đình tham dự.

GĐPT Tân Thái có 4 huynh trưởng tham dự trại này : - Anh Huỳnh văn Giám, anh Huỳnh Văn Hương, anh Nguyễn Ngọc Thành, Anh Nguyễn Lương Nữa.

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM 2002 – 2003

 

Gia Trưởng                :        Anh Trần Văn Nhứt

Liên Đoàn Trưởng    :        Anh Trần Nhơn

Thư Ký                        :        Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                                :   Anh Hồ Văn Sáng

Thiện Sinh                 :         Anh Lê Văn Xuân – Anh Võ Văn Lung

                                               Anh Huỳnh Văn Hương - Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                  :        Anh Lê Văn Bốn - Anh Huỳnh Văn Cư

                                     :         Anh Phạm Thanh Tri – Anh Nguyễn Văn Minh

Thiếu Nữ                    :         Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt- Chị Đặng Thị Ánh Vân

                                               Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh

                                               Anh Trần Văn Sáu – Anh Phùng Đấu

Oanh Vũ Nam            :        Anh Nguyễn Lương Nữa - Anh Hồ Văn Sang

                                               Anh Huỳnh Văn Hiền - Anh Huỳnh Văn Ty.

                                               Anh Nguyễn Văn Thiện - Anh Huỳnh Văn Giám

Oanh Vũ Nữ                        :   Chị Nguyễn Thị Tường Vy - Chị Nguyễn Thị Hoa

                                       Anh Nguyễn Ngọc Thành (K) - Anh Võ Hàn Tâm

                                       Anh Nguyễn Văn Mỹ.

 

Rằm tháng giêng Nhâm Ngọ – 2002 – PL 2546

Tổ chức lễ Cầu An đầu năm cho Huynh Trưởng và Đoàn Sinh GĐPT Tân Thái cùng với Giáo Hội.

- Khai kinh từ mồng 8 tháng giêng Nhâm Ngọ và luân phiên tụng niệm đến rằm tháng giêng.

Rằm tháng Tư (Phật Đản PL 2546)

Tham gia cùng Giáo Hội các Phật sự từ mồng 8/4 âm lịch đến 12/4 âm lịch (Nhâm Ngọ-PL 2546 – 2002)

-     Tôn trí lễ Đài Phật Đản.

-     Tôn trí vườn Lâm Tỳ Ni.

-     Đóng trại từ 13 – 15/4 âm lịch.

-     Hoạt động thi đua các bộ môn sinh hoạt trại.

-     Hát dưới Lễ đài cúng dường ngày Đản Sanh.

Rằm tháng 5 Nhâm Ngọ (Nhâm Ngọ-PL 2546 – 2002)

Kỷ niệm Chu niên 43 năm thành lập – Hiệp kỵ cố Gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia đình Phật Tử Tân Thái.

Hằng năm cứ vào trung tuần tháng 5 âm lịch. Khi những cánh phượng hồng vừa đơm bông, khoe sắc, những tiếng ve sầu cũng râm ran gọi hè. Bên bờ biển mặn dưới mái chùa làng thân thương, Gia đình Phật Tử Tân Thái lại tổ chức lễ kỷ niệm Chu Niên và Hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh.

Như các năm trước, ngoài chương trình Lễ Chu niên – để tường trình sức sống trong năm qua và ôn lại chặng đường 43 năm thành lập của Gia đình.

Ban Huynh Trưởng còn tổ chức thuần túy Lễ cầu siêu, Hiệp kỵ (nhằm mục đích giáo dục cho Huynh Trưởng và Đoàn Sinh tinh thần tri ân, báo ân) cầu nguyện cho hương linh người quá cố được nhẹ nhàng thanh thản, siêu sanh Phật Quốc. Đồng thời để hồi tưởng lại công đức của các Bác, các anh chị đã một thời chung tay xây dựng GĐPT Tân Thái.

Đặc biệt trong năm nay, Gia đình tổ chức buổi “Gặp Gỡ Tình Lam” vào tối 14/5 âm lịch. Lần đầu tiên gặp mặt các thế hệ Gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh đã trưởng thành từ cái nôi của Gia đình Phật Tử Tân Thái 43 năm qua. Giờ đây, có vị đã gần 90, có vị đã thành đạt công danh sự nghiêp, có vị đã là tu sĩ…. Nhưng tuổi tác, địa vị, chức phận không còn ranh giới giữa lý tưởng Người Ao Lam mà đã hòa quyện thành một tình cảm keo sơn, đượm nồng thân ái.

của Lễ Hội). Các đơn vị Gia đình Phật Tử

CHƯƠNG TRÌNH LỄ CHU NIÊM LẦN THỨ 43 VÀ HIỆP KỴ CỐ GIA TRƯỞNG HT; ĐS GĐPT TÂN THÁI.

Ngày 14/5 Nhâm Ngọ – 24/6/2002)

08 giờ         :-Bạch Phật, Khai Kinh

09 giờ        :-Thỉnh linh

10g – 16g  :-Luân phiên tụng niệm Địa Tạng trọn bộ

17g – 20 g : - Gặp gỡ tình Lam

Ngày 15/5 Nhâm Ngọ,           25/6/2002)

07 giờ         :- Đoàn sinh tập trung

8g – 10g    :- Lễ Kỷ niệm Chu Niên (có chương trình riêng)

10g30-11g30: Lễ Hiệp Kỵ

11 giờ 30   :-Thọ trai

15 giờ         :-Thí Thực

16 giờ         :- Tạ Phật, Hoàn Kinh.

Ngày 8/6 đến 9/6/2002 (Nhâm Ngọ-PL 2546)

Tham gia Trại Kim Cang – Họp bạn và Hội Thảo Huynh Trưởng Gia đình Phật Tử Đà Nẵng tại Xuân Thiều từ ngày 8/6 – 9//6/2002 (Nhâm Ngọ-PL 2546).

Các Huynh Trưởng tham dự: Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Lê Văn Bốn, Huỳnh Văn Giám, Phạm Thụy Đích, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Thiện, Huỳnh Văn Hiền, Võ Hàn Tâm, Phùng Đấu, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Mỹ.

Ngày 22 đến 23/6/2002 (Nhâm Ngọ-PL 2546)

Các Huynh Trưởng Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Phạm Thụy Đích

Tham gia thi kết khóa năm I, khai khóa nắm II Vạn Hạnh II tại chùa Pháp Lâm Đà Nẵng thuộc khu vực I. Các đơn vị Gia đình Phật Tử Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Rằm tháng 7 Nhân Ngọ (Vu Lan -PL 2546)

Tổ chức Trại Hiếu MỤC LIỀN LIÊN từ 14 – 15/7 Nhâm Ngọ. Nhân mùa Vu Lan PL 2546.

- Tổng kết tuyên dương gương Hiếu Hạnh và Nêu cao tinh thần báo hiếu, báo ân trong Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia đình Phật Tử đồng thời phát thưởng các em Đoàn Sinh học sinh giỏi các trường phổ thông biết phấn đấu vươn lên trong học tập.

- Tổ chức Lễ Cài Hoa – Tặng quà đấng sinh thành

- Văn nghệ Hát dưới Lễ Đài “Bông Hồng Cài Ao”

 

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  2003 – 2004

 

Gia Trưởng                     :   A Trần Văn Nhứt

Liên Đoàn Trưởng         :    Anh Trần Nhơn

Thư Ký                             :    Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                                :             Anh Hồ Văn Sáng

Đặc trách ngành Thanh    :           Anh Trần Nhơn (K)

Đặc trách ngành Thiếu :    Anh Đặng Văn Xuân

Đặc trách ngành Oanh :    Anh Võ Văn Lung

Nghiên Huấn                       :           Anh Trần Văn Sáu

Kỷ Luật                                :           Anh Lê Văn Bốn

Văn Nghệ                        :    Anh Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Báo Chí                                :           Anh Nguyễn Văn Minh

Từ thiện, xã hội              :    Anh Phùng Đấu

Khí Mãnh                        :    Anh Nguyễn Lương Nữa.

Tu Thư                                  :   Anh Phạm Đình Quý

Thiện Sinh                      :    Anh Lê Văn Xuân - Anh Võ Văn Lung

                                               Anh Huỳnh Văn Giám - Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                      :    Anh Huỳnh Văn Cư - Anh Huỳnh Văn Hiền

                                               Anh Nguyễn Văn Thiện - Anh Phạm Thanh Tri

                                               Anh Nguyễn Hữu Phước (Tập sự)

Thiếu Nữ                         :    Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt,

                                               Chị Đặng Thị Ánh Vân, Anh Huỳnh Văn Ty

                                               Anh Nguyễn Văn Mỹ

Oanh Vũ Nam                :    Anh Nguyễn Văn Minh - AnhPhạm Đình Quý

                                               Anh Đặng Văn Thủy (T.sự) – Anh Lê Văn Sơn (T. sự)

Oanh Vũ Nữ                       :   Chị Nguyễn Thị Tường Vy - Chị Nguyễn Thị Hoa

                                       Chị Lê Thị Anh Tuyết - Anh Võ Hàn Tâm

15/4 Quý Mùi 2003 (PL 2547)

Hòa cùng niềm vui chung của mọi người con Phật trên khắp các châu lục, nơi nơi đều tổ chức các hoạt động thành kính cúng dường.

Ban Huynh Trưởng Gia đình đã tham gia thiết kế Tôn trí lễ Đài Phật Đản 2547 thật hài hòa, trang nghiêm, lộng lẫy, tạo nên một khung cảnh huyền dịu, uy nghi, cho đồng bào Phật tử và thiện tín thập phương đến tham quan và chiêm bái

Ngoài ra còn tổ chức Trại Vô Ưu cho các em Đoàn Sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt vui chơi tạo thêm không khí sinh động vui tươi trong ngày đại lễ.

Tổ chức đêm văn nghệ Hát dưới lễ đài cúng dường Đản Sanh.

Ngày 21 - 22/6/2003 (PL 2547)

Các Huynh Trưởng Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Phạm Thụy Đích tham dự kết khóa năm II, khai khóa nắm III Trại huấn luyện Vạn Hạnh II tại chùa Sắc Tứ Tịnh Quang – Quảng Trị từ ngày 21 đến 22/6/2003

Thượng Tọa Thích Đức Thanh giảng dạy đề tài: Tinh Thần Giáo dục Phật giáo. Đợt này đòan trại sinh được đi thăm nghĩa trang Trường Sơn. Nơi có cây Bồ Đề tỏa bóng mát che nghĩa trang, thăm địa đạo Vĩnh Mốc – Quảng Trị

Hè 2003: Trại họp Bạn Ngành Thiếu GĐPT Đà Nẵng

 Ngày 18,19,20/7/2003 (19, 20, 21 tháng 6 Quý Mùi) Phân Ban Hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng tổ chức Trại Hè Quảng Đức nhằm:

Nâng cao tinh thần sinh hoạt tu học cho Đoàn sinh ngành Thiếu các đơn vị GĐPT Đà Nẵng trong dịp hè 2003 để tạo điều kiện cho Đoàn sinh giao lưu, tiếp xúc và học tập lẫn nhau nhằm thắt chặt tình Lam trên tinh thần Lục Hòa và đây cũng là dịp để Đoàn sinh nâng cao năng lực, thể lực, trí lực và là cơ hội để trình diễn những kỹ năng chuyên môn.

Trại được tổ chức tại Khu Du lịch Non Nước, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng. Trại được hình thành 5 tiểu trại theo đơn vị quận, huyện: Hải Châu,Thanh Khê, Sơn Trà, Hòa Vang và Liên Chiểu-Ngũ Hành Sơn.

Các tiểu trại có cổng trại, trại sàn sinh hoạt và các lều của đơn vị.

Trong Ban Quản Trại, GĐPT Tân Thái có:

- Anh Quảng Thế Trần Văn Nhứt giữ chức vụ Thư ký Trại

- Chị Quảng Hào Phạm Thị Đích giữ chức vụ Trại phó phụ trách ngành Nữ.

    Tại Quận Sơn Trà, theo phiên họp ngày 28 tháng 6 năm 2003 đã đề cử:

-  Tiểu Trại trưởng : Anh Quảng Thời Trần Văn Sáu  (GĐPT Tân Thái)

-  Tiểu Trại phó   :  Anh Chúc Linh Vũ Tâm Tư  (GĐPT Pháp Hội),  Chị Diệu Thọ Nguyễn Thị Thu Trang (GĐPT An Hải )

Trong Trại này, bài "Trại Hè Quảng Đức" sáng tác mới của Anh Tâm Phú Lê Văn Quy (Nhạc sĩ Trường Khánh - GĐPT An Hải ) được chọn làm Trại Ca.

Phù hiệu Trại do Anh Nguyên Hòa Trương Quang Vận (GĐPT Hòa Thuận) vẽ với ấn kiết tường, huy hiệu Hoa sen, cờ Phật giáo và hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức an nhiên tự tại trong lửa hồng. Tất cả biểu thị ý chí dõng mãnh, tinh tấn và sự nhất tâm của GĐPT Đà Nẵng.

Các bộ môn thi đua của Trại gồm: Kỷ luật sinh hoạt, Kỹ thuật lều trại, Trò chơi lớn, Trò chơi nhỏ và Văn nghệ lửa trại.

Kết quả, Tiểu trại Sơn Trà đạt giải Nhì cho Cổng trại và trại sàn sinh hoạt. (Cổng Trại và trại sàn do Anh Trần Văn Sáu thiết kế và thực hiện  với sự trợ giúp của các Anh: Nguyễn Văn Dũng (An Hải), Vũ Tâm Tư (Pháp Hội), Nguyễn Lương Nữa (Tân Thái)

Riêng GĐPT Tân Thái, trại này tham dự một đội Nam và một chúng Nữ với lực lượng mạnh nhất và nhờ tinh thần đoàn kết và quyết tâm đã đạt giải Ba Trò chơi lớn với chủ đề        : “Đi tìm Trái tim Bồ tát".

Vu Lan Quý Mùi (2003 -PL 2547)

Theo chương trình sinh hoạt hằng năm, năm nay Gia đình Phật Tử Quận Sơn Trà tổ chức Hội Hiếu ngành Oanh từ ngày 12/7 đến 13/7 Quý Mùi PL 2547.  Tại chùa Sơn Trà để các em Oanh Vũ tham gia hoạt động Hội Hiếu học được thoải mái. Ban Huynh Trưởng Gia đình đã triển khai cẩm nang Trại đến 2 đoàn Oanh Vũ Nam, Oanh Vũ nữ và chuẩn bị các bộ môn thi đua: nào là kể chuyện, trò chơi nhỏ, văn nghệ, hóa trang, kỷ luật, trang trí lều trại, xây tổ Đàn…) Đồng thời phân công cụ thể Huynh Trưởng phụ trách từng bộ môn.

- Tổ Đàn : Anh Võ Văn Lung phụ trách về quê liên lạc rơm và cùng các anh Hồ Văn Sáng, Võ Hàn Tâm, Huỳnh Văn Hiền chở về để xây tổ.

- Cổng trại   : Anh Trần Văn Sáu phụ trách thiết kế và chỉ huy thực hiện cùng các anh Nguyễn Ngọc Thành, Lê Văn Xuân, Phạm Đình Quý, Đặng Văn Xuân, Huỳnh Văn Hương.

- Hóa Trang: Phạm Thụy Đích, Lê Thị Sa.

- Văn Nghệ: Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn thị Tường Vy, Nguyễn Thị Hoa,

- Trang trí lều trại: Anh Trần Nhơn chỉ đạo thực  hiện cùng các anh Phùng Đấu, Lê Văn Bốn, Nguyễn Văn Minh thực hiện bàn ăn, bếp, giá để soong nồi chén bát. Đồng thời thực hiện Hội Quán ngành Oanh Gia đình Phật Tử Tân Thái. Nhằm trưng bày hình ảnh sinh hoạt báo tập, báo tường mà ngành Oanh đã thực hiện các năm qua. Và các tác phẩm thư pháp thủ công mỹ nghệ do các Oanh Vũ thực hiện.

- Hậu Cần : Ban Huynh Trưởng giao cho Đoàn Thiện Sinh chịu trách nhiệm phục vụ các em từng bửa ăn.

Phải ghi nhận rằng lòng nhiệt tình phục vụ tổ chức của hầu hết Huynh Trưởng và Đoàn Thiện Sinh đã thể hiện rất rõ nét.

Mỗi người mỗi việc theo bộ phận của mình làm theo đúng mô hình kế hoạch tổng thế đã xây dựng.

Khi đến giờ nhập Trại, Đoàn Thiện sinh các chúng thay nhau trực bám trụ lo cho các em từng bữa ăn, các anh chị phải nấu cơm và thức ăn ở chùa, rồi đến giờ chở lên đất trại phục vụ các em. Thế mới thấy tình Lam thể hiện rất mộc mạc chan thành mọi lúc, mọi nơi.

Không phụ lòng mong mỏi của Ban Huynh Trưởng cũng như các anh chị Thiện Sinh, Hội Hiếu ngành Oanh Gia đình Phật Tử Tân Thái đã đạt được:

- Giải Nhất tổ đàn.

- Giải Nhất trang trí lều trại.

- Giải Nhì thi kể chuyện (Huỳnh thị Kiều Diễm)

- Giải Nhất Văn nghệ (Múa: Nghĩa mẹ Âu Cơ)

17 giờ ngày 13/7 Qúy Mùi – PL 2547

Bế mạc Hội Hiếu tại Quận, các em lại tiếp tục tham gia Hội Hiếu MỤC KIỀN LIÊN tại Gia đình cũng đang ráo riết chuẩn bị khai mạc lúc 7 giờ ngày 14/7 Quý Mùi.

Kết hợp cùng Giáo Hội tổ chức thuần túy Lễ Cầu Siêu Độ cho cửu huyền thất tổ, thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫu, lục thân quyến thuộc.

Tổ Đàn, Cổng Tại Hội Quán ngành Oanh được lắp ráp và trang trí tại Chùa để báo cáo thành quả đến Thầy Trú Trì – Ban Đại Diện cùng toàn thể đạo hữu.

Ngoài các hoạt động vui chơi, văn nghệ, ban Huynh Trưởng còn tổ chức Lễ Cài Hoa, Tặng quà đấng sinh thành nhân mùa Vu Lan Hiếu Hạnh. Nhằm nâng cao tinh thần báo hiếu, báo ân của người Phật Tử.

THÀNH PHẦN BAN HUYNH TRƯỞNG
NIÊN NHIỆM  2004 – 2005

 

Gia Trưởng                    :   Anh Trần Nhơn

Liên Đoàn Trưởng        :    Anh Lê Văn Xuân

Liên Đoàn Phó nam     :   Anh Trần Văn Sáu

Liên Đoàn Phó Nữ            :              Chị Phạm Thụy Đích

Thư Ký                                 :       Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                               :              Anh Hồ Văn Sáng

Đặc trách ngành Thanh   :            Anh Trần Nhơn (K)

Đặc trách ngành Thiếu :    Anh Đặng Văn Xuân

Đặc trách ngành Oanh :    Anh Võ Văn Lung

Nghiên Huấn                      :            Anh Trần Văn Sáu

Kỷ Luật                               :            Anh Lê Văn Bốn

Văn Nghệ                       :    Anh Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Báo Chí                               :            Anh Nguyễn Văn Minh

Từ thiện, xã hội             :    Anh Phùng Đấu

Khí Mãnh                       :    Anh Nguyễn Lương Nữa.

Tu Thư                                 :    Anh Phạm Đình Quý

Thiện Sinh                     :    Anh Lê Văn Xuân,  Huỳnh Văn Hương

                                              Anh Huỳnh Văn Giám, Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                     :    Anh Huỳnh Văn Cư - Anh Huỳnh Văn Hiền

                                              Anh Phạm Thanh Tri

                                              Anh Nguyễn Hữu Phước (Tập sự)

Thiếu Nữ                        :    Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt,

                                              Chị  Đặng Thị Ánh Vân, Anh Huỳnh Văn Ty

                                              Anh Nguyễn Văn Mỹ

Oanh Vũ Nam               :    Anh Nguyễn Văn Minh - Anh, Phạm Đình Quý

                                              Nguyễn Lương Nữa - Anh Đặng Văn Thủy (T.sự)

Oanh Vũ Nữ                      :       Chị Nguyễn Thị Tường Vy – Chị Nguyễn Thị Hoa

                                      Chị Lê Thị Anh Tuyết, Anh Nguyễn Văn Thiện

Phật Đản 2548 – Giáp Thân (2004 PL 2548)

Tham gia thiết kế, tôn trí Lễ Đài Phật Đản PL 2548 cùng Giáo Hội. Khởi công từ ngày mồng 2/4 đến mồng 10/4 Giáp Thân.

- Tổ chức Trại Vô Ưu từ 13 – 15/4 âm lịch.

Cho các em sinh hoạt vui chơi.

Thi đua các bộ môn:

   - Hái hoa giáo lý.

   - Trò chơi nhỏ – Hóa trang.

   - Văn nghệ – Hát dưới Lễ Đài.

Ngày 25 đến 26/6/2004 (PL 2548)

Các Huynh Trưởng Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Phạm Thụy Đích tham dự kết khóa năm III, khai khóa nắm IV Trại huấn luyện Vạn Hạnh II Toàn quốc các Gia đình Phật Tử thuộc khu vực I. (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi)

Tổ chức tại chùa Từ Quang Quảng Ngãi từ ngày 25 đến 26/6/ Giáp Thân PL 2548 (năm 2004)

Học đề tài: Nhân Minh Luận, do Thượng Tọa Thích Hạnh Lạc, Quyền Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi giảng ngày 26/6/2004.

- Đặc biệt kỳ trại này, chúng tôi được Bí thư tỉnh Quảng Ngãi và các đại biểu Ủy Ban Mặt trận. Hội đồng nhân dân đích thân tiếp Đoàn Trại Sinh Vạn Hạnh II, thuộc khu vực I tại Nhà khách Quảng Ngãi trong không gian thật ấm cúng và mặn mà tình nghĩa.

- Đợt trại nầy, chúng tôi nghĩ ở khách sạn đến giờ học tập về chùa Từ Quang.

- Ngoài ra đoàn Trại Sinh còn đi thăm viếng chùa Thiên Ấn trên núi Thiên Ấn, được nghe câu ca dao

“Ông thầy đào giếng trên non

Đến khi có nước không còn tăm hơi”

- Thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng.

- Thăm khu di tích Mỹ Khê, nơi mà quân đội Mỹ đã thảm sát cả một làng, không chừa già trẻ, bé lơn, gái, trai. Hiện nay vẫn còn bảo quản làm nơi di tích.

Vu Lan Giáp Thân -PL 2548 (2004)

Nhằm giáo dục tinh thần Báo hiếu, báo ân đến rộng khắp Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.

Gia đình Phật Tử đã tổ chức phát động Mùa Hoa Hiếu Hạnh từ rằm tháng 6.

Tổ chức Trại MỤC KIỀN LIÊN từ 14/7 đến 15/7 Giáp Thân, vừa tạo không khí vui tươi thoải mãi cho các em trong dịp hè, vừa phát thưởng tuyên dương Đoàn Sinh vượt khó lên học giỏi ở các trường phổ thông, vừa tổng kết phong trào Mùa Hoa Hiếu Hạnh.

- Tặng quà đấng sinh thành.

- Tổ chức Lễ Cài Hoa – Văn Nghệ “Hát mừng Vu Lan”.

 

 

THÀNH PHẦN BHT GIA ĐÌNH
NIÊN NHIỆM 2005 - 2006

 

Gia Trưởng                        :   Anh Trần Nhơn

Liên Đoàn Trưởng            :     Anh Lê Văn Xuân

Liên Đoàn Phó Nam         :    Anh Trần Văn Sáu

Liên Đoàn Phó Nữ           :     Chị Phạm Thụy Đích

Thư Ký                                     :        Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                              :     Anh Hồ Văn Sáng

Đặc trách ngành Thanh  :     Anh Trần Nhơn (K)

Đặc trách ngành Thiếu    :     Anh Đặng Văn Xuân

Đặc trách ngành Oanh    :     Anh Võ Văn Lung

Nghiên Huấn                     :     Anh Trần Văn Sáu (K)

Kỷ Luật                               :     Anh Lê Văn Bốn

Văn Nghệ                           :     Anh Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Báo Chí                              :     Anh Nguyễn Văn Minh

Từ thiện, xã hội                 :     Anh Phùng Đấu

Khí Mãnh                            :    Anh Nguyễn Lương Nữa.

Tu Thư                                     :        Anh Phạm Đình Quý

Thiện Sinh                          :    Anh Lê Văn Xuân -  Anh Huỳnh Văn Hương

                                                   Anh Võ Văn Lung - Chị Lê Thị Sa

Thiếu Nam                          :    Anh Huỳnh Văn Cư - Anh Huỳnh Văn Hiền

                                                  Anh Phạm Thanh Tri

Thiếu Nữ                            :    Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt,

                                                  Chị Đặng Thị Ánh Vân,

Oanh Vũ Nam                   :    Anh Nguyễn Văn Minh - Anh Phạm Đình Quý

Oanh Vũ Nữ                      :    Chị Nguyễn Thị Tường Vy – Chị Nguyễn Thị Hoa

                                          Anh Võ Hàn Tâm.

Tạm nghỉ sinh hoạt           :   Anh Đặng Văn Thủy - Anh Nguyễn Hữu Phước,

                                                 Anh Nguyễn Văn Mỹ, Anh Huỳnh Văn Ty

 

Tháng Giêng Ất Dậu:

Tổ chức Lễ Cầu An đầu năm cho Huynh Trưởng và Đoàn Sinh GĐPT nhân dịp lễ Thượng Nguyên.

Rằm tháng giêng: Khai sinh từ mồng 8 tháng giêng luân phiên tụng niệm đến rằm tháng giêng.

Phật Đản Rằm tháng tư – Ất Dậu (PL 2549 – 2005)

Ban Huynh Trưởng Gia đình đã tham gia cùng Giáo Hội thiết kế, tôn trí Lễ Đài Phật Đản PL 2549 thật hài hòa, trang nghiêm, lộng lẫy, được thành hội khen ngợi.

Đặc biệt năm nay Ban Huynh Trưởng cũng tham gia thiết kế 01 xe hoa, Đại diện Quận Phật Giáo Sơn Trà tham dự diễu hành xe hoa cùng các đơn vị trong Thành phố mang ý tưởng “9 rồng phun nước, bảy bước xưng tôn”

- Vẽ thiết kế tổng thể : Anh Trần Nhơn

- Kỹ thuật điện: Lê Văn Xuân, Nguyễn Ngọc Thành, Huỳnh Văn Giám.

- Lên khung sườn, lắp ráp: Võ Hàn Tâm, Hồ Văn Sáng, Nguyễn Lương Nữa.

- Kẻ vẽ, trang trí: Trần Nhơn, Huỳnh Văn Hiền

- Âm thanh, ánh sáng: Phan Văn Sỏ, Trần Văn Sáu

- Cây cảnh: Đạo hữu Nguyễn Văn Nuôi.

Ban Huynh Trưởng đã tích cực tham gia khởi công từ ngày 12/4 âm lịch  Ất Dậu, hình thức xe hoa rất uy nghi, lộng lẩy, vô cùng sống động, kịp thời gian tham gia diễu hành cùng đòan xe hoa thành phố “Kính mừng Phật đản PL 2549”

Tháng 6/2005

Các Huynh Trưởng Trần Nhơn, Trần Văn Sáu, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân, Đặng Văn Xuân, Phạm Thụy Đích tham dự Trại mãn khóa Vạn Hạnh II Toàn quốc từ ngày 28, 29, 30 và 31 tháng 7 năm 2005 (23 – 26 Ất Dậu) tại chùa Trúc Lâm – Huế.

Chương trình mãn khóa có:

-     Hội thảo chương trình tu học GĐPT.

-     Thăm viếng và dâng hoa tháp Tổ Liễu Quán.

-     Ban Trị sự Thành Hội Phật Giáo Thừa Thiên-Huế

-     Thăm viếng Đài Thánh Tử Đạo.

-       Du thuyền trên sông Hương, Phóng sanh Đăng.

-       Tiệc Bánh Huế – Giao lưu văn nghệ

Đợt trại nầy, chúng tôi lại được vinh dự đón vợ chồng anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường về dự lễ Mãn Khóa Trại Vạn Hạnh II Toàn Quốc

 Trại Huấn luyện cấp II Huyền Trang 5 (2005).

Trại này GĐPT Tân Thái có các anh chị Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Võ Hàn Tâm, Nguyễn thị Tường Vy, Huỳnh Thị Thu Nguyệt.

Trại tổ chức vào các ngày 30/6, 1, 2, 3 tháng 7 năm 2005 tại Chuà Huệ Quang, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

Tổng số có 40 trại sinh của 22 đơn vị Gia đình Phật tử tham dự. Huynh trưởng Quảng Thời Trần Văn Sáu được mời tham gia vào Khối Giảng huấn của Ban quản trại.

Trại  Lục Hoà hè 2005 GĐPT quận Sơn Trà :

Nhằm tạo điều kiện cho toàn thể Huynh Trưởng và Đoàn Sinh ngành Thanh, Ngành Thiếu, Ngành Oanh các Gia đình Phật Tử trong Quận gặp nhau để giao lưu, sinh hoạt, học tập, tạo mối dây thân ái đoàn kết trong tình Lam.

Đại diện Phân Ban HD GĐPT tại Quận Sơn Trà tổ chức Trại Họp bạn Lục  Hòa cấp Gia đình hè 2005 vào các ngày 22, 23, 24/7/2005 (nhằm ngày 17, 18, 19/6 Ất Dậu) địa điểm tại khuôn viên chùa Hải Hội – Thọ Quang.

Thành phần tham dự: Toàn thể Huynh Trưởng và Đoàn Sinh ngành Thanh, Thiếu, Oanh các Gia đình Phật Tử trong Quận.

Đây là lần đầu tiên GĐPT quận Sơn Trà tổ chức Trại Lục hoà cấp Gia đình (cũng là đơn vị quận đầu tiên của GĐPT Đà Nẵng). GĐPT Tân Thái tham gia thành phần trong Ban quản trại có các huynh trưởng :

- Anh Trần Văn Sáu : Trại phó phụ trách chuyên môn

- Anh Nguyễn Ngọc Thành : Thư ký Trại

- Anh Trần Nhơn : Ủy viên phụ trách Hội thảo Huynh trưởng

- Anh Lê Văn Xuân  : Trưởng khối phụ trách Hội thảo ngành Thanh

- Anh Võ văn Lung : Ủy viên phụ trac1h Hội thảo ngành Thanh

Ngoài chương trình phân bổ hoạt động từng ngành

- Giải đáp ô chữ - Thi vẽ, dã theo chủ đề

- Hóa trang theo chủ đề                                                            -Trò chơi lớn

- Thiếu Niên Học Phật  - Văn nghệ, sân khấu

- Lễ Hội ẩm thực - Kéo co, kể chuyện

- Gia chánh, nấu ăn

Còn tổ chức hai khóa Hội thảo:

* Hội thảo Huynh Trưởng với chủ đề: “Người Huynh Trưởng đối với tổ chức GĐPT Việt Nam”

* Hội thảo ngành Thanh với đề tài: “Phật Hóa Gia đình”

Ban Huynh Trưởng Gia đình cũng đã cố gắng tổ chức cho anh chị em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh tham gia Trại họp bạn Lục Hòa 2005 trên tinh thần giao lưu, học hỏi để rút kinh nghiệm cho bản thân và đơn vị.

- Anh Trần Văn Sáu : Phụ trách Chung

- Anh Huỳnh Văn Hiền: Phụ trách Thiếu Nam

- Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt: Phụ trách Thiếu Nữ.

- Anh Võ Hàn Tâm: Phụ trách Oanh Vũ Nam.

- Chị Nguyễn Thi Tường Vy: Phụ trách Oanh Vũ Nữ.

Dưới sự điều hành của anh chị Huynh Trưởng, các em đã tham gia hoạt động trại rất tích cực trên tinh thần đoàn kết, lục hòa và cũng đã gặt hái được những thành quả xứng đáng vê cho Gia đình.

- Giải Nhất Hóa trang “Tiếng Trống Mê Linh”.

- Giải Nhì cắt dán Hoa Sen – Oanh Vũ.

- Giải Nhất Nấu ăn - Thiếu Nữ.

 

THÀNH PHẦN BHT GIA ĐÌNH
NIÊN NHIỆM 2006 - 2007

 

Gia Trưởng              :     Anh Trần Nhơn

Liên Đoàn Trưởng  :     Anh Trần Nhơn (K)

Liên Đoàn Phó 1     :     Anh Lê Văn Xuân

Liên Đoàn Phó 2     :      Anh Trần Văn Sáu

Liên Đoàn Phó 3    :      Chị Phạm Thụy Đích

Thư Ký                             :       Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                     :      Anh Hồ Văn Sáng

Đoàn Thiện Sinh     :      Anh Phùng Đấu - Anh Huỳnh Văn Mạnh

                                          Anh Nguyễn Văn Lự – Anh Huỳnh Văn Hương.

                                          Chị Lê Thị Sa

Đoàn Thiếu Nam     :     Anh Huỳnh Văn Cư - Anh Huỳnh Văn Hiền

                                          Anh Nguyễn Văn Thiện

Đoàn Thiếu Nữ        :      Chị Phạm Thụy Đích (K), Nguyễn Thi Hoa

                                          Chị Đặng Thị Ánh Vân - Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Đoàn Oanh Vũ Nam      :      Anh Nguyễn Văn Minh - Anh Phạm Đình Quý                                                                               Anh Võ Hàn Tâm

Đoàn Oanh Vũ Nữ :      Chị Nguyễn Thị Tường Vy, Chị Lê Thị Anh Tuyết,

                                          Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai

 

Phật Đản Rằm tháng tư – Bính Tuất (PL 2550 – 2006)

Tham gia cùng Giáo Hội thiết kế, thi công, tôn trí Lễ Đài Phật Đản PL 2550 thật hài hòa, trang nghiêm, lộng lẫy về đêm, dưới ánh sáng điện sắc màu rực rỡ càng làm tăng thêm vẻ uy nghi huyền ảo cho lễ đài với tôn tượng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

Đồng bào Phật tử và thiện tín thập phương đến chiêm bái, ai ai cũng như tắm mình trong giờ phút thiêng liêng, nhạc trời lừng vang, trăm hoa đua nở, chim muôn chuốt giọng, chư thiên cung đón.

“Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc,

Ba ngàn thế giới đón Như Lai”

15/5/ Bính Tuất:

Gia đình thường xuyên tổ chức kỷ niệm Chu niên và Hiệp kỵ cố Gia trưởng, Huynh Trưởng và Đoàn Sinh quá cố vào ngày rằm tháng 5 âm lịch.

Trại Họp bạn Ngành Thiếu Hè 2006:

Để chuẩn bị cho Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc sẽ được tổ chức vào năm 2007 tại Đà Nẵng. Phân ban Hướng dẫn GĐPt Đà Nẵng tổ chức

Trại họp bạn ngành Thiếu Quảng Đức vào các ngày 28,29,30 tháng 7 năm 2006 tại Khu Du lịch Bãi biển Non Nước- 251 Huyền Trân Công chúa, Phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

Mục đích: Rèn luyện các em tinh thần đoàn kết, kỷ luật trong lục hòa, trau dồi kỹ năng chuyên môn và là cơ hội để các em giao lưu kết thân.

Để tạo điều kiện sinh hoạt tốt, có chủ đề. Trại được tổ chức thành 4 tiểu trại:

1. Tiểu trại Diệu Định: (gồm các Gia đình thuộc quận Hái Châu và Cẩm Lệ)

2. Tiểu trại Yến Phi  : (gồm các Gia đình thuộc quận Thanh Khê)

3. Tiểu trại Nguyên Hương (gồm các Gia đình thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn)

4. Tiểu trại Thiện Mỹ : (gồm các Gia đình thuộc quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang )

Tiểu trại Nguyên Hương cử Huynh trưởng Thiện Huệ Võ Bộ : (GĐPT Tam Thai) làm Tiểu trại trưởng.

Cổng trại Nguyên Hương do Anh Đồng Hòa Phan Nhật Luân thiết kế và thực hiện với sự trợ giúp của các HT trong quận Ngũ Hành Sơn.

Trại sàn đươc thiết trí theo mô hình mũ Tứ ân do Anh Tâm Hòa Trần Văn Tuấn thiết kế với sự thực hiện của Ban Huynh trưởng GĐPT Nam Thọ.

Trại này, Anh Quảng Thời Trần Văn Sáu được mời tham gia Ban Quản Trại cùng với Chị Quảng Cầm Hoàng Thị Bích Hà (GĐPT An Hải) trợ giúp cho Anh Tâm Lập Lê Hà Thọ - Trưởng khối sinh hoạt của toàn Trại.

Trại này, GĐPT Tân Thái cử một đội Nam, một chúng Nữ tham gia.

Kết quả, chúng Nữ của gia đình đạt được giải Nhì toàn Thành phố, bộ môn Cắm hoa.

Vu Lan 2550 (2006)

Tổ chức trại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN vào dịp lễ Vu Lan PL 2550 từ ngày 14/7 đến 17/7 Bính Tuất (2006). Có các hoạt động:

-          Lễ Cài Hoa.

-          Tặng quà Hiếu Hạnh.

-          Sinh hoạt trại.

-          Văn nghệ hát mừng Vu Lan.

Nhằm nâng cao tình thần báo hiếu, báo ân đến toàn thể Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.

 

THÀNH PHẦN BHT GIA ĐÌNH
NIÊN NHIỆM 2007 - 2008

 

Gia Trưởng                   :     Anh Trần Nhơn

Liên Đoàn Trưởng       :     Anh Trần Nhơn (K)

Liên Đoàn Phó 1          :     Anh Lê Văn Xuân

Liên Đoàn Phó 2          :      Anh Trần Văn Sáu       

Liên Đoàn Phó 3          :      Chị Phạm Thụy Đích

Thư Ký                                 :     Anh Nguyễn Ngọc Thành

Thủ quỹ                         :      Anh Hồ Văn Sáng

Đặc trách Ngành thanh     : Anh Trần Nhơn (K)

Đặc trách Thiếu Nam  :     Anh Lê Văn Xuân (K)

Đặc trách Oanh Vũ Nam   : Anh. Đặng Văn Xuân

Đặc trách Oanh Vũ nữ      : Anh Võ Văn Lung

Đặc trách Nghiên Huấn    : Anh Trần Văn Sáu (K)

Thiện Sinh                     :      Anh Phùng Đấu, Anh Nguyễn Văn Lự -

                                               Chị Võ Thị Thu Vinh

Thiếu Nam                           : Anh Huỳnh Văn Cư – Anh Huỳnh Văn Giám

                                               Anh Nguyễn Văn Thiện

Thiếu Nữ                       :      Chị Phạm Thị Thu Nguyệt - Chị Nguyễn Thị Hoa

                                               Chị Đặng Thị Ánh Vân - Anh Huỳnh Văn Minh

Oanh Vũ Nam               :     Anh Nguyễn Văn Minh - Anh Phạm Đình Quý

                                               Anh Nguyễn Lương Nữa – Anh Huỳnh Văn Hiền

Oanh Vũ Nữ                 :     Chị Nguyễn Thị Tường Vy - Anh Võ Hàn Tâm

                                                       Anh Lê Văn Bốn, Chị Lê Thị Anh Tuyết.

                                               Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai.

Phật Đản Rằm tháng tư – Đinh Hợi (PL 2551 – 2007)

Tham gia cùng Giáo Hội thiết kế, thi công, tôn trí Lễ Đài Phật Đản PL 2551 thật, trang nghiêm, đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến tòan thể đạo hữu, Phật tử và thiện tín thập phương đến hành hương chiêm bái.

Tổ chức trại Vô Ưu từ 14/4 đến 15/4 Đinh Hợi – Hoạt động Trại nhằm nâng cao ý thức cúng dường đến Huynh Trưởng và Đoàn Sinh trong mùa Đản Sinh.

- Hái hoa giáo lý: Gợi cho các em phần Phật Pháp cơ bản để thâm nhập cho lớp trẻ.

- Trò chơi nhỏ: Để rèn luyện cho các em tính nhạy bén các giác quan.

- Văn nghệ “Hát dưới Lễ Đài” cúng dường ngày Đản Sanh.

 TRẠI LỤC HOÀ 2007: Họp Bạn    ngành Thiếu toàn quốc GĐPT VN.

Theo văn thư chỉ đạo của Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật Tử Việt Nam trung ương.Từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 8/2007. Tổ chức Trại Họp bạn Ngành thiếu GĐPT Việt Nam toàn quốc bao gồm 17 tỉnh thành: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh, Lâm Đồng, Đăklăk, Kon Tum, Phú Yên, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu, Kiên Giang tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt – Sơn Trà – Đà Nẵng. Các đơn vị đã ráo riết chuẩn bị tham gia ngày hội hy hữu này.

Trại Lục Hòa có 6 khu vực trại. Mỗi khu vực trại mang tên một Hòa gồm nhiều đơn vị Tỉnh, thành trong đó có một đơn vị Tỉnh, thành được chỉ định làm chủ lực.

Ban Quản Trại Họp Bạn ngành Thiếu- Lục Hòa 2007 do Phân ban Hướng dẫn TƯ GĐPT Việt Nam tiến cử theo phiên họp ngày 24 tháng 3 năm 2007 tại Đà Nẵng.

GĐPT Tân Thái vinh dự và tự hào có 3 thành viên trong BQT Lục Hòa 2007. Đó là:

- Huynh trưởng Cấp Tấn Quảng Thế Trần Văn Nhứt giữ chức Trại phó 1.

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Thời Trần Văn Sáu  giữ chức Trưởng khối Kỹ thuật.

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Hào  Phạm Thị Đích giữ chức Ủy viên khối Kỷ luật.

Cùng thực hiện theo chỉ thị chung, Gia đình Phật Tử Tân Thái đã chọn các em: Huỳnh Văn Luận, Phan Ngọc Phùng, Nguyễn Nhật Ân, Trịnh Thị Hạ, Phan Thị Phước Thùy được tham gia Trại họp bạn nầy.

Các đơn vị ở xa như: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu Đăklăk, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế… đã tập kết thiết kế cổng trại, trại sàn rất sớm để kịp thời gian khai mạc theo đúng chương trình.

Hơn 3.500 trại sinh và Huynh Trưởng của 17 đơn vị GĐPT các tỉnh thành trên cả nước đã hội tụ về chốn già lam Bãi Bụt – Sơn Trà – Đà Nẵng để cùng nhau giao lưu học hỏi, trao đổi, sẻ chia những kinh nghiệm xương máu để tô bồi thêm “Lý tưởng Người Áo Lam”

Thắm mãi Tình Lam

Quảng Trị, Bà Rịa, Vũng Tàu

Cùng nhau xây dựng một màu áo Lam.

Thừa Thiên-Huế gặp Kiên Giang.

Nguyện theo chí hướng Đạo vàng sáng soi

Đà Nẵng, Bình Định xiết tay,

Kết dây thân ái về đây họp đoàn

Quảng Nam chung bước Lâm Đồng

Sáu mươi năm mới thỏa lòng ước mong.

Quảng Ngãi, Bình Thuận, Kon Tum

Lý tưởng Sen Trắng nhứt tâm giữ gìn.

Đây Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng Nai, Đắc Lắc thắm tình Phú Yên

Bình Dương về với Bạc Liêu

Nối vòng tay lớn tiếng reo Lục Hòa.

Trung Nam hát khúc hoan ca

Tình Lam sáng mãi ngôi nhà Việt Nam.

Ngoài ra Đoàn Thiện Sinh Gia đình Phật Tử Tân Thái còn đảm nhận trách nhiệm tổ chức căng tin phục vụ Trại họp bạn  tòan quốc dưới sự phân công của Ban Huynh Trưởng Gia đình.

Bằng sự khéo léo điều hành, Huynh Trưởng Đoàn đã tổ chức họp rộng rãi và phân công trách nhiệm các chúng phục vụ cụ thể:

Phùng Đấu : Quản lý chung.

Nguyễn Văn Lự : Kế toán kinh doanh.

Lê Văn Hùng, Nguyễn Văn Chinh: Lưu thông hàng hóa.

Nguyễn Thị Thanh Hải, Huỳnh Thị Năm: Cafe, giải khát.

Đặng Thị Ánh Lựu, Nguyễn Hồng Phượng: Mì, Cơm, phở.

Các Chúng phục vụ: Nguyễn Thị Thu, Lê Thị Tư, Huỳnh Thị Thêm, Lê Thị Lục, Huỳnh Thị Thúy, Võ Thị Thu Vinh, Trần Thị Mai Thy, Nguyễn Thị Tường Hoài, Ngô Thị Bảy, Kim Dung, Lê Thị Nga, Trương Thị Yến Ly, Nguyễn Thị Sang, Lê Thị Bốn.

Đoàn Thiện Sinh đã hòan thành tốt nhiệm vụ của mình, 4 ngày bám trụ cùng Trại Họp bạn, phục vụ chu đáo theo yêu cầu của Trại sinh, khách tham quan cũng như Ban Quản Trại, góp phần nhỏ công sức của mình vào mục tiêu giáo dục của Gia đình Phật Tử Việt Nam.

Trại Họp bạn ngành Thiếu GĐPT Việt Nam Lục Hoà 2007 đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục. Nội dung kỷ lục được công bố trong bộ sách Những kỷ lục Việt Nam do Công ty VIETBOOKS và NXB Thông tấn xã Việt Nam xuất bản, đồng thời công bố trong Niên giám kỷ lục Việt Nam và chương trình truyền hình kỷ lục Việt Nam, Website : kyluc.com.vn

Vào sáng Chủ nhật, 24 tháng 5 năm 2009, tại Hội trường báo Giác Ngộ – 85 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam tổ chức trao 14 kỷ lục Phật giáo Việt Nam mới nhất. Gồm có :

5 kỷ lục được xác lập lần này thuộc về các hoạt động do các tổ chức Phật giáo Việt Nam thực hiện

- Chuyến Hoằng pháp quy mô nhất của Giaó hội Phật giáo Việt Nam ra nước ngoài trong 3 tuần nhằm chuyển tải Giáo lý chân chánh, văn hoá nguồn cội đến cộng đồng người Việt tại 6 Quốc gia, do Hòa thượng Thích Chơn Thiện, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS. GHPGVN dẫn đầu.

- Lễ cầu siêu trên đảo lớn nhất với Đại trai đàn chẩn tế cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ do Trung ương GHPGVN phối hợp với Ủy ban Nhà nước và người Việt Nam ở nước ngoài và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tại Nghĩa trang Hàng Dương vào chiều 25 tháng 4 năm 2009. - Hội trại Họp bạn Ngành Thiếu GĐPT lớn nhất (Kỳ trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc Lục Hoà 2007) có sự tham dự của các đơn vị thuộc 17 tỉnh thành cả nước, thu hút 30.000 lượt người.

- Hội trại Phật giáo dành cho tuổi trẻ tổ chức thường xuyên và lớn nhất (Hội trại tuổi trẻ Phật giáo do báo Giác Ngộ tổ chức hằng năm).

- Lễ quy y cho đồng bào dân tộc lớn nhất (quy y cho 3.755 đạo hữu là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum ngày 19 tháng 4)

6 Kỷ lục là các di tích, hiện vật của Phật giáo :

- Ngọc Quang, Tịnh xá Khất sĩ đầu tiên tổ chức Lễ quy y cho đồng bào dân tộc Ê Đê ở Việt Nam.

- Tượng Phật 4 tay cùng 2 tấm bia đá lâu năm lớn nhất tại chuà Linh Sơn.

- Chuà Trúc Lâm trên đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang được công nhận là ngôi chuà trên đảo hiếm ở Việt Nam.

- Đèn tranh cát nghệ thuật Bồ Tát Chuẩn Đề đầu tiên do Công ty Mỹ Việt thực hiện

- Kinh Hiền Ngu được thi hoá theo thể thơ Lục bát dài nhất do nhà thơ Phạm Thiên Thư chuyển thể, lấy tên là “Kinh Hiền Hội Hoa Đàm”.

- “Phật giáo Việt Nam” bài hát đầu tiên được chọn làm Đạo ca của GHPGVN do Nhạc sĩ Lê cao Phan sáng tác.

3 kỷ lục còn lại thuộc về cá nhân :

- Nhà báo cao tuổi nhất Việt Nam : Cư sĩ Tống Hồ Cầm – 90 tuổi – Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ.

- Hoà thượng Thích Thanh Từ người viết Thư pháp quyển Bát Nhã Tâm Kinh có kích cỡ lớn nhất (dày 62 trang, dài 80 cm, rộng 55cm).

- Ông Vũ Ngọc Toản, người viết ca khúc Phật giáo nhiều nhất (638 ca khúc).

Vu Lan 2551 (2007)

Tổ chức trại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN từ 7h đến 17h ngày 15/7 Đinh Hợi (2007). Có các hoạt động:

-       Lễ Cài Hoa.

-       Thuyết trình đề tài Hiếu Hạnh.

-       Phụ diễn văn nghệ.

-       Hoạt động trại (trò chơi nhỏ, vấn đáp giáo lý)

-       Khen tặng đoàn sinh tiêu biểu trong sinh hoạt và tu học.

-       Phát thưởng Đoàn sinh học giỏi ở các trường phổ thông năm học 2007-2008.

Ngày 16/11/2007:

Anh Huỳnh Minh Thông Pháp danh Thiện Tài cựu Liên Đoàn Trưởng Gia đình Phật Tử Tân Thái từ trần ngày 16/11/2007 (07/10 Đinh Hợi) tại California Hoa Kỳ thọ 72 tuổi.

GĐPT đã tổ chức lễ viếng.

Lại thêm một lần nữa ngậm ngùi tiễn biệt chia xa người anh trưởng trong tổ chức Áo Lam – Sen Trắng.

Ngày 5/3/2008

Chưa được nửa năm, lại thêm một lần nữa GĐPT Tân Thái phải bàng hoàng thương tiếc tiễn biệt người anh cả Tâm Tùng Huỳnh Hải Tứ, đương kiêm Chánh Đại diện chùa Phước An Tân Thái cũng là Liên Đoàn Trưởng nhiệm kỳ 65 – 66 về nơi cảnh giới an lành hồi 15 giờ ngày 05/3/2008 (28/2/Mậu Tý) hưởng thọ 64 tuổi – Gia đình Phật Tử đã phúng điếu và làm lễ truy điệu hương linh anh tại tư gia.

Phật đản PL 2552 – VESAK-2008

Năm nay Mậu Tý- PL 2552 Đại lễ Phật Đản Liên hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 13 đến 17/5/2008. Đại biểu Phật Giáo các nước trên thế giới sẽ về Việt Nam để tham dự Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc cũng là Lễ Hội Văn hóa do Liên Hiệp Quốc khai sinh và chủ xướng nhằm tôn vinh Đức Phật, bậc vĩ nhân văn hóa tâm linh của nhân loại, Mục đích của Đại lễ là nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa và tư tưởng hòa bình – bình đẳng và bất bạo động của Đức Phật. Tạo dựng mối tương kính, hiểu biết giữa các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới.

Theo Chỉ thị của Trung ương. Giáo Hội đã cùng Đại đức Trú trì Thích Thông Đạo kết hợp với Ban đại diện thiết kế, tôn trí Lễ Đài Phật Đản trang nghiêm, lộng lẫy.

Ngoài ra còn treo pa nô, biểu ngữ, cờ trên đường Trương Định (Phường Mân Thái) tạo nên không gian đại lễ vô cùng hoành tráng.

-     Tổ chức Trại Vô ưu từ 13 – 15/4 Mậu Tý.

-     Tổ chức đêm văn nghệ Hát dưới Lễ Đài.

-     Tham gia biểu diễn văn nghệ tại Quận hội.

-     Tham gia biểu diễn văn nghệ tại Thành hội.

-     (Lễ Đài lần đầu tiên được tôn trí tại Công viên nước Thành phố Đà Nẵng – đường 2/9 ngoài khuôn viên Chùa Pháp Lâm (văn phòng thành hội)

Dã ngoại Suối Hoa:

Tháng 5/2008

Để tạo điều kiện cho các em Đoàn sinh làm quen với không khí trong lành của núi rừng nguyên sinh, với suối nước thơ mộng mát mẻ, với thảm cỏ xanh tươi mượt mà, với những rừng cây xum xuê mát dịu.

Ban Huynh Trưởng Gia đình đã tổ chức cho các em Đoàn Sinh tham gian dã ngoại khu du lịch Suối Hoa.

Thời gian đi về trong ngày.

Để các em vui chơi thoải mái trong an toàn, anh chị em Huynh Trưởng đã phải bám sát các em từ khi xe xuất phát – đi đâu – đến đâu các em đều phải nằm trong vòng kiểm soát của anh chị trưởng – Đồng thời trách nhiệm Huynh Trưởng được phân công:

- Anh Trần Nhơn: Trách nhiệm chung.

- Anh Trần Văn Sáu: Điều hành tổ chức.

- Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Nguyễn Thị Tường Vy vừa lo khâu hậu cần, chuẩn bị điểm tâm và bữa ăn trưa cho đòan tham quan, còn phải chịu trách nhiệm chăm sóc 2 đoàn Thiếu Nữ và Oanh Vũ nữ.

- A Võ Hàn Tâm, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Minh chăm sóc 2 đoàn Thiếu Nam và Oanh Vũ Nam.

- Anh Phùng Đấu : Điều động phương tiện.

Trại Tập huấn LA HẦU LA (Tháng 6/2008)

Sau đợt tham gian dã ngoại Suối Hoa, cũng nhân dịp hè – Nhằm hoàn thành chương trình tu học các bậc cho Đoàn sinh để kịp thời gian vượt bậc. Đồng thời để un đúc thêm niềm tin Tam Bảo và trao dồi kỹ năng chuyên môn cho Đoàn sinh. Ban Huynh Trưởng quyết định tổ chức Khóa tập huấn thời gian 1 tháng từ ngày 1/6 đến 31/72008 Kế hoạch từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều chủ nhật hàng tuần.

Đoàn Thiện Sinh chịu trách nhiệm phục vụ bữa ăn trưa hằng tuần cho khóa Tập  huấn.

Chương trình tập huấn:

- 7 h        : Đoàn Sinh tập trung, làm thủ tục nhập khóa.

- 7 h 30  : Khai mạc.

- 8 h        : Huấn luyện khóa 1

- 9 h        : Huấn luyện khóa 2.

- 10 h     : Sinh hoạt chung.

- 10 h30 : Tập huấn đội hình tập họp (chung 2 ngành)

- 11 h     : Cơm trưa.

- 12 h     : Nghỉ trưa.

- 13 h 30 : Huấn luyện khóa 3.

- 14 h 30 : Huấn luyện khóa 4.

- 15 h 30 :Tập họp, sinh hoạt chung.

- 16 giờ  : Dây thân ái.

Anh Lê Văn Xuân, chị Phạm Thụy Đích lên chương trình huấn luyện các khóa học cho ngành Thiếu.

Anh Đặng Văn Xuân – Võ Văn Lung lên chương trình huấn luyện các khóa cho ngành Oanh.

Giảng huấn là Huynh Trưởng đang phụ trách các đoàn và các bậc học.

Tháng 7 năm 2008 :

GĐPT Tân Thái cử đoàn sinh Phan Thị Phước Thùy tham dự Trại huấn luyện Lộc Uyển – A Dục 2008 do Phân ban Hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng tổ chức vào các ngày 24, 25, 26, 27 tháng 7 năm 2008 tại chuà Long Hoa, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng.

Trại Hội thảo VẠN HẠNH II ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Các Huynh Trưởng Trần Nhơn, Võ Văn Lung, Lê Văn Xuân tham dự trại Hội thảo Vạn Hạnh II, khai khóa Vạn Hạnh III năm thứ 3. Đồng thời động viên em Phan Thị Phước Thùy tham gia học tập Trại họp Bạn Huynh Trưởng Nữ và Nữ ngành Thanh toàn Quốc tại Đại Tòng Lâm Bà Rịa-Vũng Tàu từ ngày 1 đến ngày 4/8/2008 (1 – 4/7 Mậu Tý – 2552)

Ngoài chương trình Hội thảo Trại sinh Vạn Hạnh II còn tham quan các chùa – Tịnh Xá thuộc Đại Tòng Lâm Bà Rịa-Vũng Tàu. Ấn tượng nhất là Chùa Vạn Phật thuộc Đại Tòng Lâm (với 10.000 tượng Phật bằng đồng mạ vàng 930 x 40) được lắp quanh tường) và 48 tượng Phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch cao 3,5 mét. Tượng chính cao 5 mét, tôn trí trong khuôn viên hơn 1.000m2 Chùa Vạn Phật còn là Trường Trung cấp Phật học với gần 1.000 Tăng sinh.

- Đại Tòng Lâm còn có Ni viện Thiện Hòa do hai Ni Sư tiến sĩ Thích Nữ Đồng Đạo và Thích Nữ Như Như điều hành quản lý.

Khách hành hương sẽ không quên những thời Pháp Thoại do các Sư cô ban bố khi đến Chánh Điện thắp hương lễ Phật.

Khách lại càng không quên những bữa ăn ngon miệng được tiếp đãi bởi những nụ cười vui tươi, đôn hậu trên những gương mặt từ hòa của các Ni Sư, Sư cô trong Ni Viện.

-       Giao lưu văn nghệ Toàn quốc

-       Tham quan Thích Ca Phật Đài – Bãi sau Bà Rịa- Vũng Tàu.

-       Thăm mộ anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường tại Nghĩa trang Dầu Giây – Thủ Đức.

-       Trên đường về có tháp tùng cùng Đoàn Sơn Trà tham quan các chùa – Thiền Viện tại Đà Lạt.

                          

Ngày 12/9/2008 – PL 2552

Thành phần Ban Huynh Trưởng được công cử lại với mục đích trẻ hóa đội ngũ theo quyết định của Ban Đại diện.

THÀNH PHẦN BHT GIA ĐÌNH
NIÊN NHIỆM 2008 - 2009

 

Gia Trưởng                     :     Anh Trần Nhơn

Liên Đoàn Trưởng         :     Anh Nguyễn Ngọc Thành.

Liên Đoàn Phó Nam      :     Anh Nguyễn Lương Nữa

Liên Đoàn Phó Nữ         :      Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt

Thư ký                              :      Anh Nguyễn văn Minh

Thủ quỹ                           :      Anh Hồ Văn Sáng

Trợ huấn Ngành thanh :     Anh Trần Văn Nhứt

Trợ huấn Thiếu Nam    :     Anh Lê Văn Xuân (K)

Trợ huấn Thiếu Nữ       :     Anh Trần Văn sáu

Trợ huấn Oanh Vũ Nam:    Anh Đặng Văn Xuân

Trợ Huấn Oanh Vũ nữ :     Anh Võ Văn Lung

Thiện Sinh                      :      Anh Phùng Đấu, Anh Huỳnh Văn Hương

                                                 Anh Lê Văn Bốn - Anh Nguyễn Văn Lự,

                                                 Chị Võ Thị Thu Vinh

Thiếu Nam                      :     Anh Huỳnh Văn Cư – Anh Huỳnh Văn Giám

                                                 Anh Phạm Thanh Tri

Thiếu Nữ                         :      Chị Nguyễn Thị Tường Vy

                                                 Chị Phan Thị Phước Thùy - Chị Lê Thị Anh Tuyết

Oanh Vũ Nam                 :      Anh Võ Hàn Tâm - Anh Nguyễn Văn Thiện

                                                 Anh Phạm Đình Quý

Oanh Vũ Nữ                   :     Anh Nguyễn Văn Hiền, Chị  Nguyễn Thị Hoa;

                                                        Chị Đặng Thị Ánh Vân - Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai.

 

Vu Lan 2008 – PL 2552

Tổ chức Trại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN trong dịp Đại lễ Vu Lan PL 2552 – 2008 từ 7 giờ ngày 14/7 đến 17 giờ 15/7 Mậu Tý, nhằm tổng kết phong trào thùng binh hiếu hạnh đã phát động từ tháng 6 âm lịch và các hoạt động:

-     Lễ Cài Hoa.

-            Văn Nghệ Hát mừng Vu Lan.

-            Tặng quà Hiếu Hạnh.

-            Khen tặng Đoàn Sinh tiêu biểu, chuyên cần trong sinh hoạt và tu học.

-            Khen thưởng Đoàn Sinh học giỏi ở các trường phổ thông năm học 2008 – 2009.

19/2 Kỷ Sửu – PL 2553 (2009)

đã mấy năm rồi, vì tình hình chung. Lễ hội Quán Thế Âm không quy tụ bóng dáng Gia đình Phật Tử .

Năm nay, theo chỉ thị chung của Ban Trị sự Thành hội, Phân ban hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng tổ chức Trại họp bạn Ngành thiếu GĐPT Đà Nẵng vào các ngày 18 và 19 tháng 2 Kỷ Sửu PL 2553 (2009) nhằm góp phần tô đẹp thêm các hoạt động Lễ Hội.

Cũng như các đơn vị khác, Gia đình Phật Tử Tân Thái đã huy động Ngành Thiếu khẩn trương chuẩn bị các bộ môn thi đua theo cẩm nang để tham dự Hội (cổng trại, lồng đèn, hóa trang, văn nghệ…) Huynh Trưởng đã bám trụ, đôn đốc Đoàn Sinh thực hiện tốt các  yêu cầu đã đặt ra do các Huynh trưởng Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Tường Vy phụ trách.

7 giờ ngày 18/7 Kỷ Sửu- Đoàn Sinh tập trung tại Chùa, sau khi kiểm tra lại hành trang trại sinh, đoàn phục đầy đủ, cho các em lên xe xuất phát về đất trại, tham gia sinh hoạt cùng các đơn vị trong thành phố tạo thêm không khí sôi nổi cho Lễ Hội.

Mùa Lễ Hội nầy Gia đình Phật Tử Tân Thái đại diện Quận Sơn Trà chuẩn bị tiết mục Hoá trang Trần Nhân Tông và tiết mục này đã đạt giải Nhì Hóa trang toàn Thành phố.

Đại Lễ Khánh Thành Chùa Phước An Tân Thái : Tổ chức vào các Ngày 16 đến 18/3 Kỷ Sửu – PL 2553 (2009)

Sau 5 năm trùng tu xây dựng (2004 – 2009) nhờ vào đạo tâm của Chư Tôn, Thiền Đức, cùng thiện nam, tín nữ xa gần và đồng bào Phật tử địa phương đã hằng tâm, hằng sản cúng dường – Đến nay, Ngôi Đại Hùng Bửu Điện chùa Phước An – Tân Thái Tự đã thành tựu thập phần viên mãn, làm tô đẹp thêm nền văn hóa của dân tộc. Thêm một điểm son về tinh thần Từ Bi – Trí Tuệ của Đạo Phật giữa lòng nhân thế.

Ban Huynh Trưởng và Đoàn Thiện Sinh đã cùng tích cực tham gia với Giáo Hội dưới sự điều hành của Đại đức Trú trì Thích Thông Đạo tổ chức Lễ Hoàn Nguyện – Khánh thành, Cầu Siêu, bạt độ, trai đàn chẩn tế vào các ngày 16, 17 và 18/3 Kỷ Sửu (nhằm ngày 10,11, 12/4/2009) Để đáp tạ hồng ân Phật Tổ, tri ân chư Tôn, Thiền Đức, quý vị quan khách cùng toàn thể Phật Tử, thiện nam, tín nữ gần xa thời gian qua đã động viên khích lệ và góp phần công đức để tạo nên ngôi Phạm Vũ Huy Hoàng khang trang tráng lệ.

Nhân dịp nầy anh Huỳnh Văn Thanh cũng trưng bày một số tác phẩm Tranh, thư họa với chủ để “Dưới Mái Chùa Xưa” nhằm góp phần cúng dường Lễ Hoàn Nguyện, Khánh thành chùa Tân Thái.

Tạo ngôi Phạm vũ huy hoàng

Là bao công sức của ngàn trái tim

Phật Đản 2553 – Kỷ Sửu (2009)

Tham gia thiết kế, tôn trí lễ đài Phật Đản PL 2553 cùng Giáo Hội. Khởi công từ ngày mồng 2/4 đến mồng 10/4 Kỷ Sửu kịp thời đưa vào gia đoạn trang trí hoàn thiện.

Đặc biệt năm nay, ngoài lễ đài chính, theo nghi lễ truyền thống. Thầy Trú trì và Ban Đại diện còn tổ chức lễ Tắm Phật.

Một nghi lễ hoàn toàn mới mẻ đối với Phật tử địa phương, nhưng đã có từ lâu đối với các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện và ngay cả Việt Nam Nghi lễ tắm Phật đã có từ thời Lý. Nói chung Chư Tổ đưa Nghi lễ Tắm Phật nhân ngày Đản sanh của Phật tổ nhằm coi như một hành động để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của Đấng Giác Ngộ trên cuộc đời nầy cách đây hơn 2600 năm.

Gia đình Phật Tử còn tổ chức lễ Cắm trại từ 8 giờ ngày 14/4 đến 8 giờ ngày 16/4 Kỷ Sửu.

Trại mang tên Vô Ưu gồm các hoạt động sinh hoạt trại: Hái Hoa Giáo lý, Hóa trang, trò chơi nhỏ, văn nghệ lửa trại….

Nhằm tạo thêm không khí vui tươi sôi nổii nhân ngày Đản Sanh và cũng gây dấu ấn đến khách thập phương hành hương thăm viếng và lễ bái qua bóng dáng Gia đình Phật Tử.

15/5 Kỷ Sửu – PL 2553 (2009)

nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Gia đình Phật Tử Tân Thái (1959 – 2009) và Hiệp kỵ cố gia trưởng, Huynh Trưởng và Đoàn Sinh.

Ban Huynh Trưởng đã họp và phân công:

-       Trưởng ban tổ chức: Anh Trần Văn Nhứt.

-       Phó ban nội dung   : Anh Trần Nhơn.

-       Phó ban hình thức : Anh Nguyễn Ngọc Thành

-       Phó ban tài chánh  : Anh Phùng Đấu

-  Thư ký kiêm Đặc trách Kỷ yếu:  Anh Trần Văn Sáu.

-  Thủ quỹ : Anh Hồ Văn Sáng

-     Các ủy Viên  :

+ Phụ trách triển lãm : Anh Võ Văn Lung, Lê Văn Bốn, Huỳnh Văn Cư, Huỳnh Văn Hiền, Võ Hàn Tâm.

+ Phụ trách kiểm tra và chuyển đạt giấy mời : Anh Đặng Văn Xuân, Nguyễn văn Minh và Đoàn sinh ngành Thiếu Nam, Thiếu nữ.

+ Phụ trách trang trí  - Trình bày : Anh Lê Văn Xuân, Phạm Thanh Trí, Huỳnh Văn Hương.

+ Phụ trách Trai soạn : Chị Lê Thị Sa và nữ Thiện sinh.

+ Phụ trách tiếp tân : Chị Nguyễn Thị Tường Vy, Huynh trưởng nữ, Thiếu nữ và Nữ Thiện sinh.

+ Phụ trách Hương đăng : Anh Nguyễn Lương Nữa, Nguyễn Văn Lự, Nam Thiện sinh và Thiếu nam

+ Phụ trách Âm thanh : Anh Phùng Đấu (kiêm)

+ Phụ trách Y tế : Anh Phạm Đình Quý.

+ Phụ trách Ánh sáng : Anh Hùynh Văn Giám, Nguyễn Văn Chính.

+ Phụ trách quay phim, nhiếp ảnh : Anh Nguyễn Văn Thiện.

+ Phụ trách văn nghệ : Chị Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Hoa

Đồng thời quyết định tổ chức các hoạt động:

-            Trưng bày sức sống.

-            Kỷ niệm chu niên 50 năm.

-            Thực hiện đặc Kỷ yếu “Chu Niên Hương Lam”

-            Gặp gỡ tình Lam – Giao lưu văn nghệ.

-            Hiệp kỵ.

Để đánh dấu một chặng đường nửa thế kỷ đã qua, Gia đình Phật Tử Tân Thái có mặt trên làng quê biển mặn, cùng chứng kiến bao biến thiên của lịch sử, thịnh suy, được mất. Nhưng lý tưởng Người Áo Lam vẫn duy nhất, vẫn âm thầm lặng lẽ xây dựng Gia đình Phật Tử. Dù bao nhiêu gian khổ, dù gặp nhiều nguy khó, lý tưởng chúng con vẫn tôn thờ.

GĐPT Tân Thái có được ngày hôm nay. Chúng con thành kính niệm ân Chư tôn Thiền đức các cấp Giáo hội đã hết lòng thương yêu, giáo dưỡng chúng con có được niềm tin và nguyện lực xây dựng ngôi nhà Lam vững chãi và sáng toả từ ngày thành lập đến nay.

Chúng con chân thành tri ân Quý Bác trong Ban Đại diện Phật giáo Chùa Phước An Tân Thái qua các thời kỳ đã thương yêu, đùm bọc, che chở cho sự phát triển của GIA ĐÌNH trong 50 năm qua.

Chúng em chân thành tri ân và ghi nhớ sự hướng dẫn dìu dắt của Ban Hướng dẫn trước đây, nay là Phân ban Hướng dẫn GĐPT Đà Nẵng để Gia đình phát triển đúng theo tôn chỉ, mục đích của GĐPT Việt Nam.

Chúng em chân thành cám ơn quý Bác, quý Anh Chị trong Ban Bảo trợ, Đoàn Cựu Huynh trưởng đã giúp đỡ, yểm trợ, đồng tâm góp sức với Gia đình để Anh chị em Huynh trưởng vững tiến trên con đường phụng sự lý tưởng.

Chúng tôi cũng xin được cám ơn quý phụ huynh Đoàn sinh đã khuyến khích, hợp tác và giúp đỡ trong việc giáo dục các em .

Chúng tôi cũng cám ơn và xin ghi nhận những cống hiến lặng thầm của quý hiền thê, lương phu của các Anh chị Huynh trưởng đã chia sẻ công sức, vật chất, tinh thần để các Huynh trưởng là vợ, là chồng của mình tận tâm phục vụ GĐPT.

Chúng tôi hết sức biết ơn quý vị ân nhân, mạnh thường quân và thân hữu đã giúp đỡ thường xuyên tinh thần cũng như vật chất để Gia đình có đủ phương tiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong thời gian qua.

Cũng trong lễ kỷ niệm Chu niên năm nay, ban Huynh Trưởng tổ chức buổi “GẶP GỠ TÌNH LAM”, nhằm gặp mặt các thế hệ gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh đã trưởng thành từ mái nhà Lam: Gia đình Phật Tử Tân Thái 50 năm qua. Giờ đây có vị đã gần 90 tuổi, cũng có vị đã thành đạt công danh sự nghiệp (Tu sĩ, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giám đốc các doanh nghiệp….). Nhưng tuổi tác, địa vị, chức phận không còn ranh giới giữa lý tưởng ÁO LAM keo sơn đượm nồng thân ái.

Cũng trong chu niên 50 nầy, Ban Huynh Trưởng tổ chức lễ Hiệp kỵ Cố Gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia đình Phật Tử Tân Thái. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết tri ân, báo ân những bác Gia trưởng, anh chị Huynh Trưởng, Đoàn Sinh đã một thời cầm còi, dìu dắt đàn em đến với Gia đình Phật Tử bằng những tình cảm thật thà, chất phác. Mà nay các Bác, các anh chị đã về miền Tịnh cảnh để lại bao luyến tiếc nhớ nhung cho thế hệ hôm nay.

Chúng tôi vô cùng tri ân và kính nhớ, trân trọng điểm tên các Bác, các Anh chị em để hồi tưởng lại kỷ niệm một thời đã qua.

      Bác Lê Văn Ngãi                              Anh  Huỳnh Minh Thông

      Anh Nguyễn Văn Mua                    Anh  Huỳnh Hải Tứ

      Anh  Lê Văn Lộc                              Anh  Mai Đăng Cần

      Anh  Lê Ngọc Hùng                        Anh Ngô Văn Thức

      Anh Võ Nhật Tứ                               Anh Trần Văn Năm.

      Chị Lê Thị Hai                                  Anh Phạm Văn Sương

      Anh Trịnh Văn Thôi                         Anh Lê Văn Viết

      Anh Lê Văn Cử                                Anh Lê Văn Nhì

      Anh Ngô Văn Tri                              Anh Nguyễn Văn Xê.

      Anh Phùng Đấu (anh)                    Anh Nguyễn Văn Hử

      Anh Võ Văn Mẫn                             Anh Lê Văn Long  

      Anh Lê Văn Mạnh                           Anh Lê Văn Sơn

      Anh Lê Văn Phương                      Anh Trần Văn Tỏi

      Anh Phan Ngọc Tấn                       Anh Phùng Văn Nhì

      Em Lê Văn Duyệt                            Em Lê Công Truyền

      Em Trịnh Văn Chung                      Em Nguyễn Văn Mẫn

      Em Đinh Xuân Đắt,                         Em Nguyễn Duy Nghĩa

      Em Nguyễn Hữu Cơ                       Em Trịnh Văn Đáng

      Em Lê Trần Chỉ Nam                      Em Lê Vũ Thành Luân

              Chị Phan Thị Cẩn                            Chị Đào Thị Toan

              Chị Phan Thị Khen                         Chị Lê Thị Hết

              Chị Lê Thị Thôi                                Em Nguyễn Thị Đào

              Em Trần Thị Tố Tâm                       Em Nguyễn Thị Thu

              Em Nguyễn Thị Nhung                   Em Nguyễn Thị Thùy Trang

              Em Trần Thị Hồng.

 

Kính nguyện cầu Hồng ân chư Phật thùy từ gia hộ các Bác, các anh, chị em thanh thản nhẹ nhàng vãng sanh A Di Đà Phật quốc

Gia đình Phật Tử Tân Thái hiện nay có:

       Tổng số 28 Huynh Trưởng, Nam : 20 – Nữ 08. Trong đó

             - 01 Huynh Trưởng cấp Tấn,

             - 15 Huynh Trưởng cấp Tín – đã qua Vạn Hạnh: 6 Huynh Trưởng.

             - 03 Huynh Trưởng cấp Tập

             - 07 Huynh Trưởng Sơ cấp

             - 02 Huynh Trưởng Tập sự

Tổng số Đoàn sinh gia đình                 : 203 Đoàn sinh

             Ngành Thanh                             : 110 Đoàn Sinh.

             Thiếu Nam                                  :   17 Đoàn Sinh.

             Thiếu Nữ                                     :   29 Đoàn Sinh.

             Oanh Vũ Nam                             :   08 Đoàn Sinh.

             Oanh Vũ Nữ                               :   39 Đoàn Sinh.

 

Hiện nay, trong thành phần Ban Huynh trưởng vừa tham gia sinh hoạt tại Gia đình, vừa tham gia công tác Phật sự tại các cấp Giáo hội và GĐPT tại Thành phố và Quận:

- Huynh trưởng Cấp Tấn Quảng Thế Trần Văn Nhứt - Uỷ viên Ban Trị sự Thành hội, Thư ký Ban đại diện Phật giáo Quận Sơn Trà, Uỷ viên Nội vụ Phân ban HD GĐPT Đà Nẵng.

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Thời Trần Văn Sáu - Uỷ viên Nghiên huấn Phân ban HD GĐPT Đà Nẵng, Thư ký Ban Đại diện Chùa Phước An Tân Thái

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Sơn Lê Văn Xuân - Phụ tá Uỷ viên Ngành Thanh Phân ban HD GĐPT Đà Nẵng, phụ trách Ngành Thanh Ban Điều hành GĐPT Sơn Trà.

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Từ Trần Nhơn – Phụ trách Nghiên huấn Ban Điều hành GĐPT Sơn Trà, Phó Ban Đại diện Chùa Phước An Tân Thái

- Huynh trưởng Cấp Tín Quảng Mãn Võ Văn Lung – Phụ trách Tổ kiểm Ban Điều hành GĐPT Sơn Trà, Uỷ viên Kiểm soát Ban Đại diện Chùa Phước An Tân Thái

- Huynh trưởng Cấp Tín Huỳnh Văn Cư – Phụ trách Thiếu Nam Ban Điều hành GĐPT Sơn Trà.

- Huynh trưởng Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Phụ trách Oanh vũ Nữ Ban Điều hành GĐPT Sơn Trà.

 Trưởng thành từ cái nôi của Gia đình, Huynh trưởng Cấp Tín Tâm Hạnh Lê Thị Song Linh hiện là Phó Trưởng Phân ban Hướng dẫn GĐPT Tỉnh Bình Dương.

Thành tựu 50 năm qua của Gia đình Phật Tử Tân Thái là sự chung sức, chung lòng của biết bao thế hệ Gia trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh. Giờ nầy đây, kẻ còn người mất, mà tên tuổi đã làm nên những trang nhật ký Gia đình đầy hào khí, nhưng cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót lỡ như thiếu vắng một ai!….

Ngưỡng mong các Bác, các anh chị, các em, kẻ còn và người mất, cùng hồn thiêng sông núi hãy hoan hỷ tha thứ cho những lỗi lầm nếu có của chúng tôi. Để cùng nhau thương yêu, đùm bọc, nâng niu, giúp đỡ, chung tay xây dựng mái nhà Lam Tân Thái mãi mãi trường tồn.

                                                                            

                                                                       Viết xong tháng 6 năm 2009

                                                                            Quảng Từ Trần Nhơn


 


Nguồn: Theo Kỷ yếu GĐPT Tân Thái