Sân khấu Lan Anh tối 31-7 rực rỡ và linh thiêng với những gì người trực diện cảm nhận được là không khí linh thiêng bởi vũ nhạc kịch Mục Liên Thanh Đề, một không gian gợi nhớ mẹ. Vu lan đồng vọng 1 do Ban Văn hóa THPG TP.HCM, Công ty Truyền thông Mani tổ chức mở đầu là video clip vũ khúc thiên thủ thiên nhãn trên nền sân khấu, tiếng vỗ tay dồn dập khai mở cho những cảm xúc của đêm đại nhạc hội chủ đề “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”.
Không khí thiêng liêng
Sân khấu gợi một cảm xúc khác lạ, khi tiếng chuông từ sân khấu vang vọng, vẫn là âm vang nơi xa tiếng niệm Nam mô Bồ tát Quán Thế Âm. Trên sân khấu 21 vị Tăng đang ngồi thiền trong ánh nắng chiều, ánh nắng chiều xuyên qua bầu trời lung linh. Bên dưới những em bé với vũ khúc hoa sen vàng linh hoạt, huyền ảo.
Ca sĩ Mỹ Linh mở đầu với "Mẹ Từ bi" của Chúc Linh
Và một cảm xúc khác, không gian địa ngục nơi bà Thanh Đề đau đớn bị đày trong ngạ quỷ, một cảnh tượng rùng rợn, sấm chớp, mưa bão, lửa….
Âm thanh, ánh sáng tạo nên địa ngục ghê rợn nơi bà Thanh Đề bị đọa
Không gian linh thiêng với cảnh chư Tăng tọa thiền
Hiệu ứng của ánh sáng, không gian 3D cho người xem tận tường một cảnh giới khác- địa ngục u tối và cảm giác rùng rợn. Mục Kiền Liên đi tìm mẹ và đau đớn nhận ra bát cơm mẹ bưng biến thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên quỳ dưới chân mẹ… trong không gian mờ ảo, khói sương đó, giọng ca khàn đục của ca sĩ Phương Thanh vang lên như xoáy vào tâm can bài “Mẹ tôi”. Lúc này, vũ nhạc kịch Thanh Đề và “mẹ tôi” trở nên hòa quyện với nhau, sự bứt phá của ánh sáng, âm thanh và sự lả lướt của những màn múa hoa sen cũng tạo nên cái đẹp.
Cái đẹp ấy có sự chuyển hóa từ sự lạnh lẽo sang tráng lệ, tình cảm... của sân khấu mà ở phần hình ảnh và giọng ca được hòa quyện làm nên sự tương tác ấn tượng với cảm xúc của khán giả.
Ca sĩ Phương Thanh với "Mẹ tôi" sáng tác của Nhị Hà
Áo dài trắng trên tháp cao, hình tượng mẹ một lần nữa được Cẩm Ly biểu diễn cảm xúc. Cẩm Ly cùng với nhóm múa 20 em thiếu nhi tạo nên một không gian trong trẻo và thân thuộc. Ca khúc “mẹ” và hình tượng mẹ một lần nữa đi vào lòng người.
Ca sĩ Cẩm Ly với ca khúc "Mẹ" của Tuấn Khanh
Giao thoa cảm xúc
Sự xoay chuyển của sân khấu, ánh sáng, diễn viên ... tạo nên những cảm xúc khác lạ, giai đoạn cuối của vỡ nhạc kịch đã có sự chuyển biến linh động và mầu nhiệm hơn khi Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ.
Không gian mầu nhiệm của sân khấu được dàn dựng hoành tráng với hai hàng chư Tăng cầm đèn hoa đăng và 40 em thiếu nhi tay cầm hoa đăng, từng người chậm rãi nối nhau thả hoa đăng trên dòng sông, lúc này hiệu ứng của ánh sáng tạo nên sự mầu nhiệm lạ kỳ, khán giả có thể nhìn ngắm được những dòng hoa đăng bềnh bồng.
Sân khấu rực rỡ sắc vàng của chư Tăng đang ngồi thiền hòa trong tiếng chuông, kinh kệ … và nơi địa ngục bà Thanh Đề được siêu thoát, bà ngồi xuống dáng người nhẹ nhàng thư thái, xiềng xích biến mất.
Một cảnh trong vũ nhạc kịch- thả hoa đăng trên sông cầu siêu
Thanh Đề được siêu thoát
Ca sĩ Cẩm Vân cùng con gái với "Lời mẹ ru" của Trịnh Công Sơn
Sân khấu tiếp tục có sự xoay chuyển của những cây cổ thụ, ánh sáng đèn led và ca sĩ Hà Anh Tuấn xuất hiện bên cánh trái sân khấu với ca khúc “Mẹ yêu” cùng nhóm múa nữ, giọng ca mượt và biểu diễn đầy cảm xúc cho khán giả đến gần hơn với người nghệ sĩ qua chính những ca từ ngợi ca mẹ.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn với ca khúc Mẹ yêu của Phương Uyên
Cảnh cuối của vỡ nhạc kịch vừa kết thúc cũng là giai điệu rộn ràng của bài hát “Vầng trăng mẹ” của ca sĩ Nguyên Vũ cất lên. Tiếp đó những ca khúc “Mẹ hiền dấu yêu” của ca sĩ Thanh Ngọc, “Cha yêu” của ca sĩ Đông Quân, “Cha tôi” do Quách Tuấn Du biểu diễn, “Cha dấu yêu” nhóm MTV, “Khúc hát cha yêu” của ca sĩ Sĩ Luân cũng được người nghe đồng cảm.
Sân khấu lúc này đã nhộn nhịp và sinh động hơn bởi những phong cách biểu diễn trẻ trung và sinh động.
Ca sĩ Nguyên Vũ với bài Vầng trăng Mẹ do chính anh sáng tác
Ca sĩ Thanh Ngọc - Mẹ hiền dấu yêu
Cha tôi - Ca sĩ Quách Tuấn Du trình bày
Ca sĩ Quang Linh với "Cõng mẹ đi chơi"
Ca sĩ Đông Quân với Cha yêu của Quốc Vượng
Ca sĩ Sĩ Luân
Nhóm MTV - Cha dấu yêu
Nhóm múa
Vu lan Đồng Vọng 1 đem đến cho khán giả những cảm xúc, cảm nhận về tình mẹ còn là bài hát của ca sĩ Cẩm Vân với “Lời mẹ ru”, chị hát cùng con gái và nhóm múa trên sân khấu. Có thể gọi đó là cảm xúc trìu mến, sự nâng niu, dạt dào tình mẹ cho con.
Ca sĩ Quang Linh cũng đem đến sự mới lạ qua giọng hát mượt mà nhiều cung bật cảm xúc với ca khúc “Cõng mẹ đi chơi”. Và cuối cùng ca sĩ Sĩ Luân kết thúc chương trình với bài cuối “Bông hồng cài áo” với nhóm múa và những nhành bông hồng đỏ thắm.
Tình cảm của nghệ sĩ và khán giả được giao thoa, truyền từ người này sang người khác và niệm ân đức mẹ cha cho Vu lan vọng về những lời mẹ ngọt ngào trong trái tim.
Ca sĩ Quang Linh cũng đem đến sự mới lạ qua giọng hát mượt mà nhiều cung bật cảm xúc với ca khúc “Cõng mẹ đi chơi”. Và cuối cùng ca sĩ Sĩ Luân kết thúc chương trình với bài cuối “Bông hồng cài áo” với nhóm múa và những nhành bông hồng đỏ thắm.
Tình cảm của nghệ sĩ và khán giả được giao thoa, truyền từ người này sang người khác và niệm ân đức mẹ cha cho Vu lan vọng về những lời mẹ ngọt ngào trong trái tim.
Chư tôn đức đã ở lại đến cuối chương trình
Sư cô Huệ Đức cùng nhà tài trợ
Hai MC duyên dáng dáng Quỳnh Giang, Hữu Luân và ca sĩ Sĩ Luân
Ca sĩ Sĩ Luân với "Khúc hát cha yêu"
Vu lan Đồng Vọng 1, đêm diễn cho khán giả thật nhiều ấn tượng và những cảm xúc thật nhẹ nhàng. Điều đó là thật bởi từ lâu lắm khán giả mới có được cảm nhận sâu sắc về sắc màu linh diệu trên sân khấu và một “bữa tiệc” về âm nhạc, hình ảnh, màu sắc và sự chuyển động...
Có vẻ như khán giả vẫn còn nuối tiếc và có cảm giác chương trình kết thúc sớm vì lẽ những cảm xúc ấy xuất phát từ trái tim. Và đó cũng là mong muốn của Ban tổ chức cho Vu lan Đồng Vọng 1 luôn được mở ra với cách làm mới lạ, tạo sự giao thoa và lan tỏa cảm xúc ghi dấu những cung bậc tình cảm của con dành cho cha mẹ ở nhiều người, không chỉ ở những người con Phật mà ở mọi trái tim bởi vì chúng ta ai cũng có mẹ…
Bài, ảnh: H.Diệu - GNO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét