BẤM ĐỌC THÊM ĐỂ XEM BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I
: (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm khí hậu
và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta :
a) Đai nhiệt đới gió mùa: Có
độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
- Khí hậu
nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C).
Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.
- Có hai nhóm đất:
+ Nhóm đất phù sa (
chiếm 24% diện tích, đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát).
+ Nhóm đất feralit
vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất, đất feralit đỏ vàng, đất feralit
nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vôi, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp
nhiệt đới).
b) Độ cao của đai nhiệt đới
gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam :
- Miền Bắc ở xa đường xích
đạo.
- Ảnh hưởng mạnh của gió mùa
đông Bắc.
- Địa hình miền Bắc cao hơn
miền Nam.
2a). Sự phân bố dân cư chưa hợp
lí ở nước ta được biểu hiện : Mật độ dân số trung bình 254
người/ km2 (2006).
+ Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi:
- Ở đồng bằng khoảng 25% diện tích, tập trung khoảng 75% dân số, mật độ
dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Đồng bằng sông Cửu
Long 429 người/ km2).
- Ở vùng trung du, miền núi khoảng 75% diện tích, 25% dân số, mật độ dân
số thấp (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/ km2).
+ Phân bố dân cư
không đều giữa thành thị và nông thôn:
Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% .
b) Sự phân bố dân cư không hợp lý gây ra những khó khăn :
- Miền núi nhiều tài nguyên, thiếu lao động.
- Đồng bằng thừa lao động, tài nguyên khai thác triệt để.
- Khai thác tài nguyên, sử dụng lao động chưa hợp lý.
- Đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn với hoạt động chủ yếu là nông
nghiệp cổ truyền, lao động thủ công, năng suất thấp nên kinh tế kém phát triển,
khó khăn trong việc giải quyết việc làm hiện đại hóa sản xuất...
Câu
II : (2,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát
triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta :
a) Tình hình phát triển du
lịch :
- Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính
sách Đổi mới của Nhà nước.
- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ
du lịch của nước ta tăng nhanh.
b) Các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta:
+ Hà Nội ( phía Bắc), Thành phố Hồ
Chí Minh ( phía Nam), Huế – Đà Nẵng (miền Trung).
+ Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà
Lạt, Cần Thơ...
2. Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta
hiện nay đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng :
- Về kinh tế :
+ Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ để bảo vệ
tốt nguồn hải sản nước ta vì đánh bắt ven bờ với công cụ thô sơ có thể làm cạn
kiệt nhanh nguồn hải sản.
+ Đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn hải sản.
- Về an ninh quốc phòng : Vùng biển nước ta có nhiều
đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, hệ thống căn cứ để
nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, nên việc đánh bắt xa bờ
không những khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời,
vùng biển của nước ta.
Câu
III : (3,0 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện
trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ :
a. Khả năng phát triển:
- Có khí hậu thích hợp, có
nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên
- Hoa màu lương thực dành cho
chăn nuôi ngày càng nhiều.
- Nhu cầu tiêu thụ của các
vùng phụ cận lớn.
b. Hiện trạng phát triển chăn
nuôi gia súc lớn:
- Bò sữa được nuôi tập trung ở
cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước
(năm 2005).
- Đàn trâu có 1,7 triệu con,
chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước.
* Khó khăn:
- Vận chuyển các sản phẩm chăn
nuôi tới vùng tiêu thụ còn khó khăn
- Các đồng cỏ không lớn và năng suất chưa cao.
2. Dựa vào bảng số liệu, vẽ
biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng
sông Cửu Long qua các năm :
Biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long qua các năm |
Nhận xét :
- Giá trị sản xuất công nghiệp
của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long từ năm 2000 đến năm 2007 tăng liên
tục.
- Giá trị sản xuất công nghiệp
của Đông Nam Bộ tăng 162.6 nghìn tỉ đồng (tăng 2,65 lần).
- Giá trị sản xuất công nghiệp
của đồng bằng sông Cửu Long tăng 36,1 nghìn tỉ đông, tăng 2,95 lần.
- Giá trị sản xuất công nghiệp
của Đông Nam Bộ lớn hơn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu
Long, năm 2007 gấp 4,78 lần giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu
Long.
- Giải thích :
+ Đông Nam Bộ có giá trị sản
xuất công nghiệp cao vì đây là phát triển rất sớm của nước ta có rất nhiều điều
kiện thuận lợi : vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, lao động có trình độ...
+ Đồng bằng sông Cửu Long có
giá trị sản xuất công nghiệp phát triển nhanh do phát triển công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm vì đây là vùng trọng điểm số một về lương thực thực
phẩm của nước ta đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong vùng, cả nước và
xuất khẩu.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
1. Tên của các nhà
máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy nhiệt điện Phả Lại,
Phú Mỹ, Cà Mau.
Tên của
các nhà máy thủy điện có công suất trên 1000 MW: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn
La (đang xây dựng).
2. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng nguồn
nhiên liệu là than đá được phân bố ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta.
Nhà máy
nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau sử dụng nguồn nhiên liệu là khí đốt được phân bố ở
phía Nam gần các mỏ khí trên thềm lục địa phía Nam.
Câu
IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
1.Tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển
ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
2. Một số cảng nước sâu đang được xây dựng:
Dung Quất, Đà Nẵng…
Việc đẩy
phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của
vùng:
- Cho
phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
- Thúc đẩy
các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Cho phép
khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình
thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…
Châu Thị Nguyệt
(Nguyên tổ trưởng tổ Địa trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – TP.HCM)
(Nguyên tổ trưởng tổ Địa trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét