Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Kính Phật, trọng Tăng

Trong ba ngôi Tam bảo, Phật là đấng tôn quý vô thượng không có gì phải nghĩ bàn. Pháp của Phật cũng là cao sâu mầu nhiệm, người đời vẫn tin và hành theo. Duy chỉ có Tăng, ngoài hiền thánh Tăng thì phàm Tăng là còn rất nhiều điều cần phải xét.

Quy kính Phật - Tranh PGNN
Người thế gian có câu nói: “Kính Phật, trọng Tăng”. Kính trọng Tăng, không hẳn chỉ vì Tăng đóng vai trò “sứ giả Như Lai”, “làm phận sự Như Lai” mà chính ra là do người xuất gia có đức hạnh hiền thiện hơn người. Đây là nói về những người xuất gia chân chính.  Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, Phật thì kính nhưng trọng Tăng thì không. Họ chỉ kính Phật và thờ Phật - ở nhà, vẫn tu hành theo pháp Phật - ở nhà, chứ hiếm khi đến chùa… Lý do, đó là họ không đặt lòng kính tín nơi Tăng. Điều này cũng không thể trách ai được. Bởi chúng ta thấy, thi thoảng trên những phương tiện thông tin đại chúng, vẫn có đưa tin nào là sư giả, sư “dỏm”, nào là sư có đời sống riêng phóng dật, không khác mấy với thế tục, nào là tình trạng chùa chiền tranh chấp đất đai kiện tụng…. 

Rồi hiện nay, Giáo hội đã và đang đặt vấn đề xem xét “tư cách của người tu sĩ”. Thật là một thực tế đau lòng. “Con sâu làm rầu nồi canh”, xưa nay tình trạng này không hiếm xảy ra hầu như ở mọi lãnh vực của đời sống xã hội.

Tăng là cầu nối, là sứ giả Như Lai đem pháp Phật vào đời: “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, thế nhưng trong một số ít trường hợp, ở một số nơi, vai trò này lại bị phủ nhận hoàn toàn. Thậm chí, có khi chính vì một vị Tăng mà đạo bị người đời chán ghét, phỉ báng và rời xa. 

Cũng giống như tâm ý đối với tội phước của con người “công vi thủ, tội vi khôi” (công đứng đầu mà tội cũng đứng trước), làm sáng đạo là Tăng, mà hủy diệt đạo cũng là Tăng. Tăng là cửa ải phân cách đạo và đời. Cửa ải đó nếu không tin, không đến, không qua, thì làm sao đời có thể vào đạo để thấu hiểu được bao lẽ nhiệm mầu của giáo pháp? Mục đích tối thượng của người xuất gia là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Nhưng làm thế nào để có thể “hạ hóa chúng sanh” nếu Tăng không khiến được chúng sanh quý mến, thân cận, tin tưởng và học hỏi?

Xét ra, nghề nghiệp nào cũng vậy, tài năng tay nghề phải có là điều đương nhiên, nhưng thiết yếu phải có “dụng cụ nghề nghiệp” thì người thợ mới có thể hành nghề. Ví  như thợ mộc phải có thước, đục, cưa, bào…; thợ may phải có máy may, kéo, thước…; thầy giáo thì phải có bảng, phấn, viết, sách vở… Như thế thì đối với người xuất gia, đức hạnh và tuệ giác phải chăng chính là “dụng cụ nghề nghiệp” để có thể diễn bày kinh luật giáo điển giáo hóa chúng sanh?

Đệ tử Phật xuất gia là những người đã nhờ giáo pháp của Phật mà nhận chân được cứu cánh của đời sống, quyết lìa bỏ những ràng buộc ái luyến thế gian, tu sửa thân tâm, noi theo con đường Phật đã đi để đến được bến bờ an vui giải thoát. Vậy thì, dù ít dù nhiều, người xuất gia cũng phải thể hiện được bản thân mình đã “hiểu và hành” những điều Phật dạy. Đời sống và ứng xử của người xuất gia, đó chính là “giáo cụ trực quan” cụ thể nhất để giáo hóa kẻ khác. Có thể nói, thân giáo (những gì biểu hiện ra từ bản thân, lối sống, hành xử) chính là một trong những bài học sống động nhất mà người xuất gia có thể đem ra để giáo hóa quần sanh. 

Dẫu có biện giải rằng người xuất gia cũng chỉ là người phàm như bao người khác, là “người đang tu cầu giải thoát” chứ không phải là “người đã giải thoát, đã thành Phật”, cho nên người xuất gia cũng không tránh khỏi những sai lầm thường tình do “phước mỏng, nghiệp dày”. 

Thế nhưng, tâm lý con người vốn có xu hướng dò xét, phê phán chỉ trích những điều lỗi lầm, những cái xấu, cái dở nơi kẻ khác. Sự chê trách lại càng nặng nề hơn nếu đó là một người xuất gia, là đối tượng đã được xem là Tăng bảo - một ngôi vị cao quý trong ba ngôi Tam bảo.  Cho nên, dù thế nào thì người tu cũng đòi hỏi phải có nhiều đức hạnh cao quý tốt đẹp hơn người thường. Nếu không như vậy thì sự chê trách là điều tất yếu không tránh khỏi.

Người thế gian thường có quan niệm, hễ là người tu thì phải là người hội đủ những đức tính cao thượng, tốt đẹp. Nếu Đức Phật đã được tán thán là bậc Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả… thì chí ít đệ tử của Phật, nếu không được trọn vẹn thì cũng phải thể hiện phần nào từ, bi, hỷ, xả. Vẫn biết tâm người vốn chứa chấp “ba con rắn độc” tham sân si, nhưng người tu sống nơi cửa Phật mà tham dục lẫy lừng, sân hận ngập tràn, si mê chồng chất thì làm sao tránh khỏi tiếng đời chê trách: Tu mà sao dữ quá! Tu mà sao chấp quá! Tu mà sao không khác gì người đời vậy v.v...?

Nhà đạo có câu, người xuất gia phải thành tựu ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh. Câu nói thậm xưng trên là cách biểu trưng ngầm nhằm nói đến yêu cầu cao tột về đức hạnh của người xuất gia. Mỗi mỗi tâm niệm nhỏ nhiệm trong lòng, mỗi mỗi biểu hiện ra cử chỉ hành vi đi, đứng, nằm, ngồi… đều là đức hạnh oai nghi của người xuất gia. Mỗi giới điều được hành trì miên mật, mỗi pháp tu được thực hiện chỉn chu, đó đều là những đức hạnh tốt đẹp của người xuất gia: Từ bi, trí tuệ, nhẫn nhục, khoan hòa, xả ly, ái ngữ, bố thí, tinh tấn, khiêm cung,… quả là không thể nào kể hết những đức hạnh của người xuất gia chân chính.

Suy cho cùng, điều kiện thiết yếu để nhiếp hóa chúng sanh không gì hơn là người xuất gia phải có đức hạnh cao tột. Tướng tự tâm sanh. Cái tâm bên trong có hiền thiện cao quý thì mới hiển lộ ra ngoài bằng cái gọi là “oai đức”. Thế gian có câu: “Đức trọng quỷ thần kinh” (Đức hạnh cao quý cũng khiến quỷ thần kinh sợ). Lời nói này quả không sai. 

Khi xưa, sau khi đắc đạo, Phật tìm đến năm anh em Kiều-trần-như để giáo hóa họ. Trước khi Phật đến, năm anh em Kiều-trần-như đã bàn với nhau là sẽ không đón tiếp. Thế nhưng vừa khi Ngài vừa đến, phong thái uy nghi xuất trần của Phật đã nhiếp phục họ, lập tức chẳng ai bảo ai, do sanh lòng tôn kính, năm anh em Kiều-trần-như vội vàng tiếp đón Phật rất ân cần trân trọng. Như thế há chẳng phải là do oai đức mà Phật nhiếp phục được năm anh em Kiều-trần-như hay sao? Oai đức ấy, chẳng những nhiếp phục loài người, còn cảm hóa cả ma vương, muông thú, voi say, rắn độc…

Thật đúng như lời cố Hòa thượng Thích Pháp Lan đã nói: “Tôn mạc tôn hồ đạo/ Chỉ kỳ đạo vô vi nhơn phục/ Mỹ mạc mỹ hồ đức/ Duy hữu đức bất trị dân tùng”. Ý nói: “Đạo là không cần làm gì cả mà người ta vẫn kính phục. Đức là không bắt buộc người ta theo, nhưng họ vẫn nghe theo, làm theo”. Xem như thế chúng ta càng hiểu rằng, người xuất gia muốn hoàn thành bản hoài tâm nguyện “hạ hóa chúng sanh” của mình, tất yếu phải nỗ lực tinh tấn tu hành, trau dồi đức hạnh. 

Có đức hạnh thì tự khắc mọi người kính tín, tôn quý, không cần phải ép buộc, cưỡng cầu. Có đức hạnh thì người xuất gia mới không phải tự thẹn, hổ ngươi khi thọ nhận cúng dường của đàn-na, thí chủ; mới xứng đáng là Tăng bảo như vua Nhân Tông (nhà Tống) đã từng tán thán: “Phù thế gian tối quý giả/ Bất như xả tục xuất gia/ Nhược đắc vị Tăng/ Tiện thọ thiên nhân cúng dường/ Tác Như Lai chi đệ tử/ Dữ Hiền Thánh chư tôn nhân” (Tạm dịch: Xả tục xuất gia là cao quý nhất trên đời. Tăng là đệ tử Như Lai, cùng bậc Hiền Thánh, xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của trời người).

Ngạn ngữ có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Ý câu này chỉ nhằm nói rằng cái dáng vẻ bề ngoài không định được đức hạnh và trí tuệ bên trong của một con người. Suy gẫm câu nói này trong trường hợp là người tu - người xuất gia - thật sự, thì ý nghĩa ấy lại càng sâu sắc. Nhìn thấy một người “đầu tròn áo vuông”, người thế gian gọi ngay đó là “người tu”, nhưng để biết đó có là người tu chân chính hay không, thì phải xét đến đức hạnh bên trong của họ. 

Nếu là người xuất gia chân chính, họ phải luôn trau dồi và từng bước kiện toàn giới-định-tuệ, sống lợi mình và lợi người, như vậy mới xứng đáng gọi là “Tăng bảo”, được người trời cung kính và quy ngưỡng.

Nguồn: Huệ Nhẫn - giacngo.vn

3 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa
  2. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa