Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

200 câu hỏi Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2011



1. Chữ ĐẠO trong Phật giáo có nghĩa là gì?
a)- Là tôn giáo như trong các khái niệm Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo đức.
b)- Đạo đức, đạo học, đạo giáo.
c)- Là bổn phận, là lý tánh tương đối và tuyệt đối.
d)- Là con đường tâm linh.

2. Chữ PHẬT có nghĩa là gì?
a)- Cao hơn thượng đế trong các tôn giáo.
b)- Người thực tập Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn
c)- Người giác ngộ.
d)- Sự giác ngộ như trong các khái niệm giác tâm, giác tánh, giác hạnh.

3. Theo lịch sử, Đạo Phật có từ lúc nào?
a)- Từ lúc Đức Phật đản sanh.
b)- Từ lúc Đức Phật thành đạo.
c)- Từ lúc Đức Phật xuất gia.
d)- Trước khi đức Phật ra đời.

4. Ai là người khai sáng ra đạo Phật?
a)- Phật quá khứ đầu tiên.
b)- Phật Nhiên Đăng.
c)- Phật Chánh pháp minh.
d)- Cả ba đều sai.

5. Tam tạng giáo điển gồm những gì?
a)- Kinh Nam tông, Luật Bắc tông và Luận tạng tổng hợp.
b)- Kinh, Luật, Luận của Nam tông thời phát triển.
c)- Kinh, Luật, Luận của Bắc tông thời nguyên thuỷ.
d)- Cả ba đều sai.

6. Nhơn thừa lấy gì làm căn bản?
a)- Tứ đế.
b)- Ngũ giới.
c)- Tam quy.
d) Cả ba đều đúng.

7. Tứ đế bao gồm những gì?
a)- Khổ đau, nguyên nhân, hạnh phúc, trung đạo.
b)- Khổ đau, nhân khổ, niết bàn, ba mươi bảy trợ đạo.
c)- Đau khổ, duyên khổ, vô dư niết bàn, thất giác chi.
d)- Cả ba đều sai.

8. Sự ra đời của Đức Phật thường được gọi là:
a)- Đản sanh, Phật sinh, thị hiện.
b)- Đản sanh và tuỳ nguyện lực hoá sinh.
c)- Sanh dưới gốc cây vô ưu.
d)- Cả ba đều sai.

9. Vì sao Đức Phật thị hiện đản sinh tại thế giới Ta bà này?
a)- Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
b)- Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
c)- Vì muốn đem lại hạnh phúc và an vui cho chư thiên và loài người.
d)- Tất cả đều đúng.

10. Đức Phật Đản sanh ở nơi nào?
a)- Vườn Lâm Tỳ Ni, trung tâm của thành Ca Tỳ La Vệ
b)- Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
c)- Dưới cội cây Vô Ưu, thành Xá Vệ.
d)- Vườn Lâm Tỳ Ni.

11. Theo cộng đồng Phật giáo thế giới, ngày đản sinh nào dưới đây được chấp nhận phổ biến nhất?
a)- 563 năm trước Tây lịch.
b)- 566 năm trước Tây lịch.
c)- 623 năm trước Tây lịch.
d)- 624 năm trước Tây lịch.

12. Mẫu hậu của Thái tử Tất Đạt Đa là?
a)- Hoàng hậu Vi Đề Hy.
b)- Hoàng hậu Mạc Lợi.
c)- Hoàng hậu Ma-da (MaYa).
d)- Hoàng hậu Ma Gia.

13. Khi Thái tử vừa đản sanh, ai là người xem tướng cho Ngài?
a)- Tiên nhân A Tư Đa.
b)- Tiên nhân Tu Đạt Đa.
c)- Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.
d)- Cả ba đều sai.

14. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
a)- Bậc Năng nhân tịch mặc.
b)- Nhà hiền triết của nước Thích-ca.
c)- Nhà hiền triết của dòng họ Thích-ca.
d)- Cả ba đều đúng.

15. Đức Phật Thích Ca xuất thân từ giai cấp nào?
a)- Bà la môn.
b)- Sát đế lợi phi chính thống.
c)- Vua chúa nhiều đời.
d)- Cả ba đều sai.

16. Đức Phật xuất gia ngày nào theo Phật giáo Bắc tông?
a)- Mùng 8/4 âm lịch.
b)- Mùng 8/2 âm lịch.
c)- Mùng 8/12 âm lịch.
d)- Mùng 15/4 âm lịch.

17. Đức Phật thành đạo ngày nào theo Phật giáo Bắc tông?
a)- Mùng 8/2 âm lịch.
b)- Ngày 15/4 âm lịch.
c)- Mùng 15/12 âm lịch.
d)- Mùng 8/12 âm lịch.

18. Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào theo Phật giáo Bắc tông?
a)- Mùng 8/2 âm lịch.
b)- Ngày 15/2 âm lịch.
c)- Ngày 15/4 âm lịch.
d)- Ngày 15/10 âm lịch.

19. Phật lịch được tính từ lúc nào?
a)- Từ năm Phật nhập Niết bàn.
b)- Từ năm Phật đản sanh.
c)- Từ năm Phật thành đạo.
d)- Từ năm Phật chuyển pháp luân.

20. Nguyên do nào Đức Phật xuất gia tìm chân lý?
a)- Do thấy hạnh phúc cuộc sống không tồn tại lâu dài.
b)- Vì sợ các nỗi khổ của sanh, già, bệnh, chết.
c)- Vì muốn giải thoát khổ đau cho mình và chúng sanh.
d)- Cả ba đều đúng.

21. Đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
a)- 33 tướng tốt.
b)- 80 tướng tốt.
c)- 108 tướng tốt.
d)- Cả ba đều sai.

22. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, Đức Phật xuất gia vào năm Ngài bao nhiêu tuổi?
a)- 20 tuổi.
b)- 29 tuổi.
c)- 35 tuổi.
d)- 19 tuổi.

23. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, khi Đức Phật thành đạo Ngài bao nhiêu tuổi?
a)- 35 tuổi
b)- 30 tuổi 
c)- 29 tuổi 
d)- 36 tuổi.

24. Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất-đạt-đa như thế nào?
a)- Văn võ song toàn, thương người mến vật.
b)- Tài đức hơn cả mọi người cùng tuổi trong hoàng cung.
c)- Bẩm chất thông minh, khiêm hạ và lễ độ.
d) Cả 3 đều đúng.

25. Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia?
a)- Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều kẻ hầu người hạ.
b)- Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc.
c)- Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử.
d)- Cả ba đều đúng.

26. Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã thành đạo ở đâu?
a)- Dưới cây Vô ưu.
b)- Dưới cội cây Bồ đề.
c)- Dưới cây Ta la.
d)- Dưới cây Bằng lăng.

27. Tam Minh mà Đức Phật đã chứng là những gì?
a)- Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
b)- Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
c)- Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
d) Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.

28. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hùng, Đại lực do Ngài có năng lực?
a)- Võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường.
b)- Có tài cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm siêu xuất hơn mọi người.
c)- Thắng được tà ma ngoại đạo.
d)- Cả ba đều sai.

29. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ, Đại bi do Ngài có đức tính gì?
a)- Có lòng yêu nước thương dân hơn cả hạnh phúc riêng mình.
b)- Có lòng cứu nhân độ thế, không phân biệt sang hèn.
c)- Có lòng bi mẫn, cứu khổ và ban vui cho tất cả chúng sanh.
d)- Cả ba đều đúng.

30. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hỷ, Đại xả do Ngài có công hạnh gì?
a)- Do hoan hỷ từ bỏ ngôi báu với cung vàng điện ngọc.
b)- Do hoan hỷ từ bỏ vợ đẹp, con ngoan và các thứ dục lạc ở đời.
c)- Do luôn sống trong thiền định, không vướng mắc cảnh, làm chủ ba nghiệp.
d)- Cả 3 đều đúng.

31. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em ngài Kiều Trần Như ở nơi nào?
a)- Vườn Lâm Tỳ Ni.
b)- Vườn Lộc gia.
c)- Vườn Trúc Lâm.
d)- Cả ba đều sai.

32. Lần đầu tiên chuyển pháp luân, Đức Phật giảng đề tài:
a)- Tứ Chánh Cần.
b)- Tứ Vô Lượng Tâm.
c)- Tứ Niệm Xứ.
d)- Cả ba đều sai.

33. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “trí huệ đệ nhất”?
a)- Tôn giả Ca Diếp.
b)- Tôn giả Xá Lợi Phật.
c)- Tôn giả Mục Kiền Liên.
d)- Cả 3 đều sai.

34. Vị thị giả nào theo hầu Đức Phật được tôn xưng là “đa văn đệ nhất”?
a)- Tôn giả Phú Lâu Na.
b)- Tôn giả Kiều Trần Như.
c)- Tôn giả A Nan đà.
d)- Tôn giả Nan đà.

35. Vị vua đầu tiên xây dựng tịnh xá cúng dường Đức Phật là?
a)- Vua Tân Bà Sa La.
b)- Vua Tần Bà Sa La.
c)- Vua Tần Bà Xa La.
d)- Vua Tần Ba Sa La.

36. Ai đã trải vàng mua đất xây cất tịnh xá cúng dường Đức Phật?
a)- Thái tử Kỳ Đà.
b)- Trưởng giả Cấp Cô Nhi.
c)- Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư.
d)- Cả ba đều sai.

37. Vị Tỳ kheo ni đầu tiên là vị nào?
a)- Bà Gia Du Đà La.
b)- Nữ hoàng Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
c)- Bà Kế Ma.
d)- Cả ba đều sai.

38. Ai là người cúng dường Đức Phật bữa cơm cuối cùng?
a)- Thanh niên Tu Đạt Đa.
b)- Chàng Cấp Cô Độc.
c)- Sát đế lợi Thuần Đà.
d)- Cả ba đều sai.

39. Những lời dạy sau cùng của Đức Phật được ghi trong quyển kinh nào?
a)- Kinh Niết Bàn, kinh Di Giáo.
b)- Kinh Niết Bàn diệu nghĩa.
c)- Kinh Di Giáo, Kinh Vô dư hữu Niết Bàn.
d)- Kinh Di Cảo và Kinh Niết Bàn.

40. Sau 49 năm hoằng pháp lợi sinh, Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
a)- Rừng cây hai ngọn.
b)- Rừng sala song thọ.
c)- Rừng hai cây song song.
d)- Không xác định đúng sai.

41. Xá lợi do đâu mà có?
a)- Do hỏa táng sau khi chết.
b)- Do cấu trúc đặc biệt của cơ thể.
c)- Do chuyển hoá tham ái.
d)- Cả 3 đều đúng.

42. Theo Nam tông, sau khi Phật nhập Niết bàn, ai kế thừa Phật lãnh đạo giáo đoàn?
a)- Tôn giả A Nan.
b)- Tôn giả Ca Diếp.
c)- Tôn giả Xá Lợi Phất.
d)- Lãnh đạo tập thể.

43. Kinh Pháp Hoa chép:"Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời", vậy nhân duyên lớn ấy là gì?
a)- Dạy cho chúng sanh giữ giới tam tịnh nhục.
b)- Khiến chúng sanh biết nhân của khổ mà phát tâm ăn chay.
c)- Khai thị chúng sanh ngộ nhập pháp tri kiến.
d)- Cả 3 đều sai.

44. Bị luật vô thường và thất tình chi phối và bị khổ não thuộc về:
a)- Khổ thân xác.
b)- Ngũ ấm xí thạnh khổ.
c)- Khổ tinh thần.
d)- Khổ thân và khổ tâm.

45. Tự Giác có nghĩa là gì?
a. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu hành phước đức và trí tuệ.
b. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ ban cho.
c. Giác ngộ hoàn toàn nhờ vào sự tích lũy lòng từ bi đối với chúng sinh.
d. Giác ngộ do phước huệ và công phu sẵn có.

46. Giác tha có nghĩa là gì?
a. Sau khi đã giác ngộ, đem sự giác ngộ ấy hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng sinh được giác ngộ như mình.
b. Chỉ cách giác ngộ cho người khác sau khi nghiên cứu phương pháp giác ngộ được gọi là giác tha.
c. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.
d. Tất cả đều sai.

47. Giác hạnh viên mãn có nghĩa là gì?
a. Nghĩa là những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và cho người một cách rốt ráo.
b. Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.
c. Những công hạnh: tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ đã được trọn vẹn, nên gọi là "Giác Hạnh Viên Mãn".
d. Tất cả đều đúng.

48. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, ai là người củng cố Tăng đoàn tiếp tục hoằng truyền Phật pháp ở Ấn độ trong thời gian đầu?
a. Ngài Ca Diếp và Ngài Mục Kiền Liên.
b. Ngài Ca Diếp.
c. Ngài A Nan và Ngài Mục Kiền Liên.
d. Tất cả đệ tử của Phật.

49. Khi chúng ta đã học hỏi được cách sống của Đức Phật thì chúng ta phải làm gì?
a. Nên áp dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống của chúng ta.
b. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
c. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
d. Tất cả đều đúng.

50. “Đản Sanh” là gì?
a. Nghĩa là sự ra đời của bậc thánh.
b. Nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được.
c. Nghĩa là sinh ra từ chỗ cao mà xuống một chỗ thấp.
d. Tất cả đều đúng.

51. Ba danh từ Đản sanh, Thị hiện, Giáng Sinh có nghĩa là gì?
a. Chỉ cho việc tái sinh của một Triết học gia.
b. Chỉ sự ra đời của một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
c. Chỉ cho sự chết đi sống lại của tu sĩ.
d. Chỉ cho sự Niết bàn của Đức Phật.

52. Đầu thai và Giáng sinh khác nhau thế nào?
a. Hai danh từ giống nhau như một.
b. Đầu thai là tái sinh do nghiệp báo thiện ác kéo đi trong luân hồi. Giáng sinh do làm chủ được định nghiệp của mình mà phát nguyện sinh ở đời vì lòng thương tưởng muốn hóa độ chúng sanh.
c. Cả hai đều sai.
d. Cả hai đều đúng.

53. Ai đến xem tướng số cho Thái tử ?
a. Tôn giả A Tu Hoằng.
b. Ngài A Tư Đà.
c. Ngài Thập La Hán.
d. Tôn giả Kiều Đáp Đa.

54. Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh thái tử đã thác sanh về đâu?
a. Cõi trời Đao Lợi.
b. Tây phương cực lạc.
c. Cõi trời Phạm thiên.
d. Thiên quốc.

55. Nhân ngày lễ hạ điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy, Ngài đã thấy gì?
a. Cảnh tương tàn, tương sát của chúng sanh trên cuộc đời.
b. Thái tử thấy được cảnh vui sướng của người nông dân.
c. Thái tử thấy được cảnh hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót;cứ thoải mái mà tạo dựng cuộc sống.
d. Tất cả đều sai.

56. Khi đã vào đường đạo tu hành rồi, chúng ta làm gì khi gặp hiểm trở và khó khăn?
a. Tuyệt đối không thối lui quay gót.
b. Tập đức tính kiên trì như Ðức Phật.
c. Phát tâm dũng mãnh vượt qua tất cả.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

57. Sau khi thành đạo, Đức Phật đã làm những gì?
a. Vận chuyển bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ và cứu khổ chúng sanh.
b. Định lập tức nhập Niết Bàn.
c. Không đi đâu hết, tiếp tục ngồi thiền định đến ngày nhập diệt.
d. Tất cả đều đúng.

58. Từ những điểm nào của chúng sanh khiến Đức Phật quyết định vận chuyển bánh xe pháp?
a. Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.
b. Bản chất của mỗi chúng sanh giống như loài hoa sen sống trong bùn nhưng vẫn tỏa hương thơm.
c. Mỗi chúng sanh trong cõi Ta Bà vẫn có thể chứng ngộ đạo của Ngài.
d. Tất cả đều đúng.

59. Sau khi truyền đạo suốt 3 tháng hạ tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã độ được bao nhiêu Thánh đệ tử?
a. 80 đệ tử.
b. 60 đệ tử.
c. 55 đệ tử.
d. Không có đệ tử nào.

60. Đức Phật đến làng Ưu-lầu-tần-loa hàng phục một vị Bà la môn rất có uy tín cùng với 500 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị tôn giả nào?
a. Tôn giả Mục Kiền Liên.
b. Tôn giả Xá Lợi Phất.
c. Tôn Giả Ca Diếp.
d. Tôn Giả Tu Bồ Đề.

61. Vị Trưởng giả nào lót vàng mua đất xây dựng Tịnh xá cúng dường Đức Phật?
a. Đại thần Tu Bồ Đề.
b. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
c. Đại thần Kỳ Đà.
d. Vua Tần Bà Sa La.

62. Khi vua Tinh Phạn sắp băng hà, Đức Phật đã thuyết giảng gì cho đức Vua?
a. Pháp Vô thường, khổ, không, vô ngã.
b. Pháp bình-thường, khổ, không chấp, vị tha.
c. Pháp vô-thường, vui, có, vô chấp.
d. Tất cả đều đúng.

63. Những người hại Phật cuối cùng đã sám hối tu hướng thiện là ai?
a. Ông Đề Bà Đạt Đa.
b. Chàng Vô Não.
c. Vua A Xà Thế
d. Tất cả đều sai.

64. Đức Phật đã thuyết kinh gì để cứu Ngài A Nan khi gặp nạn Ma Đăng Già?
a. Kinh Lăng già.
b. Kinh Trang Nghiêm.
c. Kinh Hoa Nghiêm.
d. Kinh Lăng Nghiêm.

65. Tam Bảo là 3 ngôi báu, đó là những gì?
a)- Giới, định, huệ.
b)- Phật, pháp, sư.
c)- Phước, lộc, thọ.
d) Cả 3 đều sai.

66. Quy y Tam Bảo có nghĩa là gì?
a)- Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm (Phật, Pháp Tăng).
b)- Đến chùa xin thầy làm lễ quy y.
c)- Nương Phật quá khứ, Pháp hiện tại và Tăng tương lai
d) Cả 3 đều sai.

67. Lợi ích của Quy y Tam Bảo là gì?
a)- Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an.
b)- Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
c)- Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi Trời.
d)- Cả ba đều đúng.

68. Chữ Phật là gì?
a. Là người đã thành Thánh.
b. Là người xuất thế.
c. Là người đã giác ngộ hoàn toàn.
d. Tất cả đều đúng.

69. Chữ Pháp là gì?
a. Pháp được dịch từ tiếng Phạn là “Dharma”.
b. Là phương pháp tu hành mà Phật đã chứng đắc.
c. Là phương pháp tư duy hợp lô gíc.
d. Cả ba đều phiến diện.

70. Chữ Tăng có nghĩa là gì?
a)- Hòa hợp chúng.
b)- Từ bốn vị Tỳ kheo (Tỳ kheo Ni) trở lên.
c)- Tập thể xuất gia, tu tỉnh thức, hóa độ chúng sanh.
d)- Cả 3 đều đúng.

71. Sau khi Phật tử đã thọ Tam quy thì nên tiếp tục làm gì?
a. Niệm Phật ngày đêm để được vãng sinh.
b. Tiếp nhận 5 điều đạo đức và thực tập Phật pháp.
c. Thường bái sám, tụng kinh, mở mang tí tuệ.
d. Thực tập đạo đức, hành trì tâm linh.

72. Người thọ trì Ngũ giới được lợi ích gì?
a. Đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình.
b. Đem lại cho quốc gia và xã hội được bình yên và không trộm cướp.
c. Là người thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy.
d. Lợi lạc cho bản thân, hạnh phúc cho gia đình, bình an trên thế giới.

73. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật di chúc gì cho các đệ tử?
a. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời chỉ dạy.
b. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như Phật còn tại thế.
c. Phải tôn kính Giới luật và chánh pháp làm thầy.
d. Không có câu nào đúng trọn vẹn.

74. Vì sao phải có từ bi tâm trong điều đạo đức không sát sanh?
a. Thương yêu mạng sống của muôn loài, không giết hại sinh vật.
b. Loài nào cũng có mạng mà mạng sống là rất quý.
c. Dùng tâm từ bi quán sát, mọi sinh vật đều quý sanh mạng như con người.
d. Tất cả đều đúng.

75. Thế nào gọi là trộm cắp?
a. Tài vật thuộc quyền sở hữu của người, không cho mà lấy, hay cưỡng ép người khác để chiếm đoạt bằng võ lực hay quyền hành.
b. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật nhỏ nhít như lá trầu, trái ớt... không cho mà lấy.
c. Trốn thuế, biến của công thành của riêng.
d. Cả 3 đều đúng.

76. Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì?
a)- Tăng trưởng lòng từ bi, tôn trọng quyền bình đẳng về sự sống.
b)- Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù.
c)- Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ
d)- Cả 3 đều đúng.

77. Lợi ích của việc giữ giới không trộm cắp là gì?
a)- Được phước báu giàu sang sung sướng.
b)- Không bị người khác trộm cắp tài sản của mình.
c)- Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác.
d)- Không thể xác định câu nào đúng nhất.

78. Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì?
a)- Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người..
b)- Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu xa.
c)- Không sợ những chứng bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục và máu.
d)- Cả 3 đều đúng.

79. Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì?
a)- Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu khác.
b)- Không bị sức môi, hôi miệng.
c)- Không bị đàm tiếu và xã hội cô lập.
d) Không thể xác định câu nào đúng nhất.

80. Lợi ích của việc giữ giới không uống rượu là gì?
a)- Đỡ tốn tiền bạc và khỏi mất thì giờ quý báu.
b)- Không bị cô bác quở trách, hàng xóm chê cười.
c)- Đảm bảo sức khoẻ, tư cách, tỉnh trí và sống có trách nhiệm hơn.
d) Cả 3 đều đúng.

81. Sám hối có nghĩa là gì?
a. Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
b. Thú tội với đấng siêu nhiên.
c. Hứa không tạo thêm tội nữa.
d. Hối hận những lỗi lầm đã tạo ra.

82. Như thế nào là sám hối chân chính?
a. Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn sám hối và chừa bỏ.
b. Tội lỗi từ tâm tạo thì cũng phải từ tâm mà sám hối.
c. Câu a và câu b đúng.
d. Câu a và câu b sai

83. Thế nào là tác pháp sám hối?
a. Thỉnh chư Tăng chứng minh để bày tỏ lỗi lầm.
b. Phải lập đàn tràng và thỉnh tăng thanh tịnh để bày tỏ lỗi lầm.
c. Phải thiết tha, thành khẩn bày tỏ lỗi lầm và nguyện về sau không tái phạm.
d. Câu b và câu c đúng.

84. Tại sao phải phát triển hạnh lành?
a. Vì hạnh lành là cội nguồn của mọi công đức.
b. Vì hạnh lành có thể đưa chúng sanh đến bờ hạnh phúc và giác ngộ.
c. Vì hạnh lành có thể giúp chúng sanh tiến lên bậc Thánh Hiền.
d. Cả 3 đều đúng.

85. Pháp Sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không?
a. Không mang lại hạnh phúc an vui, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền bạc, giàu sang.
b. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn, làm cho đời sống cá nhân và đời sống xã hội được bình an và phát triển.
c. Câu a và b đều đúng.
d. Câu a và b đều sai.

86. Sám hối có thể làm cho chúng sanh thoát khỏi luân hồi không?
a. Nếu sám hối một cách chân chính và siêng năng, thì có thể thoát khỏi luân hồi.
b. Khi sám hối thì thân, tâm không tạo nghiệp ác, mà chỉ có tạo nghiệp thiện, nên chúng sanh có thể thoát khỏi luân hồi.
c. Sám hối thì nghiệp ác được trừ và nghiệp thiện tăng trưởng. Vì vậy chúng sanh có thể thoát khỏi luân hồi.
d. Cả 3 câu trên đều phiến diện.

87. Lợi ích của việc sám hối như thế nào?
a)- Được Phật tha tội, ban phước.
b)- Lương tâm không cắn rứt, ngăn được tội lỗi, phát triển hạnh lành.
c)- Tâm hồn an vui, không còn bứt rứt.
d)- Cả ba đều đúng.

88. Những người có công lớn với quốc gia, xã hội có đáng cho chúng ta tôn sùng không?
a. Rất đáng, vì cái thiện sẽ được tôn vinh.
b. Không cần thiết đến thế, vì “ai làm nấy hưởng”.
c. Câu a và b đều sai.
d. Câu a và b đều đúng.

89. Thế nào là thờ Phật đúng nghĩa?
a)- Tỏ lòng tri ân, tôn kính, và noi theo gương hạnh tốt của Đức Phật.
b)- Thờ Phật cho hạp tuổi, để cầu gì được nấy.
c)- Chưng dọn bàn thờ trang nghiêm, đốt hương cầu nguyện ban phước mỗi ngày.
d)- Cả 3 đều đúng.

90. Vì sao đức Phật được nhân loại tôn thờ.
a. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ.
b. Ngài là người hoàn toàn sáng suốt và đầy đủ đức hạnh cao quý.
c. Đức phật đã dùng trí tuệ để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi và đưa đến địa vị sáng suốt an vui
d. Cả 3 đều đúng.

91. Tinh thần tu học của người đệ tử Phật luôn dựa trên:
a. Từ, bi, hỷ, xả.
b. Giới, định, huệ.
c. Bi, trí, dũng.
d. Cả 3 đều đúng.

92. Chúng ta thờ Phật như thế nào mới đúng chánh pháp?
a. Có bàn thờ độc lập, cúng hoa quả, lễ bái, tụng niệm và hành trì lời Phật dạy.
b. Nhà chật thì thờ chung tại bàn thờ gia tiên, Phật ở trên, gia tiên ở dưới.
c. Thờ Phật để tạo góc tâm linh trong nhà, thể hiện tôn kính, thọ trì và thực tập.
d. Cả 3 đều đúng.

93. Là người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không?
a. Không được, tu Tịnh độ nhất thiết phải thờ Phật Di Đà.
b. Thờ Bồ tát nào cũng được, miễn có cung kính và thường xuyên lễ lạy.
c. Thờ Phật nào cũng được vì Phật nào cũng có 10 đức hiệu, 32 tướng tốt. Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là phải thờ Phật Di Đà.
d. Câu b và c đúng.

94. Ý nghĩa của lạy Phật là gì?
a)- Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật, tăng cường sức khoẻ.
b)- Một cách trải nghiệm đời sống tôn giáo và tâm linh.
c)- Lạy Phật để được ban sức mạnh, giàu có và quyền lực.
d)- Câu a và b đúng.

95. Lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.
a. Khi lạy Phật phải  vóc sát đất, a hai bàn tay ra và đặt trán lên trên hai lòng bàn tay.
b. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi.
c. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, thân sạch sẽ, thay y phục trang nghiêm.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

96. Cúng dường Đức Phật về lý phải dùng 5 thứ hương nào?
a. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương.
b. Liên hương, lan hương, huệ hương, quế hương, dạ hương.
c. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

97. Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì?
a)- Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc và xã hội.
b)- Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp.
c)- Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Phật giáo.
d)- Cả ba đều đúng.

98. Người Phật tử thuần thành thì nên:
a. Nương tựa Phật pháp tăng và giữ năm điều đạo đức.
b. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày.
c. Giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp, sống tốt, có thực tập chuyển hoá.
d. Câu a và b đúng.

99. Vì sao chúng ta nên niệm Phật?
a. Để chuyển hoá tâm “vượn, khỉ chuyền cành” vọng tưởng điên đảo,không nghĩ điều xằng bậy.
b. Để cho tâm luôn nghĩ những điều tốt lành, hay đẹp và trong sáng.
c. Dùng phương pháp thay thế đối tượng tâm để tâm được lắng trong, tinh thần thoải mái, giải phóng căng thẳng, an lạc thân tâm.
d. Cả 3 đều không đúng hoàn toàn.

100. Là Phật tử, chúng ta nên tụng kinh gì?
a. Chỉ tụng kinh Di Đà vì kinh ấy sẽ đưa ta đến thế giới Cực lạc sau khi ta mất.
b. Tụng các kinh thích hợp với nhu cầu chuyển hoá của bản thân, có công năng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí, giúp ta hiểu đúng Phật, hành trì sâu.
c. Chỉ cần tụng trọn bộ Kinh Nhật Tụng là đủ. 
d. Tụng các kinh và các thần chú nổi tiếng.

101. 10 danh hiệu của Phật là gì?
a. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Đức Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
b. Bất Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
c. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. 
d. Như Lai, Cúng Dường, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.

102. Vì sao phải niệm danh hiệu Phật Di Đà
a. Vì đó là lựa chọn duy nhất của hành giả Tịnh Độ.
b. Để cầu sanh về thế giới Cực lạc ở Tây phương.
c. Làm phương tiện để tâm an, thực tập chuyển hoá, làm nhân vãng sinh Cực lạc.
d. Cả a và b đều đúng.

103. Theo kinh Lăng Nghiêm thì Ngài A-Nan đã mắc nạn gì và Phật đã dùng Thần Chú gì để cứu?
a. Mắc nạn núi lở và Phật dùng chú Tiêu Tai để cứu.
b. Mắc nạn Ma đăng già và Phật đã dùng thần chú Lăng Nghiêm để cứu.
c. Mắc nạn gió thổi và Phật dùng chú Chuẩn Đề để cứu.
d. Tất cả đều sai.

104. Thần chú có hiệu lực như thế nào?
a. Làm cho chúng sanh sau khi chết được vãng sanh.
b. Công hiệu thật là kỳ diệu, mau thoát nạn nguy, cầu gì được đó.
c. Thoát khỏi bệnh tật, tăng tuổi thọ; mua bán thuận lợi.
d. Tất cả đều sai.

105. Lợi ích của sự niệm Phật là gì?
a. Công đức tăng trưởng, như Phật dạy “niệm Phật một câu phước sanh vô lượng”.
b. Niệm tinh tấn có thể đưa chúng sanh sang bờ giác ngộ.
c. Chư Phật gia hộ được ta an bình, giàu có và sống thọ.
d. Câu 3 đều sai.

106. Tu cả phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không?
a. Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu thôi cho tinh chuyên.
b. Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng.
c. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp.
d. Câu b và c đúng.

107. Vì sao Đức Phật dạy ăn chay?
a)- Vì tăng cường sức khỏe, tuổi thọ, tránh nghiệp sát. 
b)- Vì ngon miệng, dễ tiêu hóa, sức khoẻ và tuổi thọ.
c)- Vì nuôi lòng từ bi, thương mạng sống, tránh quả báo xấu .
d)- Vì không có sự lựa chọn tốt hơn.

108. Ăn Chay đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?
a. Tạo cảm giác ngon miệng, tăng cường sức khoẻ.
b. Tránh các chứng bệnh nan y, duy trì tuổi thọ.
c. Thân khỏe, tâm an, tránh nghiệp sát sanh, báo oán thù hận, nuôi dưỡng lòng từ bi, góp phần ngăn chặn sự hâm nóng toàn cầu.
d. Da đẹp, tâm hoan hỷ, bình an và hạnh phúc.

109. “Ăn chay” có nghĩa là ăn:
a. Những các thực phẩm thuộc loại không có máu.
b. Những thực vật như rau, quả, củ, ngũ cốc, nấm, sữa.
c. Những thực vật như rau, quả, củ, ngũ cốc, nấm, sữa, trứng chưa xác định.
d. Những câu trên đều đúng.

110. Người đời nói: “Vật dưỡng nhơn”nghĩa là con vật sanh ra để nuôi mạng sống con người. Theo Đạo Phật câu này hợp lý không?
a. Hợp lý, vì nếu không có động vật con người bị suy dinh dưỡng.
b. Không hợp lý, thực chất đó chỉ là do mạnh hiếp yếu mà thôi.
c. Hợp lý vì đó là lời chúa phán trong một số Kinh thánh. Lời chúa không thể sai.
d. Cả ba đều sai.

111. Ăn chay trường là ăn như thế nào?
a. Ăn chay trường là ăn suốt 1 tháng rồi không ăn nữa.
b. Trường chay hay chay trường là ăn các thực phẩm không tổn hại mạng sống động vật cho đến trọn đời.
c. Chúng ta ăn mãi mãi cho đến tắt hơi thở.
d. Câu b và câu c đúng.

112. Tứ trai là ăn chay vào 4 ngày nào trong tháng âm lịch?
a)- Mùng 1, 8, 15, 23.
b)- Mùng 8, 15, 23, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
c)- Mùng 1, 14, 15, 30 (ngày 29 nếu tháng thiếu).
d)- Cả 2 câu trên đều sai.

113. Ăn chay cũng gọi là ăn lạt, nên trong ngày chay ta chỉ được dùng?
a)- Tương, chao, dưa, muối, trái cây.
b)- Các loại thực vật và sinh vật không có máu, như tôm tép, trứng gà vịt.
c)- Các loại rau củ, khoai đậu, nấm rơm, nấm mèo, v.v…
d)- Các loại thực phẩm chay giả mặn.

114. Trong thức ăn chay, nêm nhiều bột ngọt (mì chính), có những tác dụng gì?
a)- Bổ óc, bổ lá lách, có ích cho sức khỏe.
b)- Có hại cho sức khỏe về nhiều phương diện.
c)- Kích thích ngon miệng, ăn được nhiều, tăng sức khoẻ.
d)- Cả ba đều sai.

115. Những ngày ăn chay nên nấu nướng như thế nào?
a)- Nên nấu nướng sơ sài qua bữa, chẳng cần ngon bổ.
b)- Nên nấu nhiều món ăn ngon miệng và lạ mắt để mọi người thưởng thức.
c)- Nên nấu nướng đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, không hoá chất và gia vị nhiều.
d)- Làm nhiều thực phẩm chay giả mặn cho ngon bổ.

116. Khi đến chùa gặp chư Tăng hoặc chư Ni, nên chào như thế nào?
a)- Chắp tay xá, chào hiền huynh, hiền tỷ!
b)- Chắp tay xá chào và niệm Mô Phật, hay A Di Đà Phật hay Nam mô A Di Đà Phật.
c)- Bắt tay thân mật và hỏi thăm sức khỏe.
d)- Thăm hỏi như người thân trong gia đình.

117. Về cách xưng hô, Phật tử có thể gọi chư Tăng hoặc chư Ni như thế nào?
a)- Sư huynh, sư tỷ, hiền huynh, hiền tỷ, v.v…
b)- Thưa/bạch Sư, thầy, đại đức, thượng tọa, hòa thượng, sư cô, ni sư, ni trưởng v.v…theo hạ lạp của vị ấy.
c)- Thưa ông/ bà hay anh/ chị.
d) Cả 3 đều sai.

118. Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “giải đảo huyền” có nghĩa là?
a)- Cởi trói cho người bị treo ngược.
b)- Cứu sự đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
c)- Cả 2 câu trên đều đúng.
d) Cả 2 câu trên đều sai.

119. Ngài Mục Kiền Liên đã chứng lục thông, sao không tự cứu mẹ, mà phải nhờ sức chú nguyện của  chư Tăng?
a)- Do thần thông bất lực trước quả xấu quá nặng.
b)- Sức chú nguyện và chuyển hoá nghiệp của chư Tăng mạnh hơn thần thông.
c)- Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng tham lam bỏn xẻn nên được giải thoát.
d)- Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng bỏn xẻn nên được giải thoát.

120. Mục đích của việc tụng kinh là gì?
a)- Cầu Tam Bảo ban phước lành.
b)- Định tâm, mở mang trí tuệ, hiểu đạo lý để thực hành.
c)- Để tiêu trừ nghiệp chướng.
d)- Để mở mang tâm trí.

121. Mục đích Đức Phật nói kinh Vu Lan để làm gì?
a)- Để cứu bà Thanh Đề do lời thỉnh cầu của Tôn giả Mục Kiền Liên.
b)- Để mọi người báo hiếu công ơn cha mẹ hiện tiền hoặc đã qua đời.
c)- Để tôn vinh ngày cha mẹ trong đạo Phật.
d) Cả 3 đều đúng.

122. Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào?
a)- Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
b)- Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ.
c)- Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng của con người.
d)- Là điều kiện để người tại gia siêng năng đi chùa.

123. Bát quan trai giới bao gồm?
a. Không sát sanh; không trộm cướp; không dâm dục; không nói dối; không uống rượu; không trang điểm và thoa dầu thơm; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe; không ăn phi thời.
b. Không sát sanh; không trộm cướp; được chánh dâm ; không nói dối; không uống rượu; không trang điểm và thoa dầu thơm; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe; không ăn phi thời.
c. Không sát sanh; không trộm cướp; không dâm dục ; không nói dối; không uống rượu; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe; không ăn phi thời; không lười biếng.
d. Cả 3 đều sai.

124. Trong giới Bồ-tát, giới Không sát sanh, bao gồm?
a. Không giết hại mạng sống của những sinh vật.
b. Không giết hại con người và con vật.
c. Không giết người, không giết động vật, không hủy hoại môi trường.
d. Tất cả 3 câu trên đều đúng.

125. Đối tượng của trộm cướp bao gồm?
a. Những vật thuộc quyền sở hữu của người khác như vàng, bạc, châu báu, không được người ta đồng ý mà lấy đều là trộm cướp.
b. Những đất ruộng, nhà cửa, cho đến đồ đạc, cây kim sợi chỉ, cọng rau, người ta không cho mà mình lấy đều là trộm cướp.
c. Lường thăng tráo đấu, đo thiếu lấy thừa, đi làm trễ giờ, bóc lột công nhân, lấy của công, trốn thuế đều là trộm cướp.
d. Tất cả 3 câu trên đều đúng.

126. Không tà dục có nghĩa là gì?
a. Không quan hệ bất chính và làm việc tà bậy với người chưa cưới hỏi.
b. Không quan hệ bất chính và tà bậy với người đã lập gia đình.
c. Không quan hệ giới tính trước hôn thú, hoặc với người không phải vợ/chồng mình, trẻ vị thành niên.
d. Không quan hệ bất chính và tà bậy với người chưa lập gia đình.

127. Nói dối có nghĩa là gì?
a. Nói dối là tâm nghĩ miệng nói trái nhau.
b. Nói dối là không thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c. Phát ngôn không đúng sự thật, mang tính thêu dệt.
d. Cả 3 đều đúng.

128. Tại sao không nên uống rượu?
a. Rượu làm say mê, tối tăm trí, giảm sức khoẻ, sống tiêu cực, có khả năng phạm pháp.
b. Vì thuốc độc uống vào chết ngay, song chỉ giết chết một đời người thôi; chớ rượu làm cho người cuồng tâm, mất trí, gây nên nhièu tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám.
c. Câu a và câu b đều đúng.
d. Câu a và câu b đều sai.

129. Vì sao không nên nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn trong khi tu tập Bát Quan Trai giới?
a. Kiệm phước và ngăn ngừa thân xác không cho buông lung.
b. Để tránh sự khoái lạc của giường cao nệm tốt, chăn ấm màn êm.
c. Để tránh cảm giác có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân.
d. Tất cả đều đúng.

130. Không nên ăn quá giờ (phi thời) là gì?
a. Không ăn sau 13h.
b. Không ăn sau 12h00 trưa.
c. Không ăn sau 11h30.
d. Cả 3 đều đúng vì đều là giờ Ngọ.

131. Lợi ích của Bát Quan Trai giới được những gì ?
a. Thân tâm thanh tịnh.
b. Thanh tịnh thân, khẩu, ý.
c. Phát triển tâm linh và các hạnh lành.
d. Tất cả đều đúng.

132. Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào?
a)- Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường, vạn vật vô thường.
b)- Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường.
c)- Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường.
d)- Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người cũng vô thường.

133. Vì sao Phật nói pháp vô thường?
a)- Để cảnh tỉnh người đời trước những thú vui tạm bợ giả trá, hầu sáng suốt đi tìm những niềm vui vĩnh cửu của Niết bàn tịch tịnh.
b)- Để đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh.
c)- Vì đó là quy luật, cần ý thức để vượt qua những nhiễm đắm vào dục lạc và khổ đau trước những biến đổi của cuộc đời.
d)- Cả 3 câu trên đều đúng.

134. Phật dạy tu hạnh “thiểu dục và tri túc” để làm gì?
a)- Khuyên người an phận thủ thường.
b)- Để hạn chế lòng tham lam ích kỷ và tránh nô lệ vật chất.
c)- Khuyên người đừng chạy theo danh lợi.
d)- Giúp ta biết hài lòng với những gì đang có, không quá khổ đau khi chưa được như ý, không chạy theo danh vọng thấp kém.

135. Người đời thường mê đắm ngũ dục, vậy 5 thứ ham muốn đó là những gì?
a)- Tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon và ngủ kỹ.
b)- Sắc, thanh, hương, vị và pháp.
c) Nhà cửa, ruộng đất, xe cộ, vợ đẹp và con ngoan.
d)- Sắc đẹp, sức khỏe tốt, tiền của nhiều, an vui và hạnh phúc.

136. Nhân là nguyên nhân, duyên là điều kiện, quả là kết quả. Theo quy luật này thì ?
a)- Làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ.
b)- Có khi làm lành lại gặp dữ, làm ác lại gặp hiền.
c)- Để làm lành gặp lành và chuyển được nghiệp dữ phải có thuận duyên.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.

137. Đã nói “nhân nào quả nấy”, sao có người ở hiền lại gặp dữ, kẻ ác lại gặp lành?
a)- Luật nhân quả vận hành lâu ngày có lúc cũng phải trục trặc.
b)- Luật pháp tuy có nhiều quy định chặt chẽ, nhưng cũng có sơ hở, luật nhân quả cũng tương tự như vậy là lẽ bình thường.
c)- Nhân quả không chỉ xảy ra trong đời hiện tại, mà còn liên hệ đến 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai), nên có những khác nhau trong hiện tại.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.

138. Do hiểu luật nhân quả, nên dễ sanh ra:
a)- Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
b)- Niềm tin chân chánh, không lạc vào mê tín dị đoan.
c)- Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín, lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.

139. Luân hồi có nghĩa là gì?
a)- Sanh tử xoay chuyển quanh đi lộn lại như bánh xe xoay tròn.
b)- Tùy theo nghiệp nhân đã tạo mà sinh lên các cõi lành như trời, người, A tu la, hoặc đọa xuống 3 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
c)- Tái sinh theo nghiệp kéo như bánh xe lăn.
d)- Cả 3 câu trên đều đúng.

140. Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết con người sẽ ra sao?
a)- Chết rồi mất hẳn, thân cát bụi trở về cát bụi.
b)- Chết rồi vẫn tái sinh làm người, không thể sinh làm thú vật vì thân thể của người và thú khác nhau, nên linh hồn cũng khác nhau.
c)- Tùy nghiệp đã tạo mà tái sinh làm người hoặc sinh vào các cõi khác.
d)- Chờ thượng đế phán quyết vào ngày phán quyết cuối cùng.

141. Nghiệp (Karma) có nghĩa là gì?
a)- Những hành vi, lời nói và suy nghĩ cao thượng tốt đẹp.
b)- Hành động tạo tác, hoặc lành hoặc dữ, hoặc không lành, không dữ xuất phát từ thân, khẩu, ý.
c)- Những hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng thấp hèn tội lỗi.
d)-Các hành vi lời nói, các hành động của thân, các suy nghĩ của tâm, dù có chủ ý hay không có chủ ý.

142. Phật nói kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?
a)- Cho ngài Xá Lợi Phất, ở tịnh xá Trúc Lâm.
b)- Cho Long Vương, ở tại cung rồng Ta Kiệt La.
c)- Cho A Nan, ở tịnh xá Kỳ Viên.
d)- Cho tất cả chúng sinh để xây dựng một xã hội hạnh phúc.

143. Thập Thiện là mười điều lành, gồm những gì?
a)- Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi 2 chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận tức và không si mê.
b)- Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi 2 chiều, không nói lời hung ác, không uống rượu, không buôn gian bán lận và không ăn phi thời.
c)- Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi 2 chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận tức và không si mê.
d)- Cả 3 câu trên đều đúng.

144. Thế nào gọi là thiện?
a)- Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
b)- Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội.
c)- Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích nhưng không xác định thời gian.
d)- Cả 3 câu trên đều sai.

145. Tứ Nhiếp Pháp là những gì?
a)- Cúng dường, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
b)- Bố thí, không lời dối, lợi hành, đồng sự.
c)- Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng nghiệp.
d)- Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

146. Bố thí có 3 cách, đó là:
a)-Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí.
b)-Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí.
c)-Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
d)-Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí.

147. Thế nào là Bố thí ba la mật?
a)- Bố thí để cầu phước báu nhân thiên.
b)- Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu.
c)- Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí.
d)- Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại.

148. Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp, đó là những gì?
a)- Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lộc hòa.
b)- Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đức hòa, kiến hòa và lợi hòa.
c)- Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, tri hòa và lợi hòa.
d)- Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lợi hòa.

149. Ba điều kiện căn bản để tu pháp môn tịnh độ trong kinh Di Đà là gì?
a)- Quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng.
b)- Thâm tín, nguyện thiết, hạnh chuyên.
c)- Không tham lam, không sân hận, không si mê.
d) Căn lành lớn, việc thiện lớn, nhân duyên tốt lớn.

150. Tây phương Tam thánh là những vị nào?
a)- Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai.
b)- Phật Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Thế Chí.
c)- Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Di Lặc.
d) Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Thế Chí.

151. Theo lời chư tổ dạy niệm Phật có 4 cách, đó là gì?
a)- Trì danh, cao thinh, đê thinh và kim cang.
b)- Trì danh, tham cứu, quán tưởng và thật tướng.
c)- Trì danh, tham cứu, tưởng tượng và thật tướng.
d)- Trì danh, tham cứu, quán tưởng và biến tướng.

152. Trong một tiền kiếp Đức Phật A Di Đà còn có hồng danh là gì?
a)- Bảo Tạng Như Lai.
b)- Pháp Tạng Như Lai.
c)- Pháp Tạng tỳ kheo.
d)- Pháp Tạng đại sư.

153. Ai mà gọi tên mình hoài, mình cũng bực bội, huống nữa cùng lúc có nhiều người niệm danh hiệu A Di Đà, mà Ngài chẳng nổi giận, vì sao?
a)- Vì Phật A Di Đà không còn chút phiền não và có phát nguyện.
b)- Vì Đức Phật Di Đà có phát 48 lời nguyện, trong đó có lời nguyện: Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài nhẫn đến 10 niệm, nếu không được vãng sanh, thì Ngài không làm Phật.
c)- Vì Phật không nghe được, ngài không còn phiền não.
d)- Cả 3 câu trên đều đúng.

154. Niệm Phật Di Đà được nhứt tâm bất loạn có những lợi ích gì?
a)- Hiện tiền thân tâm an lạc, khi mạng chung được vãng sanh Tịnh độ.
b)- Được Phật hộ niệm, không còn sa đọa.
c)- Minh tâm kiến tánh thành Phật.
d)- Cả 3 đều đúng.

155. Sơ tổ của Tông Tịnh độ là vị nào?
a)- Tổ Liên Trì.
b)- Tổ Huệ Viễn.
c)- Tổ Ấn Quang.
d)- Tổ Diên Thọ.

156. Theo Phật giáo Nam tông, Đạo đế là gì?
a)- Lục Ba la mật.
b)- Bát Chánh Đạo.
c)- 37 phẩm trợ đạo.
d)- Thất Bồ đề phần.

157. Theo Bắc tông Phật giáo, Đạo đế là gì?
a)- 37 phẩm trợ đạo.
b)- Bát Chánh Đạo.
c)- Thập Nhị Nhân Duyên.
d)- Thất Bồ đề phần.

158. Quán sổ tức là gì?
a)- Theo dõi hơi thở ra vào.
b)- Theo dõi và đếm hơi thở ra vào.
c)- Niệm Phật theo nhịp thở.
d)- Đếm hơi thở để luyện trí nhớ.

159. Thế nào là quán bất tịnh?
a)- Quán thân này nhơ nhớp.
b)- Quán thân này chịu nhiều đau khổ.
c)- Quán thân này vô thường.
d)- Quán thân này vừa dơ vừa vô thường.

160. Quán từ bi nhằm mục đích gì?
a)- Để diệt trừ ngã mạn.
b)- Để diệt trừ sân hận.
c)- Để diệt trừ hận thù, bạo lực, hiềm khích.
d)- Để diệt trừ tham dục.

161. Quán nhân duyên mục đích gì?
a)- Để đối trị ngã chấp.
b)- Để đối trị pháp chấp.
c)- Để đối trị cố chấp.
d)- Để đối trị ngã chấp và pháp chấp.

162. Vị Thiền sư nào giúp Vua Lý Thái Tổ xây dựng Triều Lý?
a)- Thiền sư Ngô Chân Lưu.
b)- Thiền sư Pháp Thuận.
c)- Thiền sư Đa Bảo.
d) Thiền sư Vạn Hạnh.

163. Chùa Một Cột còn gọi là chùa gì? Được xây dựng từ đời vua nào?
a)- Chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua Lý Thái Tông.
b)- Chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua Lý Công Uẩn.
c)- Chùa Thiên Phúc,được xây từ thời vua Lý Thánh Tông.
d)- Chùa Phúc Hựu,được xây từ thời vua Lý Thánh Tông

164. Phật giáo Việt Nam hiện nay đã có Đại Tạng kinh tiếng Việt chưa?
a)- Có.
b)- Chưa có.
c)- Có nhưng chưa đầy đủ.
d)- Cả 3 đều sai.

165. Phật giáo Việt Nam thịnh hành nhất vào những triều đại nào?
a)- Đinh, Lê.
b)- Lý, Trần.
c)- Hậu Lê, Trịnh-Nguyễn.
d)- Cả 3 đều sai.

166. Vị vua nào của Việt Nam xuất gia chứng đạo?
a)- Lý Công Uẩn.
b)- Trần Thái Tông.
c)- Trần Nhân Tông.
d)- Trần Thánh Tông.

167. Ở Việt Nam, ngôi chùa nào có lưu lại 2 nhục thân xá lợi?
a)- Chùa Đậu.
b)- Chùa Dâu.
c)- Chùa Hương.
d) Chùa Phật Tích.

168. Ở Việt Nam, vị Bồ tát nào đã lưu lại Quả tim bất diệt?
a)- Ngài Thích Khánh Hòa.
b)- Ngài Thích Tuệ Tạng.
c)- Ngài Thích Thiện Hoa.
d)- Ngài Thích Quảng Đức.

169. Bài kệ "Cáo tật thị chúng" dưới đây của vị Thiền sư nào?

Xuân đi lưu lại cánh hoa rơi,
Xuân đến trăm hoa nở nụ cười,
Thế sự thoáng qua rồi biến mất.
Đầu xanh đã điểm nét sương rồi !
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước một cành mai.

a)- Thiền sư Vạn Hạnh.
b)- Thiền sư Mãn Giác.
c)- Thiền sư Hương Hải.
d)- Thiền sư Trần Nhân Tông.

170. Đệ tử của Đức Phật có mấy chúng? Là những chúng nào?
a)- Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di.
b)- Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cận sự nam và Cận sự nữ.
c)- Sa Di, Sa Di Ni, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.
d) Cả 2 câu a và b đều đúng.

171. Tuổi đạo của chư Tăng và chư Ni được tính từ thời điểm nào?
a)- Từ lúc thọ giới Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni.
b)- Từ lúc thọ giới Sa di, hoặc Sa di ni.
c)- Từ lúc xuống tóc xuất gia.
d)- Từ lúc vào chùa tập sự.

172. Để được tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng cần những điều kiện gì?
a)- Có từ 58 tuổi đời và 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
b)- Có từ 60 tuổi đời và 35 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
c)- Có từ 65 tuổi đời và 35 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.
d)- Có từ 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức.

173. Để được tấn phong giáo phẩm Thượng tọa phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
a)- 50 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
b)- 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
c)- 40 tuổi đời và 20 tuổi đạo.
d)- 50 tuổi đời và 25 tuổi đạo.

174. Để được tấn phong hàng giáo phẩm Ni trưởng phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
a)- 70 tuổi đời và 45 tuổi đạo.
b)- 60 tuổi đời và 30 tuổi đạo.
c)- 65 tuổi đời và 30 tuổi đạo.
d)- 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo.

175. Để được tấn phong hàng giáo phẩm Ni sư phải có tuổi đời, tuổi đạo tối thiểu bao nhiêu?
a)- 40 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
b)- 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
c)- 50 tuổi đời và 30 tuổi đạo.
d)- 52 tuổi đời và 33 tuổi đạo.

176. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
a)- 11/07/1980.
b)- 11/07/1981.
c)- 07/11/1980.
d)- 07/11/1981.

177. Đức Pháp chủ đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là vị nào?
a)- Hòa thượng Thích Thế Long.
b)- Hòa thượng Thích Đức Nhuận.
c)- Hòa thượng Thích Minh Nguyệt.
d)- Hòa thượng Thích Thiện Hào.

178. Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là vị nào?
a)- Hòa thượng Thích Minh Châu.
b)- Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
c)- Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
d)- Hòa thượng Thích Thanh Từ.

179. Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đầu tiên là vị nào?
a)- Hòa thượng Thích Trí Thủ.
b)- Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
c)- Hòa thượng Thích Thiện Hào.
d)- Hòa thượng Thích Trí Quảng.

180. Phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
a)- Đoàn kết hòa hợp – Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm giáo hội.
b)- Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.
c)- Giới luật còn, Phật pháp còn – Giới luật mất, Phật pháp mất.
d)- Đạo pháp – Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa.

181. Trụ sở của Trung ương Giáo hội đặt ở đâu?
a)- Chùa Lý Triều Quốc Sư.
b)- Chùa Vĩnh Nghiêm.
c)- Thiền viện Quảng Đức.
d)- Chùa Quán Sứ.

182. Trung ương Giáo hội có mấy Văn phòng? Văn phòng I lập ở đâu?
a)- Có 2 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Quán Sứ.
b)- Có 3 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Quán Sứ.
c)- Có 4 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Bà Đá.
d)- Có 3 văn phòng, Văn phòng I ở chùa Lý Quốc Sư.

183. Văn phòng II Trung ương Giáo hội đặt ở đâu?
a)- Chùa Xá Lợi – TPHCM.
b)- Thiền viện Quảng Đức – TPHCM.
c)- Chùa Từ Đàm – TP Huế.
d)- Chùa Vĩnh Nghiêm – TPHCM.

184. Tứ niệm xứ là bốn điều quán tưởng nào?
a. Quán thân, thọ, tâm, pháp.
b. Quán sanh, lão, bệnh, tử.
c. Quán khổ, tập, diệt, đạo.
d. Quán thân, tâm, khí, đạo.

185. Quán thân bất tịnh để diệt trừ gì?
a. Diệt trừ tham, sân, si.
b. Diệt trừ bản ngã.
c. Diệt trừ tham sắc.
d. Diệt trừ tham ái, nhiễm đắm khoái lạc.

186. Quán bất tịnh bằng cách nào?
a. Cửu tưởng quán.
b. Bát tưởng quán.
c. Quán thây chết.
d. Quán thây trương sình.

187. Cái Ngã theo Phật giáo là gì?
a. Chủ thể, tự tướng của mình.
b. Tổ hợp tâm thức, không phải là ta.
c. Cái linh hồn thường trụ.
d. Chết rồi đi tái sinh.

188. Cái tâm (ý) của chúng ta biến đổi như thế nào?
a. Biến đổi thường xuyên.
b. Biến đổi theo hoàn cảnh.
c. Biến đổi theo hạn kỳ.
d. Biến đổi theo chu kỳ.

189. Pháp quán có khả năng chuyển hoá dục lạc là gì trong tứ niệm xứ?
a. Quán thọ thì khổ.
b. Quán tâm vô thường.
c. Quán pháp vô ngã.
d. Quán thân bất tịnh.

190. Để quán triệt sự thống khổ do quá trình tiếp xúc giữa căn và trần chúng ta phải áp dụng phương pháp quán nào sau đây?
a. Quán thọ thị khổ.
b. Quán tâm vô thường.
c. Quán pháp vô ngã.
d. Quán thân bất tịnh.

191. Tứ niệm xứ nằm trong chi phần nào của Tứ đế?
a. Khổ đế.
b. Tập đế.
c. Diệt đế.
d. Đạo đế.

192. Trong Tứ niệm xứ, khi tâm bị vướng mắc vào một đối tượng dùng pháp nào để đối trị?
a. Quán tâm vô thường.
b. Quán pháp vô ngã.
c. Quán thọ thị khổ.
d. Thực tập cả ba điều trên.

193. Trong Tứ diệu đế chi phần nào là Niết Bàn?
a. Tập đế.
b. Diệt đế.
c. Đạo đế.
d. Thánh đế.

194. Khi quán xét để thấy rõ tất cả những sự vật vốn không phải là của ta, được gọi là gì trong Tứ niệm xứ?
a. Quán thọ thì khổ.
b. Quán tâm vô thường.
c. Quán thân bất tịnh.
d. Quán pháp vô ngã.

195. Tứ niệm xứ là gì?
a. Vô thường, Khổ, không, vô ngã.
b. Thường, lạc, ngã, tịnh.
c. Quán thân, tâm, ý và thức.
d. Bốn đề mục quán tưởng về thân, thọ, tâm và pháp.

196. Tứ niệm xứ được tông phái nào sử dụng nhiều nhất?
a. Tịnh độ tông.
b. Mật tông.
c. Pháp Hoa tông.
d. Thiền tông.

197. Tứ niệm xứ đánh đổ những kiến chấp sai lầm nào?
a. Chấp thân này là thật, Sự vật trường cửu.
b. Tâm mình vĩnh viễn thường còn, linh hồn bất diệt.
c. Chấp ngã và chấp pháp.
d. Tất cả đều đúng một phần.

198. Quán thân bất tịnh để đoạn trừ phiền não nào?
a. Mê tiền, thích đi du ngoạn.
b. Mê nhà lầu, xe hơi.
c. Mê sắc đẹp và hưởng thu.
d. Ái nhiễm xác thân .

199. Pháp quán vô ngã là lối tu giải thoát đưa đến lợi ích gì?
a. Không bị chi phối bởi hoàn cảnh.
b. Không bị phiền não lay động, dứt sự ích kỷ hại nhân.
c. Không chấp thân này, tâm này là tôi, là sỡ hữu của tôi và là tự ngã của tôi.
d. Không chấp mọi thứ trên đời là sở hữu của tôi.

200. Theo Phật giáo thọ lãnh món gì là khổ cho thân?
a. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy.
b. Hưởng thụ quá nhiều ngũ dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc.
c. Hưởng thụ tham ái và các khoái lạc giác quan.
d. Tất cả đều đúng.

Nguồn: Ban Tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử TP. Hồ Chí MInh năm 2011.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét