Chào mừng Bạn đến với Blog Gia đình Phật tử Tân Thái!

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Gợi ý bài giải môn Lịch sử khối C - Kỳ thi Đại học 2012


>>> Bấm vào Đọc thêm bên dưới để xem gợi ý làm bài thi Lịch sử khối C

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm): Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa dưới dạng thực dân.
- Tuy vậy, nền kinh tế vẫn mất cân đối lớn: nông nghiệp vẫn là chủ yếu, lạc hậu và trì trệ Pháp không chú trọng xây dựng công nghiệp nặng, chỉ xây dựng các cơ sở công nghiệp nhẹ làm cho nền kinh tế thuộc địa phát triển què quặt
- Sự chuyển biến về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ, bó hẹp ở 1 số vùng, còn lại vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
- Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp, biến Đông Dương thành thị trường tiêu thụ của Pháp.

Câu II. (2,0 điểm): Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào ? Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.

a. Từ năm 1919 đến 2000, Lịch sử Việt Nam đã trải qua 5 thời kì:
Thời kì 1: 1919 – 1930
Thời kì 2: 1930 – 1945
Thời kì 3: 1945 – 1954
Thời kì 4: 1954 – 1975
Thời kì 5: 1975 – 2000

b. Nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: đó là thời kì 1945 – 1954.

Nội dung chính của thời kì này như sau:
- Sau CMT8, nước VNDCCH gặp muôn vàn khó khăn thử thách, vừa xây dựng chính quyền vừa giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, vừa đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền và từ cuối năm 1946 thì cả nước đứng lên chống Pháp.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp diễn ra từ năm 1945 – 1954 trong điều kiện chúng ta có độc lập, có chính quyền. Kháng chiến kiến quốc là hai nhiệm vụ trọng tâm của thời kì này.
+ Kháng chiến chống Pháp xâm lược, và từ năm 1950 chống cả can thiệp Mĩ, trải qua nhiều giai đoạn với các mốc son: chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến thắng Biên giới thu đông 1950, chiến thắng trong Đông xuân 1953 – 1954. Điện Biên Phủ là trận thắng quyết định đưa đến việc kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
+ Kiến quốc: nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc.

Câu III (3,0 điểm)

Cuối tháng 3 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có những quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam ? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào ? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 - 1975).

a. Cuối tháng 3 – 1975, Bộ CHính trị TW Đảng đã có những quyết định để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam là:
Ngày 25 – 3 -1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng khẳng định “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm tập trung lực lượng giải phóng xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định và đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả nước ra quân với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng”.

b. Cơ sở của những quyết định đó:
- Những thắng lợi quân sự mà quân và dân miền Nam đạt được trong những năm 1974 – 1975 và đặc biệt là chiến thắng Phước Long.
- Những thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam.
- Sự suy yếu của quân đội Sài Gòn khi mất chỗ dựa.

c. Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ CHí Minh
- Ngày 9 – 4 -1975, quân ta tiến công Xuân Lộc , ngày 16 – 4 – 1975, quân ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.
- Ngày 17 – 4 -1975, thủ đô Phnôm-pênh của Cam-pu-chia được giải phóng.
- Ngày 18 – 4 -1975, Chính phủ Mĩ đã ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.
- Ngày 21 – 4 -1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.
- 17h ngày 26 – 4 -1975, 5 cánh quân của ta từ các hướng chiến lược được lệnh là vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 28 – 4 -1975, pháo ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất.
- Đêm 28 rạng 29 – 4 -1975, tất cả các cánh quân của ta đồng loạt tấn công vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như: bộ tổng tham mưu Ngụy, dinh Độc lập, biệt khu Thủ đô, tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất.
- 9h30 phút ngày 30 – 4 -1975, Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm cứu quân Ngụy khỏi sự sụp đổ.
- 10h45 phút ngày 30 – 4 – 1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- 11h30 phút ngày 30 – 4 – 1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.
- Thừa thắng sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2 – 5 -1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, các đảo và quần đảo thuộc Trường Sa cũng được giải phóng

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Thời kì 1945 – 1952:
- Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ và sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phran xixco (8 – 9 - 1951) chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh (1952).
- 8 – 9 – 1952: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ hai nước. Theo đó Nhật được đặt dưới ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ.
Thời kì 1952 – 1973:
- Vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật từ năm 1951.
- 1956: Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- Là thành viên của Liên Hợp Quốc.
Thời kì 1973 – 1991:
- Tăng cường hợp tác kinh tế với các nươc ngoài trong đó có Đông Nam Á và ASEAN.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào 21 – 9 – 1973.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm): 

Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế của Ấn Độ được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách đối ngoại.

Ngày 26 – 1 – 1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa
Từ năm 1950: Ấn Độ bước vào công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Từ 1950 – 2000, vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế được thể hiện:

a. Về Kinh tế:
- Nhờ cách mạng xanh trong nông nghiệp mà từ giữa những năm 70 đã tự túc được lương thực và bắt đầu xuất khẩu.
- Sản xuất công nghiệp tăng đặc biệt là công nghiệp nặng: xây dựng được nhiều nhà máy điện
- Những năm 80: đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới,
- Cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại
- Đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, vũ trụ.
- Từ những năm 90: Trở thành những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

b. Khoa học – kĩ thuật
- Năm 1974: thử thành công bom nguyên tử.
- 1975: phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất bằng tên lửa của mình.
- 1996: Phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, trở thành 1 trong 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ.

c. Chính sách đối ngoại
- Thi hành chính sách hòa bình, trung lập, tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Là một trong những nước sáng lập Phong trào Không liên kết.
- Vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Nguồn: Hocmai.vn




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét