Htr. cấp Tín Quảng Thời Trần Văn Sáu - GĐPT Tân Thái
Lưu ý: Những chữ in đậm là nội dung cần phải nhớ kỹ
I. GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI.
1. Giáo lý duyên khởi được hiểu là bao gồm các
giáo lý cơ bản nào của Phật giáo làm cơ sở cho những lập luận về “Thực tại luận”,
“Đạo đức luận”, “Siêu khởi luận” trong Phật giáo?
Duyên khởi
là chân lý được chư Phật chứng ngộ và trở thành một truyền thống chứng ngộ.
Chính đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý này và ngài thường giảng giải chân lý đó như là một giáo lý quan trọng nhất, bao quát nhất trong suốt thời gian ngài
tại thế.
Giáo lý
duyên khởi được người học Phật xem là nền tảng căn bản – và quả thật, nó phải
được mọi người xem là – một chân lý, một quy luật của tự nhiên, nền tảng cho
các ngành khoa học và trước hết, cho tư duy của con người.
Các giáo
lý cơ bản trong giáo lý Phật giáo bao gồm : Tứ đế, nhân quả, nghiệp, luân hồi, không, vô thường, vô ngã và ngũ uẩn đã
làm cơ sở cho những lập luận về “Thực tại
luận”, “Đạo đức luận”, “Siêu khởi luận” . Bởi vì, trong Phật giáo phương pháp
tư duy, phương pháp giáo dục và biện pháp hành động đều lấy giáo lý Duyên khởi
làm nền tảng.
Do vai trò
lớn lao của giáo lý duyên khởi trong lý thuyết giáo dục Phật giáo, người ta có
thể nói giáo dục Phật giáo là một giáo dục duyên khởi.
Như vậy: Duyên khởi như đã được trình bày là căn
bản của Vũ trụ luận, Nhân sinh luận, Đạo đức luận và Luân lý luận của Phật
giáo.
2. Kể các chi phần của giáo lý Duyên khởi?
Có 12 chi phần trong
giáo lý duyên khởi, đó là : vô
minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Ý nghĩa cụ thể cơ bản của từng chi phần như sau:
Vô minh (avijjyà) :
sự không biết, không giác ngộ, không hiểu chân lý.
Hành (sankhàrà) : sự vận động, tạo tác
của thân, khẩu, ý là năng lực sống, là nghiệp.
Thức (vinnàna) :
cái biết do các quan năng (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) tiếp xúc với ngoại
cảnh. Đây là cái biết do phân biệt.
Danh sắc (nama-rùpa):
tức tâm lý và vật lý, đây là hoạt động tâm lý (thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý) và
vật lý (vật chất và các hình tướng vật chất). Danh sắc cũng như ngũ uẩn, bao
gồm cả tính chất của thức.
Lục nhập (salàyatana):
tức sáu căn (nội xứ) và sáu trần (ngoại trần), công cụ và điều kiện để tiếp xúc
với bên ngoài.
Xúc (phassa): sự xúc
chạm, tiếp xúc giữa chủ thể và khách thể của sáu quan năng và sáu trần.
Thọ (vedanà): sự thọ
nhận, cảm xúc khi tiếp xúc với ngoài giới.
Ái (tanhà): sự ham muốn,
ưa thích, sự ham thích vật chất, ham thích cuộc sống trong ba cõi Dục, Sắc, Vô
Sắc. Ái được nói đến như là tập đế, là nguyên nhân của khổ.
Thủ (upàdàna): sự nắm
giữ, sự chấp trước, ràng buộc, từ đó sinh ra sự chấp ngã, sự chấp giữ. Những gì
mình đã ưa thích, mình nhìn thấy, mình tu tập.
Hữu (bhava): sự có, sự
hiện hữu, cảnh giới, thế giới, ba cõi dục ( Dục, Sắc, Vô Sắc giới).
Sanh (jàti): sự sinh
khởi, ra đời, sự sống.
Theo cách phân
chia này, vô minh và hành thuộc về quá
khứ; hiện tại gồm có các chi phần: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ
và hữu; sanh và lão tử thuộc về vị lai.
Qua cách phân chia này, ý đồ dùng giáo lý Duyên khởi để giải thích luân hồi đã thể hiện rõ.
Tuy nhiên, cách phân chia như trên sẽ dễ đưa đến một ngộ nhận, như là vô minh
và hành chỉ có ở quá khứ, 8 chi phần tiếp theo chỉ có ở hiện tại, sanh và lão
tử thì thuộc về tương lai (!). Thực ra, trong hiện tại (và ngay trong mỗi chi
phần) đã có mặt vô minh. Khi một chi phần hiện hữu thì lập tức có sự hiện hữu
của 11 chi phần còn lại. Nếu một chi phần bất kỳ vắng mặt thì mối liên kết 12
chi phần nhân duyên tự sụp đổ. Mặt khác, thức, danh, sắc, lục nhập được xem là quả hiện tại của nhân quá khứ là vô minh và hành, đây là tầng nhân quả thứ nhất. Các chi phần thọ, ái, thủ và hữu là nhân hiện tại cho quả vị lai là sanh và lão tử; đây là lớp nhân quả thứ hai. Sự phối hợp giữa hai lớp nhân quả này với các duyên tạo nên một mối quan hệ có vẻ chặt chẽ, tương tục của dòng chảy thời gian: quá khứ - hiện tại - vị lai.
Như đã phân tích, giáo
lý Duyên khởi là một dòng tương tục, chằng chịt, không hề lệ thuộc vào thời gian
(quá khứ, hiện tại hay tương lai).
Cách giải thích
này vô tình làm thô thiển và đơn giản hóa giáo lý Duyên khởi - một giáo lý vốn
được xem là rất thâm diệu và tinh tế.
4. Nội dung
của 12 chi phần của giáo lý Duyên khởi được trình bày trong chi phần nào của Tứ
diệu đế (Tứ thánh đế).
Khi Ðức Phật, ở dưới cội bồ đề vào đêm cuối cùng
thành đạo, thấy rõ lý Duyên khởi thì cùng lúc thấy rõ Tứ đế. Nói rằng bài pháp
Sơ Chuyển Pháp Luân là Tứ đế cũng hệt như nói rằng bài pháp đầu tiên là Duyên
khởi. Vận chuyển bánh xe pháp là ý nghĩa vận chuyển Duyên khởi và Tứ đế vậy.
Khi đức Phật dạy về Tứ đế, nội dung của 12 chi phần của giáo lý Duyên khởi được trình bày trong
chi phần Khổ đế và Tập đế của Tứ diệu đế.
Khổ đế hay Khổ uẩn là kết quả của sự vận hành
của 12 chi phần nhân duyên tức là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn, tên gọi chung
của toàn thể hiện hữu, của chúng sanh, cụ thể là của con người. Theo giáo lý
Duyên khởi, đức Phật dạy: “Do duyên vô
minh có hành, do duyên hành có thức, do duyên thức có danh sắc, do duyên danh
sắc có lục nhập, do duyên lục nhập có xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có
ái, do duyên ái có thủ, do duyên thủ có hữu, do duyên hữu có sanh, do duyên
sanh có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy, là sự tập hợp của toàn bộ khổ
uẩn nầy”.
Tập đế (nguyên nhân của khổ) là Ái (dục ái, hữu
ái và vô hữu ái), hay 12 chi phần Duyên khởi, bởi vì sự vận hành của Ái là sự
vận hành của 12 chi phần Duyên khởi ấy.
Nói nguyên nhân khổ đau là lòng khát ái. Có nghĩa là nói nguyên
nhân của khổ đau là do 12 chi phần tập khởi, hay là 5 thủ uẩn tập khởi. Bởi vì
theo duyên khởi, ái có mặt có nghĩa là 12 chi phần có mặt. Ái có mặt (hay hành
uẩn có mặt vì ái thuộc hành uẩn) là 5 thủ uẩn có mặt. Do đó có thể nói rằng: Tập
đế chính là 12 chi phần hay chính là 5 thủ uẩn.
Chính đức Phật dạy: “Gốc
của khổ đau chính là lòng tham ái”.
Tham ái không phải là nguyên nhân đầu tiên của khổ đau mà nó chỉ là một mắc
xích tương duyên tương hệ lẫn nhau trong chuỗi mắc xích mười hai duyên khởi mà
thôi. Theo giáo lý Duyên khởi, chính ái do thọ sanh, chính thọ do xúc sanh, xúc
là do lục nhập sanh, lục nhập do danh sắc sanh, danh sắc là do thức sanh, thức
là do hành sanh, hành do vô minh sanh, vô minh là do lão tử sanh, lão tử là do
sanh sanh, sanh do hữu sanh, hữu là do thủ sanh và thủ là do ái sanh. Như vậy
ái là cái nguyên nhân chính yếu và gần nhất với sự khổ đau này.
5. Tứ duyên
luận là gì? Hãy liệt kê đầy đủ Tứ duyên theo định nghĩa sơ lược của D.T.
Suzuki.
a.
Tứ duyên luận
là gì?
Nhân (hetu) và quả (phala) gắn liền và sinh khởi
là do duyên (pràtitya). Nếu thiếu duyên nhân không thể nào phát sinh ra quả
được.
Trong quá trình sinh diệt để biến thái từ nhân
đến quả và biến thái từ quả trở thành nhân, thì duyên đã đóng vai trò khá tích
cực trong sự quan hệ này.
Duyên, tiếng Phạn gọi là Pratitya và chữ
Pratitya đã được Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) giải thích ở trong Trung quán luận (Màdhyamika) như
sau: "Utpadyate pratìtyèmàn itìme
pratyayah kìla" (Màdhyamika pratyaya
parìksa gàtha V). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh
khởi, nhưng cái này người ta gọi nó là những duyên.
Duyên hay là pratitya ở trong văn học A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma), các luận sư Phật giáo đã
phân chia thành nhiều loại, nhưng sự phân chia có tính thống nhất, giữa các
luận sư, thì duyên (pratitya) gồm có 4 loại nên gọi là Tứ duyên luận.
Tất
cả pháp có thể sinh khởi, tồn tại hay hủy diệt, đều lệ thuộc vào bốn duyên này.
b.
Tứ duyên theo định nghĩa sơ lược của D.T. Suzuki
- Nhân duyên
(Pratyàyàhetu): Tất cả các pháp
sinh khởi và tồn tại đều do quan hệ giữa nhân và duyên. Nhân (hetu) là năng lực tác động chính; duyên (pratitya) là điều kiện hỗ tương phụ, để cho năng lực tác
động ấy được sinh khởi và hình thành.
- Ðẳng vô gián
duyên (Anantara pratitya): Ðẳng
vô gián duyên hay còn gọi là Thứ đệ duyên. Nghĩa là tất cả các pháp làm nhân
làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị gián cách.
Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp
sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân làm duyên
cho nhau, mà sanh khởi liên tục, nếu bị cách trở gián đoạn tức là thiếu cái
duyên này, pháp không sanh ra được.
- Sở duyên duyên
(Alambana pratìtya): Sở duyên tiếng
Phạn gọi là Alambana; Alambana đi từ động từ gốc Lam, có nghĩa là leo, vin vào,
dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy, Alambana là đối tượng để cho cái khác
vin vào, dựa vào...
Alambana hay Sở duyên có thể là thế giới khách
quan, pratìtya hay duyên có thể là thế giới nội tại, thế giới khách quan là đối
tượng (sở duyên) để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức.
Bất cứ cái gì hàm đủ cả chủ thể khả năng phân biệt
(pratìtya) lẫn đối tượng được phân biệt (alambana), thì cái ấy gọi là Sở duyên
duyên (alambana pratìtya).
Hay nói theo trường phái Duy thức
(Vijnàptimàtrata Siddhi), cái nào có khả năng dẫn sinh sự nhận thức và sự nhận
thức ấy, mang ảnh tượng tương tợ với chúng, thì cái ấy gọi là Sở duyên duyên.
- Tăng thượng duyên
(Adhipateyam pratìtya): Tăng thượng duyên
gồm có thuận duyên và nghịch duyên.
* Thuận duyên: là duyên thuận chiều để cho các
pháp sinh khởi một cách nhanh chóng từ nhân đến quả.
* Nghịch duyên: là duyên đối kháng làm trở ngại
sự sinh trưởng của nhân.
6. Tôn giả
Sariputta (Xá lợi Phất) đã quyết định từ bỏ ngoại đạo để nương tựa Đức Phật sau
khi nghe Tôn giả Ác Bệ giới thiệu tổng quát giáo lý Duyên khởi (hay Nhân
duyên). Hãy viết lại 4 câu kệ này theo Hán dịch và Việt dịch.
Theo kinh sách, Tôn giả Sariputta (Xá lợi Phất)
trở thành đệ tử của Phật sau khi gặp Tôn giả Ác Bệ (Assaji). Thấy gương mặt
trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của Ác Bệ, Tôn giả Xá lợi Phất liền
hỏi ông ta tin tưởng nơi ai. Ác Bệ trả lời bằng 4 câu kệ, sau được gọi là
“Duyên khởi kệ”:
Hán dịch: Nhược pháp nhân duyên sinh
Diệc tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa môn
Thường tác như thị thuyết
Việt dịch: Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Phật, bậc Đại Sa môn
Thường thuyết giảng như vậy
Nghe xong, Xá lợi Phất liền trực nhận ngay về lý
“Có sinh thì có diệt” và sau thuật lại cho bạn là Tôn giả Mục Kiền Liên (Maha
Moggalyana) rồi hai người xin Phật cho gia nhập Tăng đoàn, về sau trở thành một
trong Thập đại đệ tử của Phật và có danh hiệu là “Trí huệ đệ nhất”.
7. Đức Phật dạy Lý Duyên khởi (hay Nhân
duyên) nhằm mục đích gì?
Đức Phật dạy: “Ai
thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật, thấy Phật là sự giác
ngộ tối thượng”, vì duyên sinh là thực tính của vạn pháp. Trong kinh Tạp A Hàm,
Phật dạy: “Dù Như Lai có xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, mọi sự vật
hiện tượng vẫn tồn tại, vận hành theo nguyên tắc duyên sinh. Khi những yếu tố,
những điều kiện mất đi thì mọi sự vật hiện tượng không tồn tại. Vạn pháp không
nằm ngoài nguyên lý: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không,
cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt”.
Lý Duyên khởi giúp
ta thấy rõ mối tương quan sinh diệt của vạn hữu vũ trụ, không có một pháp nào
có thể hiện hữu độc lập. Trong cấu trúc của duyên khởi không có một tự ngã độc
lập, cũng không có một quyền năng sáng tạo mà chính con người là chủ nhân quyết
định cho mọi giá trị của cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ nên duyên khởi là một
nguyên tắc hay quy luật của cuộc sống. Ai nhận thức được quy luật này, có thể
đạt được cuộc sống an bình và hạnh phúc.
Cho nên đức Phật dạy pháp Duyên khởi là vì con
người và cho con người nhằm hướng dẫn con người nỗ lực chuyển hóa vô minh, tham
ái và chấp thủ, phát triển trí tuệ để có một cái nhìn toàn diện về duyên khởi,
thấy được sự thật tối hậu, thực tướng của vạn pháp là vô tướng, tất cả chỉ là
duyên sinh như huyễn. Nhận thức duyên khởi bằng chánh tri kiến, chánh tư
duy, giúp ta ra khỏi thế giới của nhận thức hữu ngã, xa lìa tham ái chấp thủ.
Khi ái thủ được đoạn diệt, nhân duyên của thế giới sanh tử luân hồi tan rã cũng
chính là chứng đạt giác ngộ giải thoát.
Duyên khởi là giáo
lý đặc thù của đạo Phật. Nhận thức được duyên khởi, chúng ta sẽ có một cái nhìn
trong sáng, năng động và tích cực trong các lãnh vực như Nghiệp cảm duyên khởi,
A lại da duyên khởi, Chân như duyên khởi và Pháp giới duyên khởi vv…
Khi thấy được tính
nhân duyên, ta không còn mơ hồ trong ảo tưởng, thấy được giả tướng của các
pháp, ra khỏi tâm ngã ái, tâm ngã kiến, vượt thoát vọng tưởng điên đảo “Cái này
là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”.
Chính nhờ tầm nhìn
rộng mở này, con người hướng tới một đời sống tuệ giác, cao thượng và thánh
thiện. Ứng dụng giáo lý Duyên khởi vào cuộc sống tu tập, thấy rõ các pháp hữu
vi là duyên sinh đều là Không. Nhận rõ được bản chất của các mối quan hệ nhân
duyên giúp ta hiểu được bản thể của thực tại vô ngã, xa lìa mọi tham ái chấp
thủ, chứng ngộ được tri kiến giải thoát.
8. Nguyên nhân nào theo
giáo lý Duyên khởi dẫn đến tái sinh?
Trong
Kinh Tương Ưng V, đức Phật dạy: “Chính là Ái nầy, đưa đến tái sanh, câu hữu với
hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ nầy, chỗ kia. Tức là Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái”.
Đoạn kinh này, đức Phật đề cập đến nhân tố rất quan trọng là Ái. Đó là lòng ham muốn được sung sướng, được
sống, được sở hữu. Chính cái tâm ham
muốn ấy được bao hàm trong nghiệp, tạo ra nghiệp và sức mạnh của nghiệp đưa đến
một hình thái mới của hiện hữu. Chính Ái là nhân tố định hướng cho nghiệp lực
đi đầu thai. Khi có mặt Ái là có mặt đủ 12 chi phần Duyên khởi, tiếp diễn như
vậy. Đây là ý nghĩa của sự tái sinh. Hễ có sinh thì có diệt, có tái sinh. Chúng
sanh liên tục trôi lăn theo vòng sinh tử. Đây là ý nghĩa Luân hồi.
9. Đức Phật dạy rằng: “Trong 12 chi phần của Thập nhị nhân duyên, tuy nói Vô minh là đi đầu nhưng thực
ra không có chi phần nào đi đầu cả”. Vì sao thế?
Mười hai chi phần của Thập nhị nhân duyên này
làm nhân làm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong vòng nhân quả, khiến con
người bị đắm chìm trong sinh tử luân hồi. Và nhân quả của 12 chi phần này cứ
tiếp tục sinh khởi khắp cả ba thời gian tạo thành cả một dòng sông vô tận.
Chẳng hạn, Vô minh và Hành là nhân của quá khứ.
Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu là nhân của hiện tại; Sanh,
Lão tử là quả của vị lai.
Nhân quả ba đời trong 12 chi phần, cứ cái này
làm duyên cho cái kia, cái kia làm nhân cho cái này, cứ như thế sinh khởi cho
đến vô cùng vô tận.
Trong 12 chi phần này, mỗi chi phần có thể là
nhân, có thể là duyên, và không có chi phần nào là nhân hoàn toàn hay duyên
hoàn toàn.
Chính 12 chi phần Duyên khởi này đã làm nhân làm
duyên cho nhau, để sinh khởi và chi phối toàn bộ sinh mệnh, cũng như đời sống
của con người.
Vì thế sự hiện diện, vận hành của 12 chi phần
trong giáo lý Duyên khởi là nguyên nhân, máy móc và thực trạng của khổ. 12 chi
phần đều là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhau, mang đầy đủ những đặc
tính của nhau, gọi chung là khổ, là cái thực tại. Một chi phần là khổ, 12 chi
phần là khổ, và một chi phần tức 12 chi phần nên thực ra không có chi phần nào
đi đầu cả.
Vì Vô minh không phải là
cái khởi đầu vì vô minh là giả, là không thực, dù vốn có từ vô thỉ. Kể tên vô
minh ra trước chỉ là một phương pháp sư phạm hàm ý rằng: Chúng sinh chưa phải
là Phật, vì chúng sinh còn có vô minh. Vô minh được thể hiện bằng sự vận hành,
bằng nghiệp, bằng hành động. Do vô minh mới có hành động tạo tác sai lầm. Do có
sự vận hành nên sinh ra cái biết, từ đó có sự phân biệt chủ thể, khách thể.
Tính biết hay tính phân biệt tự tạo ra hai khía cạnh của nó là tâm lý và vật lý
(danh sắc). Danh sắc tạo ra điều kiện và phương tiện để nó vận hành là lục
nhập, gồm các căn bên trong và các cảnh giới tương ứng bên ngoài. Có trong, có
ngoài nên sinh ra sự tiếp xúc. Tiếp xúc sinh ra cảm thọ. Từ cảm thọ sinh ra sự
ham muốn. Từ ham muốn sinh ra sự nắm giữ (thủ) chấp chặt, ràng buộc. Vì nắm
giữ nên sinh cái hiện hữu, môi trường là đối tượng của nó, là thế giới, là cái
sở hữu. Cái môi trường hiện hữu này tạo sự sinh, sự xuất hiện, phát triển
(sinh). Và đã sinh thì có già, chết, hư hoại, diệt vong.
II.
TAM VÔ LẬU HỌC
1. Tam vô lậu
học là gì? Thực hành Tam vô lậu học, hành gỉả được những lợi ích gì?
- Tam vô
lậu học là môn học thù thắng gồm có Giới-Ðịnh-Tuệ. Ba môn học này chỉ có trong giáo pháp của Ðức Phật.
Trong ý nghĩa chiết tự: lậu có nghĩa là phiền não. Do vậy,
Tam vô lậu học có ý nghĩa là ba môn học giúp hành giả vượt khỏi sự trói buộc
của mọi phiền não, hoàn toàn tự tại. Lậu cũng có nghĩa là rơi rớt, nên Tam vô
lậu học là phương tiện giúp hành giả không còn rơi rớt trong ba cõi, tâm không
còn bị ràng buộc bởi mọi lậu hoặc.
Như vậy, thực hành Tam
vô lậu học giúp hành giả đoạn trừ phiền não, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn
toàn, không còn nằm trong sự kiềm tỏa của tam giới và không dừng lại ở phước
báo sanh thiên.
2. Giới có ý nghĩa gì?
Giữ giới được lợi ích gì?
a. Giới có những ý nghĩa như sau:
- Giới (Sila) tức là
“phòng phi chỉ ác”, nghĩa là đề phòng điều trái quấy, dừng chỉ mọi điều ác,
cũng có nghĩa là “chỉ ác tác thiện”
tức là ngưng làm điều ác, làm mọi điều thiện, trên đây là chỉ về ý nghĩa tổng
quát của giới.
- Giới có nghĩa là điều
phục, chế ngự, tức Tỳ nại da (Vinaya). Chế ngự ở đây với những ý nghĩa chế
ngự bằng sự tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự
bằng tinh tấn... mục đích để đạt sự thanh tịnh ba nghiệp.
- Giới luật cũng có nghĩa là Biệt giải thoát (Pratimoksa-s), cũng gọi là xứ xứ giải thoát hay
tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoát tức là giữ giới phần nào thì được giải
thoát phần đó. Giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát
ít. Còn tùy thuận giải thoát là tùy hành giả trì giới cách nào thì hiệu quả
theo đó mà thành tựu thuộc về hữu vi hay vô vi. Pratimoksa-(s) cũng có nghĩa là
trói buộc, giữ gìn, thúc liễm những hành động của thân và khẩu không để tạo ác
nghiệp.
Giới luật cũng đồng ý nghĩa luân lý đạo đức, cách cư xử, nếp
sống hướng thượng...
b. Lợi ích của sự giữ giới: “Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác
ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ, là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp
thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử, là kho tàng vô lượng công
đức” (HT Thích Thiện Siêu).
Giới như đèn sáng lớn
Soi sáng đêm tối tăm
Giới như gương báu sáng
Chiếu rõ tất cả pháp -- (Kinh Phạm Võng - Bồ Tát giới)
Người có giới đức
sẽ hưởng được 5 sự lợi ích như sau:
1. Người
trì giới sẽ thừa hưởng gia tài pháp bảo nhờ có tinh cần
2. Ðược
tiếng tốt đồn xa
3. Không
sợ hãi rụt rè khi đến trước hội chúng đông đảo
4. Khi
chết, tâm không rối loạn
5. Sau khi
mệnh chung được sanh vào thiện thú, thiên giới -- (Trung Bộ II)
Tuy nhiên, trong kinh Hạt muối (Tăng Chi Bộ kinh I) và kinh
Ðại nghiệp phân biệt (Trung Bộ III), Ðức Phật đã nêu rõ sự trì giới và phạm
giới với những hậu quả còn tùy thuộc vào tâm ý hay những tác nghiệp (ác hay
thiện) đã gây tạo ra trước đó.
3. Theo Tăng chi bộ kinh, 3B trang 73 Đức Phật dạy bao nhiêu mục đích hình
thành giới bổn?
Trong Tăng
Chi Bộ kinh, 3B - trang 73, Ðức Phật dạy 10 mục đích hình thành giới bổn như
sau:
1. Ðể Tăng
chúng được cực thịnh
2. Ðể Tăng
chúng được an ổn
3. Ðể chặn
đứng các người khó điều phục
4. Ðể các
vị Tỳ kheo tốt được sống an ổn
5. Ðể chế
ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại
6. Ðể chặn
đứng các lậu hoặc trong tương lai
7. Ðể đem
lại niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những người chưa tin
8. Ðể làm
tăng trưởng niềm tin thanh tịnh chính đáng cho những ai đã có lòng tin
9. Ðể cho
chánh pháp được tồn tại
10. Ðể cho
giới luật được chấp nhận
Với những điều kiện trên, chúng ta thấy mục đích hình thành
giới bổn cũng là để ngăn ngừa điều ác, làm và tăng trưởng điều thiện. Như Luật
tạng nói: “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để
được hân hoan, hân hoan là để được hỷ, hỷ là để được khinh an, khinh an là để
được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục,
vô dục để được ly tham, ly tham để được giải thoát, giải thoát để có giải thoát
tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn”.
4. Phân biệt ý nghĩa giới
thế gian và giới xuất thế gian.
- Giới thế
gian: Là giới luật đưa đến quả báo hữu lậu, tức chưa ra khỏi tam giới. Nghĩa là người thực hành giới này chỉ hưởng phước nhân
thiên, vẫn còn luân hồi trong ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Ví dụ: 5
giới thuộc về nhân thừa, hay các dạng giới cấm thủ của ngoại đạo.
- Giới
xuất thế gian: Là giới đưa hành giả đến quả vị vô lậu, tức được tự tại giải
thoát khỏi tam giới, không còn bị rơi rớt trong sanh tử. Ví dụ người thực hành giới Tỳ kheo tinh chuyên và viên mãn,
đó là nhân. Sẽ được hưởng quả vị A La Hán (vô sanh), đó là quả. Thực hành giới
vô lậu sẽ được hưởng quả vô lậu. Ðây mới chính là Giới vô lậu học.
5. Ba loại giới theo
quan điểm Đại thừa (Mahayana) .
Giới theo quan điểm Ðại thừa (Mahayana) gồm ba loại:
- Nhiếp
luật nghi giới: Là giới có những giới điều cụ thể để thực hành theo các thứ bậc
tu hành, gồm có các giới của tại gia và xuất gia. Ðó là Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới cho
hàng Phật tử tại gia. Sa di và Sa di ni có 10 giới, Thức xoa ma na ni thêm 6
học giới, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới, Bồ Tát (tại gia và xuất gia)
có 10 giới trọng và 48 giới khinh.
- Nhiếp
thiện pháp giới: Có nghĩa là người thực hành chuyên tâm thực hành những hành vi
toàn thiện, coi đó cũng là một hình thức thực hành giới.
- Nhiêu
ích hữu tình giới: Nghĩa là lấy tiêu chí hành động vì mục đích lợi lạc tha nhân
và quần sanh làm giới hạnh.
6. Phân loại “ Định vô
lậu học”.
Định vô lậu học là định
xuất thế gian. Theo quan điểm Đại thừa được phân loại như sau:
- Tiểu
thừa thiền: Chỉ cho phương tiện tu định đưa đến kết quả Thanh Văn (A La Hán) do
tu 16 pháp quán, và Duyên Giác do tu pháp quán nhân duyên. Ðây là pháp tu cho người có chí cầu giải thoát, tâm thích
trầm lặng yên tĩnh, tránh cảnh duyên... thường thực hành các pháp Ngũ đình tâm
quán, Tứ niệm xứ, Thập nhị nhân duyên... để phá trừ kiến chấp, ngã chấp, cũng
gọi là thiền đối trị. Quả vị pháp tu này là các bậc Thánh: Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà
Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật an trú trong cảnh Niết bàn tịch tịnh.
- Ðại thừa
thiền: Thiền định câu hữu với 51 bậc của Bồ Tát do tu quán nhị không (ngã không
và pháp không). Trong Bát Nhã Tâm kinh có đoạn: “Quán
Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không
độ nhất thiết khổ ách... Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố đắc A nậu
đa la tam miệu tam Bồ đề”.
Pháp tu này để cho những người có căn cơ cao, thích hoạt
động, có lòng từ bi thương xót chúng sanh, thường lăn lộn trong cảnh đời, chung
sống trong xã hội mà tâm hồn luôn luôn an định: “cư trần bất nhiễm trần”, có
hạnh nguyện của Bồ Tát.
Pháp tu thiền định Ðại thừa là dùng trí Bát nhã quán chiếu
các pháp ngũ uẩn giai không (ngã, nhân, chúng sanh, thọ mệnh), dứt được vô minh
hoặc chướng và trần sa hoặc chướng, phổ độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Phương pháp tu thiền định này là y cứ vào kinh Kim Cương,
Lăng Nghiêm, Viên Giác, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa... mà quán Tứ cú kệ, Nhất tâm tam
quán, Lục độ, Thập độ..., không chấp nhị biên, không thiên vô hữu.
Hành thiền pháp Ðại thừa là định trong cảnh động, lấy cảnh
trần lao để làm môi trường tu hành và hóa độ chúng sanh. Chỗ giải thoát của
hàng Ðại thừa thiền là Vô trụ xứ Niết bàn, lên đến Thập địa Bồ Tát thì phá được
một phần vô minh, chứng được một phần pháp thân, cho đến khi viên mãn thành bậc
Diệu giác tức là Phật.
- Tối
thượng thừa thiền: Là pháp thiền định dành cho các bậc thượng căn, thượng trí,
khỏi dùng phương tiện, giáo ngoại biệt truyền, không dùng văn tự dài dòng mà là
“trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”
(chỉ thẳng nơi tâm người, kiến tánh thành Phật).
Người đại trí không cần giảng dạy nhiều, chỉ cần nói qua một
câu, một bài kệ hay một cử chỉ, hành động là khai thị được tánh giác của họ,
làm tỏ ngộ tức khắc bao nhiêu nghiệp hoặc, phiền não chấp trước lâu đời. Nay
chỉ trong một sát na là tiêu tan hết, tâm quang sáng suốt, định tánh hiển bày,
cũng như khi mây tan gió tạnh thì mặt trời chiếu sáng giữa hư không.
7. Phân tích “Định thế
gian và định xuất thế gian”.
- Ðịnh thế
gian: Là sự nhất tâm có chiều hướng thiện nhưng không có được tác dụng liễu
thoát sanh tử, xuất ly tam giới, nghĩa là hành giả còn bế tắc trong lục đạo. Ví dụ sự chuyên chú của những nhà khoa học vào một mục
tiêu thí nghiệm, đưa đến sự nhất tâm, tâm ý không bị chi phối bởi những ngoại
duyên, nhưng đó là định phát sinh có giới hạn, tự phát và không có chí hướng. Người
ta còn gọi đó là một thứ “phàm phu thiền”.
Hay như hình thức tu định của một số ngoại đạo hạn chế ở mức
độ cầu phước báo sanh thiên, vì theo quan niệm của họ, Phạm Thiên (Brahma) hay
Thượng đế là đấng chí thượng. Người ta còn gọi đây là “ngoại đạo thiền”.
- Ðịnh
xuất thế gian: Là định thuộc về Thánh đạo, người đạt được định này tức đã thoát
khỏi sự kiềm tỏa của tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), được giải
thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử. Ðịnh xuất thế gian câu hữu đi những quả vị vô
sanh (A La Hán), Duyên Giác (Bích Chi Phật)... Ðây mới chính là Ðịnh vô lậu
học.
8. Tuệ vô lậu học là
gì?
Tuệ vô lậu
học là môn học làm phát sinh trí tuệ vô lậu. Tuệ là nói gọn của hai từ trí và
tuệ.
Theo Từ điển Phật học (Phân viện Nghiên cứu Phật học - Hà Nội)
định nghĩa: Trí là đối với đạo lý hết thảy sự vật có khả năng đoán định phải
trái, chánh tà... mà chọn lấy hay từ bỏ mặt này hay mặt khác thì gọi là trí.
Quán lý Tứ đế hay Thập nhị nhân duyên đều là trí. Tuệ là cái tác dụng phân biệt
sự lý, quyết đoán nghi ngờ, thông đạt sự lý... Thông đạt sự tướng hữu vi thì
gọi là trí. Thông đạt không tướng vô vi thì gọi là tuệ. Hay định nghĩa chung về
trí tuệ là: quyết đoán là trí, tuyển chọn là tuệ. Biết rõ Tục đế là trí, biết
rõ Chân đế là tuệ.
Theo Ðại cương Câu Xá luận (HT Thích Thiện Siêu) xác định: “Ðặc
sắc của trí là tính quyết định, đặc sắc của tuệ là tính phân biệt rõ ràng sự lý
các pháp”. Như vậy, tuy có những nhận định khác nhau về trí và tuệ, nhưng ta
nhận thấy rằng có một sự đồng nhất về mặt ý nghĩa. Trí có tác dụng của tuệ, tuệ
bao hàm tác dụng của trí. Do vậy, gộp chung trí và tuệ lại mà gọi chung là trí
tuệ. Nhưng có một quan điểm chung nhất đó là: Thông đạt sự tướng hữu vi, hay
chỉ biết rõ Tục đế gọi là trí. Thông đạt không tướng vô vi hay biết rõ Chân đế
gọi là Tuệ. Và đây chính là Tuệ vô lậu (Anàsravam).
Theo định nghĩa của ngài Phật Minh (Buddhaghosa) thì: “Trí tuệ có đặc
tính thấu nhập vào các pháp. Trí tuệ có phận sự phá tan bóng tối của ảo tưởng
bao phủ tự tính của các pháp - biểu hiện của nó là không bị mê mờ bởi vì thiền
định là nguyên nhân trực tiếp của nó” (Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật,
dịch giả Chơn Pháp - Nguyễn Hữu Hiệu - Tu thư ÐH Vạn Hạnh, Saigon, 1970). Như
vậy, dù nhìn góc độ nào đi nữa thì trí tuệ (vô lậu) vẫn là chất liệu tinh anh
cao tột nhất để quyết đoán và chọn lựa đối với mọi sự, mọi vật.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể kết luận: trí tuệ
vô lậu khác hẳn trí tuệ hay trí thức thế gian. Trí tuệ thế gian là nhờ sự học
tập hay kinh nghiệm cuộc sống mà có được. Còn trí tuệ vô lậu là thành quả có
được nhờ vào công năng tu tập và thể nghiệm bản thân. Trí tuệ thế gian chỉ là
yếu tố trợ duyên để có thể làm tăng trưởng trí tuệ vô lậu, chứ nó không thể
giải thoát hoàn toàn được. Trí tuệ vô
lậu là con đường đưa đến cuộc sống an lạc hạnh phúc, giải thoát ngay trong hiện
tại và tương lai. Trí tuệ vô lậu nhìn đúng sự thật nhân sinh và vũ trụ; nó
không bao giờ xem xét sự vật bằng cảm quan, bằng suy lường, bằng cảm nhận; mà
nó nhìn vào sự vật, hiện tượng nhờ vào sự thể nghiệm thiền tập và đi vào chánh
định, chánh kiến. Do vậy, chỉ có hành thiền mới đưa đến trí tuệ vô lậu.
9. Bốn chân lý của tuệ
học theo kinh Tương Ưng V có nội dung gì?
Trong phẩm Chuyển pháp luân thứ 2 của kinh Tương Ưng V, nội
dung của Tuệ học là sự thấu rõ tường tận về 4 chân lý bao gồm:
- Thế nào
là khổ
- Nguồn
gốc của khổ
- Sự diệt
tận các khổ
- Các
phương pháp để diệt tận khổ
Cốt lõi thứ hai nội dung của Tuệ học chính là sự hiểu rõ về
giáo lý Nhân duyên hay Duyên khởi. Trong kinh Phật Tự Thuyết thuộc kinh Tiểu Bộ
số 1, nội dung của giáo lý Duyên khởi là: “Do cái này có mặt, cái kia có mặt.
Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sinh, cái kia sinh.
Do cái này diệt, cái kia diệt”. Như vậy, hiểu rõ hay có trí tuệ về lý Duyên
khởi chính là trực nhận rằng các pháp hiện hữu trên thế gian này đều do nhiều
yếu tố, nhờ nhiều nhân duyên mà có mặt và cũng do nhân duyên mà đoạn diệt. Hiểu
rằng vì bản chất của các pháp là như vậy, cho nên các pháp là vô thường, là vô
ngã, nằm ngoài sự sáng tạo của đấng “tối cao”.
10. Hậu đắc trí là gì?
Hậu đắc
trí hay còn gọi là tục trí, như lượng trí. Là trí tuệ có được nhờ công phu tu
tập Giới-Ðịnh-Tuệ mà có được. Có thể hiểu hậu đắc trí là một quá trình thanh
lọc tâm khỏi các triền phược, phiền não... để trở về căn bản trí. Trong hậu đắc trí đã có mầm mống của căn bản trí. Nơi tâm
thể của chúng ta đã có căn bản trí, sở dĩ chúng ta chưa nhận diện được nó do vì
mê chấp vọng cầu... dấy khởi che lấp. Như gã cùng tử có viên minh châu trong
tay áo mà không nhận biết. Cho nên chúng ta cần phải tu tập để có hậu đắc trí,
và nhờ vào hậu đắc trí như là một phương tiện để thể nhập căn bản trí vốn có
của mình.
III. TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
1. Tìm hiểu nét đặc trưng của Tâm lý học phương Tây.
1. Tìm hiểu nét đặc trưng của Tâm lý học phương Tây.
Tâm lý học phương Tây nổi bật một số nét tiêu
biểu như sau:
- Dựa vào thông tin của các giác quan giới hạn
và thiếu chính xác của con người.
- Dựa vào quan sát và khả năng quan sát của
người quan sát.
- Dựa vào sự phân tích và tổng hợp và tổng hợp
của tư duy ngã tính.
- Dựa vào các phương pháp nghiên cứu và kỹ
thuật khoa học về sự ghi nhận và trắc đạc.
- Mục tiêu tìm hiểu tâm lý cá nhân (riêng lẻ,
đại chúng và quần chúng) là thực dụng để đáp ứng các yêu cầu về lợi ích kinh
tế, ngoại giao, xã hội, các yêu cầu lợi ích cá nhân.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu gián tiếp về các
nhân duyên (lãnh vực) liên hệ đến các biểu hiện của tâm lý cá nhân.
Mặt hạn chế là tất cả điểm dựa ấy Tâm lý học phương Tây sẽ không
bao giờ có thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý
người khác, và sẽ không bao giờ có thể nói lên sự thật của hạnh phúc, con người
và cuộc đời. Đây là lý do mà ngành tâm lý học tiếp tục cuộc hành trình vô định
của nó. Nếu ngành Tâm lý học nói lên được sự thật của con người, của hạnh phúc
thì nó đã tự chấm dứt vai trò tìm hiểu của nó? (!)
2. Đặc điểm chính của nền Tâm lý giáo dục
Phật giáo.
Đặc điểm chính
của nền Tâm lý giáo dục Phật giáo đều được xây dựng từ kinh tạng, từ sự chứng
ngộ giải thoát tối hậu của chư Phật để khảo sát các hoạt động tâm thức của con
người. Các hoạt
động
tâm thức bao gồm: Sự hiện diện của tâm lý phiền não khổ đau (Khổ đế), các nhân
duyên dẫn đến các trạng thái tâm lý ấy (Tập đế), sự hưng khởi các tâm lý an lạc,
thánh thiện (Diệt đế) và con đường chuyển đổi tâm lý từ khổ qua lạc, giải thoát
từ phàm đến thánh (Đạo đế).
Con đường tìm hiểu, khảo sát tâm lý này
gọi là con đường “tâm linh thực nghiệm”, rất sinh động, rất người, rất thực và
rất trí tuệ; vừa sử dụng phương pháp
phân tích, vừa dựa vào sự “tâm chứng” của chư Phật, chư Tổ vừa để thích ứng với
thời đại phát triển Triết học, văn học hầu để giới thiệu con đường huấn luyện
tâm lý dẫn đến chân lý và chân hạnh phúc của Phật giáo. Đó là con đường Thiền định
(hay Giới-Định-Tuệ).
3. Ba hệ thống Tâm lý học Phật gíáo được giới thiệu là gì?
3. Ba hệ thống Tâm lý học Phật gíáo được giới thiệu là gì?
Từ thời kiết tập Kinh, Luật, Luận lần thứ 3, dưới triều đại đế
Asoka (thế kỷ thứ III trước Tây lịch) cho đến thế kỷ thứ IV sau Tây lịch (và cả
cho đến nay), có ba hệ thống Tâm lý học Phật giáo xuất hiện:
- Câu Xá Luận (thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ –
Sarvastivada)
- Duy Thức luận (thuộc Phật giáo phát triển –
Mahayana)
- Thắng pháp tập yếu luận (thuộc Thượng Tọa Bộ
– Theravada).
4. Câu Xá luận do Pháp sư nào trước tác?
Câu Xá luận do Pháp sư Thế Thân (hay Thiên
Thân, hoặc Thiên Bộ luận sư - Vasubandhu) trước tác. Pháp
sư sinh vào khoảng thế kỷ thứ IV sau Tây lịch, chừng 900 năm sau khi đức Phật
nhập diệt.
5. Duy thức luận Phật giáo có bao nhiêu
pháp được giới thiệu?
Duy thức luận có 100
pháp bao gồm 94 pháp Hữu vi, 6 pháp Vô vi và được chia thành 5 loại:
- Sắc pháp: Là vật tượng do tri thức nhận ra được, có 11 pháp: xem giải thích cụ thể ở câu 6
- Tâm pháp: Là chân
tướng của tri thức, có 8 pháp, còn
gọi là 8 thức Tâm vương gồm: nhãn thức (cái biết của con mắt), nhĩ thức
(cái biết của lỗ tai), tỷ thức (cái biết của mũi), thiệt thức (cái biết của
lưỡi), thân thức (cái biết của thân), ý thức (cái biết của ý), mạt na thức (cái
biết thường chấp ngã, còn gọi là ý căn hay truyền tống thức) và A-lại-da thức
(tàng trữ tất cả cái biết nên còn gọi là tàng thức).
- Tâm sở pháp: Là sự
tác dụng của tri thức, có 51 pháp, gồm:
*
Biến hành (5 pháp): xúc (tiếp xúc), tác ý (khởi các ý), thọ (lãnh thọ), tưởng (tâm
tưởng), tư (lo nghĩ).
* Biệt cảnh
(5 pháp): dục (muốn), thắng giải (hiểu biết), niệm (nhớ), định (chuyên chú), tuệ
(sáng tỏ).
* Thiện
(11 pháp): tín (tin), tàm (tự xấu hổ), quý (thẹn), vô tham (không tham), vô sân
(từ ái), vô si (nhận thức đúng), tinh tấn (tinh chuyên và tấn tới), khinh an
(nhẹ nhàng), bất phóng dật (không buông lung), hành xả (không chấp trước), bất
hại (không làm tồn hại).
* Phiền
não (6 pháp): Tham (ham mê), sân (ưa tổn hại), si (mê mờ), mạn (kiêu ngạo),
nghi (do dự), ác kiến (những thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô)
* Tuỳ phiền
não (20 pháp) gồm: Tiểu tuỳ (10 pháp): phẫn (giận), hận (tâm thù oán), phú (che
giấu tội lỗi), não (buồn), tật (ganh ghét), xan (bỏn xẻn), cuống (dối gạt), siểm
(bợ đỡ, dua nịnh), hại (tổn hại), kiêu (kiêu căng). Trung tuỳ (2 pháp): vô tàm
(tự mình không biết xấu hổ), vô quý (không biết thẹn với người). Đại tuỳ (8
pháp): trạo cử (xao động), hôn trầm (tâm chìm đắm), bất tín (thiếu niềm tin),
giải đãi (biếng nhác), phóng dật (buông lung), thất niệm (mất chánh niệm), tán
loạn (không chú tâm), bất chánh trí (biết không chân chánh)
* Bất định
(4 pháp): Hối (ăn năn), miên (ngủ), tầm (tìm cầu), tư (chín chắn xem xét)
- Tâm bất tương ưng hành pháp: Hành có nghĩa là hành uẩn, Tương ưng có nghĩa là hòa hiệp. Vậy
đây là những hành uẩn không hòa hợp với tâm. Chúng do sự quan hệ giữa Tâm pháp
và Sắc pháp mà thành lập, có 24 pháp: Đắc (được), mạng căn (thân mạng), chúng đồng phận (các loại
chúng sanh), dị sanh tánh (tánh chất khác nhau), vô tưởng định (sự tạm diệt các
tâm sở và tưởng), vô tưởng thiên (cõi có sự sống nhưng không có tri giác), diệt
tận định (sự tạm diệt các cảm giác và tưởng), vô tưởng báo (báo thân ở cõi trời
vô tưởng), danh thân (tên hay danh từ), cú thân (câu), văn thân (chữ), sinh (sự
sống, ra đời), trụ (tồn tại), dị (biến đổi), diệt (tan hoại), lưu chuyển (xoay
vần), định vị (nhân quả lành dữ khác nhau, không lộn), tương ưng (ưng thuận), thế tốc (mau lẹ, nhanh chóng),
thứ đệ (thứ lớp, trật tự), thời (thời gian), phương (không gian), số (số lượng),
hoà hiệp tánh (các duyên hoà hợp không trái).
- Vô vi
pháp: Pháp không có tánh cách và nhân duyên tạo tác, có 6 pháp:
* Hư không vô vi: Không ngã, không pháp,
không cấu nhiễm, rỗng rang trong vô vi.
* Trạch diệt vô vi: Dùng trí huệ diệt trừ hết
các ô nhiễm trong vô vi.
* Phi trạch diệt vô vi: Không lựa chọn, diệt trừ
hết các ô nhiễm trong vô vi.
* Bất động diệt vô vi: Diệt trừ hết các chao động trong vô vi
* Tưởng thọ diệt vô vi: Diệt trừ hết các thọ và
tưởng trong vô vi.
* Chân như vô vi: Thật tánh của các pháp.
6. Kể 11 pháp trong Sắc
pháp theo Duy thức luận.
Sắc
pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc).
Sắc có hai loại: Hình sắc như dài, ngắn,
vuông,tròn ...; và màu sắc như xanh, đỏ, trắng, vàng, ...
Sắc pháp
theo Duy thức luận có 11 món là:
- Năm
căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn và Thân căn
- Sáu
trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.
1. Nhãn căn: Con mắt.
Chữ “Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm
căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là “Thắng nghĩa
căn”, 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là “Phù trần căn”. Hình
tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.
2. Nhĩ căn: Lỗ tai.
Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng.
3. Tỷ căn: Lỗ mũi.
Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi
các mùi thơm và hôi.
4. Thiệt căn: Cái lưỡi.
Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói
năng kêu gọi.
5. Thân căn: Thân thể.
Chữ “thân” có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn.
Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...
6. Sắc trần: cảnh bị
thấy của con mắt. Chữ “trần” có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món:
1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To,
10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17.
Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất
nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc
hư không.
7. Thanh trần: Tiếng, cảnh
bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói
chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường
(không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình
(tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay
người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả,
10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh
ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết;
không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là
8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.
8. Hương trần: Mùi, cảnh
bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hôi,
4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp
hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh.
9. Vị trần: Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12
thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vị lạt, 7.
Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị
do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi mà sanh.
10. Xúc trần: Xúc, cảnh
bị biết của thân. Xúc trần có 26 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lửa, 5. Nhẹ,
6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14.
Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22.
Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm.
11. Pháp trần: Cái bóng
dáng của năm trần còn lưu lại trong ý thức. Nghĩa là khi mắt không còn thấy
sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức
vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó là pháp trần. Trong Duy thức
gọi là “lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức.
Pháp trần có 5 loại:
- Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.
- Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù
mù.
- Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện
ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...
- Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi
thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là “thọ sở dẫn sắc" (sắc do
thọ giới dẫn sanh).
- Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng
phân biệt sanh, chẳng thật.
7. Theo Thắng pháp Tập
yếu luận, Câu xá luận và Duy thức luận đều xác định con đường chuyển hóa tâm lý
con người từ trạng thái bất thiện và thiện được chuyển hóa thành giải thoát, vô
lậu, vô vi là con đường nào?
-
Thắng
Pháp Tập Yếu Luận - Abhidhammatthasangaha giới thiệu con đường đi vào các cảnh
giới tâm, vẫn là con đường Thiền định, rất truyền thống hay là con đường Giới-Định-Tuệ.
-
Câu
Xá luận của Pháp sư Thế Thân (Vasulandhu) chỉ rõ hướng phát triển thiện tâm
thành tâm giải thoát và tuệ giải thoát là một quá trình chuyển đổi tâm lý thông
qua công phu thực hành Giới – Định – Tuệ. Đây là quá trình đoạn trừ tất cả các
nhân tố tâm lý gây ra phiền não, khổ đau. Nói khác đi, đây là con đường dẫn đến
khổ diệt, Niết Bàn.
-
Duy thức tam thập
tụng (tập nền tảng của Duy thức luận) cũng là luận sư Thế Thân (Vasulandhu)
cũng chỉ từ nhận thức sự thật Duyên khởi, vô ngã của vạn hữu, hành giả hành
thiền quán (hay Giới-Định-Tuệ) để chuyển tâm thức biến thành y tha khởi, viên
thành thật và đi vào thật tánh vô tánh; hay để chuyển 8 tâm thức thành bốn trí:
thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí và đại viên cảnh trí.
Tâm lý con người từ trạng thái bất thiện và thiện đã được luận sư giới thiệu
được chuyển hoá thành giải thoát, vô lậu, vô vi. Đó là lộ trình hành Giới-
Định-Tuệ (hay thiền chỉ và thiền quán đoạn trừ tâm chấp ngã và chấp pháp, đi
đến thủ diệt, Niết Bàn).
Như vậy, Thắng pháp Tập yếu luận, Câu xá luận và Duy
thức luận đều xác định con đường chuyển hóa tâm lý con người từ trạng thái bất
thiện và thiện được chuyển hóa thành giải thoát, vô lậu, vô vi là con đường thực
hành Giới-Định-Tuệ.
8. Ngũ uẩn gồm có những
uẩn nào? Nội dung cụ thể từng uẩn?
a. Ngũ uẩn gồm có những uẩn nào?
Năm uẩn, Phạn
ngữ là Pãnca-skandha (Sanskrit), Pãnca khandha (Pàli). Pãnca là năm; Khandha là
nhóm, là yếu tố là tích tụ, Ngài Huyền Trang dịch là Ngũ uẩn; Ngài La Thập dịch
là Ngũ ấm, ấm nghĩa là ngăn che, chướng ngại (che mất chân tánh) - Năm uẩn được
dùng phổ biến hơn.
Năm uẩn là năm
yếu tố hay năm nhóm kết hợp lại tạo thành con người; hay nói cách khác, con
người là một hợp thể của năm yếu tố, gồm có:
-
Sắc uẩn (Rùpa) là yếu tố sinh lý - vật lý;
-
Thọ uẩn (Vedanà) là yếu tố cảm giác;
- Tưởng uẩn (Sãnnã) là yếu tố tri giác, là sự nhận
biết đối tượng giác quan hay tâm lý;
- Hành uẩn (Sankhàra) là yếu tố tâm lý hoạt động
ngoài Thọ và Tưởng là những tâm lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả
của nghiệp như ước muốn, quyết định... thuộc ý chí còn gọi là Tư;
- Thức uẩn (Vinãna) là yếu tố nhận thức, phát hiện
sự có mặt của đối tượng, gồm có sáu thức. Thức làm nền tảng cho Thọ, Tưởng và
Hành, theo Duy thức học thì có tám thức. Thức là Tâm vương (Citta); Thọ, Tưởng,
Hành là Tâm sở (Cetasika).
Trong kinh tạng
Nikàya và A Hàm thường dùng từ Năm thủ uẩn (Pãnca upàdana khandha), nghĩa là
năm uẩn là đối tượng của sự chấp thủ, của tâm tham ái thì gọi là năm thủ uẩn.
Tóm lại, con
người dưới sự phân tích năm nhóm thì thân thể thuộc một nhóm - nhóm vật lý,
sinh lý; tâm lý thì chia thành bốn nhóm: cảm giác, tri giác, động lực hay ý chí
và thức. Mỗi nhóm là một tập hợp của các yếu tố, đồng thời mỗi nhóm đều nương
tựa vào nhóm kia mà tồn tại, nhóm này có trong nhóm kia và ngược lại. Nói khác,
trong sắc có thọ, trong thọ có sắc, chúng nương vào nhau mà có mặt, suy rộng ra
đều như vậy. Một cảm giác khổ sở nó bao gồm luôn cả thân thể và tri giác, tâm
tư và thức. Năm uẩn là các khía cạnh khác nhau của một thể thống nhất là con
người. Thể thống nhất ấy mới nhìn qua tưởng như độc lập, bất biến được điều
khiển bởi một chủ thể, nhưng thật ra chúng chỉ là một hợp thể vô ngã, vô thường
và rất tạm bợ. Trong kinh có một thí dụ như cây chuối không có lõi, nó chỉ là
một hợp thể của các bẹ chuối. Ðó là bản chất của năm uẩn, đó cũng là mục tiêu
của sự phân tích năm uẩn: thấy rõ bản chất của con người và vũ trụ mà con người
đang sống, nhờ đó mà khai mở tuệ giác, đoạn diệt khổ đau.
b.
Nội dung cụ thể từng uẩn:
1)-
Sắc uẩn (Rùpa-khandha): Là yếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh
lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là Ðịa (chất rắn), Thủy (chất lỏng), Hỏa
(nhiệt độ), Phong (chất khí). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý
như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm
thanh, mùi, vị, vật xúc chạm. Tóm lại như Ðức Phật dạy: "Này các Tỳ
kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay
tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn" (Kinh Ðại Kinh Mãn
Nguyệt, Trung Bộ kinh III). Như vậy yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân
thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm
trong sắc uẩn.
Thân thể là sắc
uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất
biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc
không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không
khí... Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh,
nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với
yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh... Ðó là cái nhìn về con
người một cách toàn diện.
Bản chất của sắc
uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh, vậy bản
chất của chúng là không. Sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ
một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ. Như trong
kinh Phật đã dạy, ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì
chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn.
Nhờ thấy rõ thân
thể qua phân tích sắc uẩn đưa đến trí tuệ sâu sắc làm rơi rụng tâm lý tham ái
thân thể, chặt đứt sợi dây trói buộc vào sắc uẩn.
2)- Thọ
uẩn (Vedanà-khandha): Thọ là cảm giác, do sự
tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng mà sinh ra thọ. Ðức Phật dạy có sáu thọ:
mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với
vị, thân với vật cứng-mềm, ý với đối tượng tâm ý. Cảm giác theo Phật giáo không dừng lại
ở mức độ tiếp xúc đơn thuần mà là cảm xúc, một biểu hiện sâu hơn của cảm giác;
cảm giác có ba loại: một là cảm giác khổ, hai là cảm giác vui sướng, ba là cảm
giác không vui không khổ.
Cảm giác khổ là
một loại cảm giác khó chịu khi ta tiếp xúc với một đối tượng không thích ý, nó
kèm theo một chuỗi tâm lý khó chịu, bất mãn, tránh xa... Ví dụ khi ta nhìn thấy
một con vật dơ bẩn xấu xí, ta nảy sinh cảm giác ghê tởm không muốn nhìn. Cảm
giác vui sướng là một loại cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khởi khi ta tiếp
xúc với một đối tượng thích ý, nó tạo cho ta niềm vui, sung sướng xích lại
gần... Cảm giác trung tính không khổ không vui, nó không tạo cho ta cảm giác
khó chịu hay dễ chịu, nó không tạo ra một lực hút hay lực đẩy nào. Ví dụ khi ta
nhìn một dòng sông, không khởi lên khổ hay lạc mà chỉ là cảm giác thông thường.
Ðức Phật dạy: “Này
các thầy Tỳ kheo, phàm cảm thọ gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại,
thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn” (sđd). Như vậy,
những loại cảm giác về thời gian, không gian, cảm giác sâu sắc bên trong tâm
như thiền định chẳng hạn, hay cảm giác bên ngoài qua các giác quan, cảm giác
cường độ mạnh hay yếu đều nằm trong thọ uẩn. Phân tích ta sẽ thấy có những cảm
giác đến từ thân thể (sắc uẩn) như ăn uống khoái khẩu hay bị thương tích đau
đớn; có những cảm giác đến từ tâm lý (tưởng, hành) như thiền định hay tưởng
tượng; có những cảm giác đến từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc
hoặc ngắm một bức tranh, hoặc sự đau khổ do hoàn cảnh bất hạnh... Tất cả những
loại cảm thọ ấy tạo thành một dòng sông cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm
thức, chúng sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng; chúng chuyển biến vô tận, vô
thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện. Chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai
lầm và gặt hái khổ đau.
3)- Tưởng
uẩn (Sãnnã-khandha): Là
nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh
nghiệm của sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và sáu đối tượng của
giác quan (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết
đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm
thanh nhận ra bản nhạc tiền chiến...; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên
trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức... Như
vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự
kiện. Tri giác là một trong những tác dụng của thức.
Ðức Phật dạy: “Này
các Tỳ kheo, phàm tri giác gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn” (sđd). Như
vậy, những tri giác về các đối tượng bên ngoài, bên trong, thuộc thời gian,
không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong tưởng uẩn. Tri giác là tri giác
về cái gì, không thể có một tri giác thuần chủ thể; vì vậy, tưởng bao gồm mọi
nhận thức về thế giới vật lý, tâm lý. Tuy nhiên, thế giới vật lý, tâm lý ấy
được ký hiệu hóa, khái niệm hóa, nên giữa tri giác và thực tại luôn có một
khoảng cách.
Sự có mặt của
tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm
đã qua như khi thấy đóa hoa hồng biết đây là đóa hoa hồng, cái tri giác về đóa
hoa hồng đã có sẵn (chủng tử) nên cái kinh nghiệm đã cho biết đó là đóa hoa
hồng. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn
sinh động.
Tri giác tồn tại
có điều kiện, vì vậy chúng vô thường, trống rỗng; và do duyên sinh nên tri giác
đầy hư vọng mà ta thường gọi là vọng tưởng.
4)- Hành
uẩn (Sankhàra-khandha): Hành là từ gọi cho mọi hiện tượng sinh
diệt như trong câu kệ “Chư hành vô thường”.
Hành uẩn ở đây có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp,
có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh.
Hành uẩn là những hiện tượng tâm lý còn được gọi là tâm sở. Duy thức học chia
thành 51 tâm sở gồm cả thọ, tưởng, tức là cảm giác và tri giác cũng gọi là
hành. Nhưng ở đây không xếp cảm giác và tri giác vào nhóm hành vì chúng (thọ và
tưởng) không có khả năng tạo nghiệp và quả của nghiệp.
Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc
giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là Tư. Ðức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào
là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư,
thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. Ðây gọi là hành” (Tương Ưng
Bộ kinh III). Tư là động lực quyết định, là ý chí, ý muốn; tâm sở này tạo động
lực dẫn dắt tâm ý theo xu hướng thiện, bất thiện. Một số tâm sở có tác động
mạnh mẽ để hình thành nghiệp hay hành như: dục, xác định, niềm tin, tinh tấn,
tham lam, sân hận, ngu si, kiêu mạn, tà kiến... Hành uẩn bao gồm mọi hiện tượng
tâm lý, Ðức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, phàm hành gì thuộc quá khứ, hiện tại
hay vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là
hành uẩn” (sđd). Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả
của hành trong quá khứ, nghĩa là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển
thúc đẩy ở trong chiều sâu tâm thức mà trong kinh thường gọi là “phiền não tùy miên”,
hay trong luận gọi là “câu sanh phiền não”. Chúng làm nền tảng và lực đẩy để
hình thành một năng lực hành mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai.
Hành uẩn tồn tại
nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động
bất tận.
5)- Thức
uẩn (Vinnãna-khandha): Thức là có khả năng rõ biết, phản ánh
thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có
mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì...
đó là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối
tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó.
Thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức,
tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng,
hành. Thức là Tâm vương; thọ, tưởng, hành là Tâm sở.
Thức uẩn là nền
tảng của các hiện tượng tâm lý như biển là nền tảng của các ngọn sóng nhấp nhô,
vì vậy thức còn gọi là yếu tố căn bản của tâm lý, thức dung chứa các hiện tượng
tâm lý và căn cứ để các hiện tượng tâm lý phát khởi. Duy thức học triển khai lý
thuyết tám thức, ngoài sáu thức trên còn phát triển thêm hai thức nữa là Mạt na
thức (Manas) và A lại da thức (Alaya), mục đích là khai thác các khía cạnh sâu
kín của thức. Mạt na thức là ý căn, là căn cứ của ý thức đồng thời nó cũng có
tác dụng nhận thức sự tồn tại của một thực thể, một bản ngã. A lại da thức là
khả năng duy trì và bảo tồn những chủng tử, những kinh nghiệm; chúng được tích
lũy, lưu trữ ở trong thức (A lại da). Mặt khác, A lại da làm căn bản cho các
hoạt động tâm lý trở về sau khi không còn điều kiện hoạt động. Nhờ khả năng bảo
tồn của thức (A lại da) mà các hiện tượng tâm lý phát khởi trở lại khi hội đủ
các yếu tố.
Mặc dù thức uẩn
là nền tảng của tâm lý nhưng nó không tồn tại độc lập, chúng hiện hữu do duyên
sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất
khả phân ly. Ðức Phật dạy: “Thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng,
sắc làm nơi nương tựa... Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ
thọ... nhờ tưởng... nhờ hành... (như trên). Nếu có ai nói tôi sẽ chỉ ra sự đi,
sự đến, sự sinh, sự diệt của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành thì người
ấy đã nói một điều không thực” (Kinh Tương Ưng III). Như vậy, thức là một hợp
thể của bốn uẩn kia, vì vậy đạo Phật không chấp nhận có một thức nào đó độc
lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Thức vô thường lưu
chuyển, vô ngã và do duyên sinh.
PHẦN B. HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC GĐPT VÀ GHPGVN
I. HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ
NỘI QUY GĐPT MỚI TU CHỈNH:
1. Theo Hiến Chương GHPGVN được tu chỉnh tại Đại
hội Đại biểu Phật giáo lần thứ 7:
a. Hệ thống tổ chức của GHPGVN gồm có những cấp
nào từ TW đến cơ sở? Nêu rõ cơ quan lãnh đạo, điều hành từng cấp.
Hệ thống tổ chức của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam được
quy định như sau:
- Cấp
Trung ương: Hội đồng Chứng minh và
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam .
* Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao
về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam .
* Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý
hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai
nhiệm kỳ.
- Cấp
Tỉnh, Thành: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố (gọi chung là
Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh).
- Cấp
Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ban Trị sự GHPGVN cấp
quận).
b. Hiện tại Hội Đồng Trị sự GHPGVN
có bao nhiêu Ban, viện?
Có 13 Ban, Viện thuộc Hội
đồng Trị sự GHPGVN (gọi chung là Ban, Viện Trung ương):
1. Ban Tăng sự.
2. Ban Giáo dục Tăng Ni.
3. Ban Hướng dẫn Phật tử.
4. Ban Hoằng pháp.
5. Ban Nghi lễ.
6. Ban Văn hóa.
7. Ban Kinh tế Tài chính.
8. Ban Từ thiện Xã hội.
9. Ban Phật giáo Quốc tế.
10. Ban Thông tin Truyền thông.
11. Ban Pháp chế.
12. Ban Kiểm soát.
13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam .
c. BHD Phật
tử TW được xếp thứ mấy trong các Ban, viện trên? Xếp thứ 3
2. Hệ thống tổ chức GĐPT thuộc BHD PT TW
GHPGVN gồm có mấy cấp? Đại diện GĐPT tại các Quận, Huyện giữ vai trò gì?
Hệ thống
Tổ chức Gia đình Phật tử gồm có 3 cấp
được quy định như sau:
- Cấp
Trung ương: Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương.
- Cấp tỉnh
thành: Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh, thành
- Cấp cơ
sở: Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử… (tên của Niệm Phật đường, chùa).
Đại diện GĐPT tại các
quận, huyện giữ vai trò liên lạc giữa BHD Phân ban GĐPT tỉnh, thành đến các đơn
vị GĐPT cơ sở trong quận, huyện.
3. Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng GĐPT được
tu chỉnh tại Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc lần thứ 11 năm 2011 tại Huế (được
Ban thường trực Hội Đồng Trị sự GHPGVN ban hành theo QĐ số 257/2013/QĐ/HĐTS
ngày 17/7/2013):
a. Nội quy GĐPT có bao nhiêu
chương, điều? Gồm có Lời nói đầu, 7
chương và 27 điều.
b. Nội quy Huynh trưởng (tu chỉnh
từ Quy chế Huynh trưởng) có bao nhiêu chương, điều? Gồm có Lời nói đầu, 5 chương và 18 điều.
II. LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ
PHẬT GIÁO TRÊN THẾ GIỚI.
1. Ngày nay Phật giáo được lan truyền khắp thế giới, nhiều người ưa chuộng đạo Phật vì những nguyên nhân nào?
1. Ngày nay Phật giáo được lan truyền khắp thế giới, nhiều người ưa chuộng đạo Phật vì những nguyên nhân nào?
Điều nổi bật nhất vì đạo Phật là một tôn giáo không có Thượng đế, một nền giáo lý không có giáo điều, hợp với tinh
thần tự do, khoa học và nhất là phương pháp Thiền, một phương pháp đã lôi cuốn
mọi người đến để tu tập.
2. Các thành phần chính nào đã hiểu biết Phật giáo làm cho
đạo Phật lan rộng sang Tây Âu.
Sự
hiểu biết về Phật giáo đã đi qua ba thành phần chính: Những nhà học giả Tây Âu,
công trình của các triết gia, những người cầm bút và các nghệ sĩ. Đồng thời
những di dân nhập cư từ Á Châu mang theo những hình thái Phật Giáo khác nhau
cùng họ đi đến Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc Châu.
Quan
điểm “đến và thấy chính mình” của Đạo Phật đã thu hút nhiều người phương Tây.
Họ không bị yêu cầu tin tưởng bất cứ điều gì. Nhưng họ thực hành lời khuyên của
Đức Phật đầu tiên về sự kiểm xét những quan điểm.
Với
sự phát triển truyền đạt và giao thiệp cởi mở, người Tây Âu đã có thể khám phá
thêm về Phật Giáo ở thế kỷ này hơn bất kỳ thời gian nào trước đây. Tính tự
nhiên và sự đặt nặng việc thực hành của Đạo Phật đã lôi cuốn được nhiều người
phương Tây hơn bao giờ hết.
3. Nhà bác học Albert
Einstein (1879-1955) là người Đức gốc Do Thái sau Đệ nhị thế chiến di dân sang
Hoa kỳ đã phát biểu 3 điều gì mà Phật tử chúng ta cần ghi nhớ?
(theo Tài liệu bậc Lực - Sự truyền
bá đạo Phật)
- Điều thứ nhất, người Phật tử không cần đi tìm Đạo
Phật nơi khoa học, vì trong Đạo Phật đã đầy đủ tính chất khoa học rồi.
- Điều thứ hai, tôi (tác giả) không phải là một Phật
tử. Nhưng nếu tôi theo một Tôn Giáo, tôi sẽ chọn Phật Giáo.
-
Điều thứ ba, kể
từ thế kỷ thứ 21 trở đi không có Tôn Giáo nào có thể phát triển mạnh trên thế
giới bằng Đạo Phật.
Ta có thể nói rằng: Nhà Bác học Albert Einstein là một người Phật
tử chưa quy y Tam Bảo và rất có thiện cảm với giáo lý của Đạo Phật mà ở vào
cuối thế kỷ thứ 20, trên quả đất này có sáu tỷ người, trong khi đó Liên Hiệp
Quốc đã chọn ông là người tiêu biểu và là cha đẻ của thuyết tương đối. Từ đó ta
hãnh diện là một người Phật tử đã chọn đúng đường cho nội tâm của mình.
Đúng ra 3 điều của Nhà Bác học Albert Einstein mà Phật tử chúng ta cần ghi nhớ là những phát biểu dưới đây: (theo ý Quảng Thời đề nghị)
1. "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập
khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind).
2. "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn
giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy
phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý
thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái
nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic
religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology.
Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious
sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a
meaningful unity. Buddhism answers this description)
3. "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với
các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét
lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.
Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì
Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope
with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no
revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no
surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond
science).
(Cả hai
câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/
Einstein quotes.htm).
4. Phật giáo truyền đến Châu Âu vào thế kỷ nào?
Trong
địa hạt thương mại, xưa kia đã có nhiều đường bộ từ Ấn Ðộ qua Ba Tư, Caucasia
đến Armenia cùng những xứ gần Hắc Hải (Black Sea) và Ðịa Trung Hải cũng như các
đường thủy từ Ấn Ðộ qua Ai Cập và La Mã. Như vậy, trước niên kỷ Thiên Chúa,
Phật Giáo có thể đã được truyền vào Âu Châu do những đoàn người đi buôn qua lại
giữa Ấn Ðộ với Hy Lạp và Ý Ðại Lợi. Vào khoảng tám thế kỷ đầu Phật lịch, các
thương gia Ả Rập sau khi đến các xứ Phật Giáo Á Châu về, có thể họ đem những
câu chuyện đời sống đức Phật và giáo lý của Ngài mà họ đã được nghe những Phật
tử miền Trung Á (Central Asia) tường thuật để kể lại với dân chúng bấy giờ.
Nhiều bài thơ ngụ ngôn do Aesop, thi gia Hy Lạp hoặc La Fontaine (Pháp)
sáng tác đều bắt nguồn ở bộ truyện tiền thân đức Phật (Jatakas).
Nhiều
nhà hàng hải như Marco Polo và các vị truyền giáo Cơ đốc đầu tiên đến vùng Viễn
đông trở về, họ cũng mang theo nhiều tài liệu, tin tức của những vùng theo Phật
Giáo. Về sau, có một vài nhà truyền giáo đã học tiếng Phạn (Sanskrit) để mong
dễ thành tựu trong việc phát triển đạo của họ. Những cuốn văn phạm và các bản
dịch Phạn ngữ đầu tiên đều do mấy nhà truyền giáo này biên soạn. Khoảng đầu thế kỷ thứ 17, phạm vi kiến
thức của những học giả Tây Phương đã bắt đầu mở rộng: Sau khi đồng hóa với nền
văn chương, nghệ thuật và triết học mới tìm gặp ở Hy Lạp, họ liền nghĩ đến
những vùng đất xa hơn, đó là xứ Ba Tư nằm trên đường đi Ấn Độ. Năm 1610, người
ta dịch truyện Gulistan của Ba Tư.
Trước những năm của thế kỷ thứ mười tám, một số kinh sách Phật giáo đã đựợc mang đến
Châu Âu bởi những người đi tham quan thuộc địa phương Đông. Những bản kinh sách
này đã đánh động sự hứng thú với một số trí thức châu Âu, và thế là họ bắt đầu
nghiên cứu chúng.
5. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Úc được xây dựng ở đâu?
Phật giáo (PG)
chính thức được truyền đến Úc vào năm 1848 của thế kỷ thứ 19, khi người Trung
Hoa đổ xô đi tìm vàng ở một vùng phía Đông của nước Úc. Trong nhóm người này có
một số là tín đồ của đạo Phật nên họ đã dựng một ngôi chùa nhỏ tại đó với những
vật liệu tạm thời, nay ngôi chùa này tuy không còn nhưng những pho tượng còn
sót lại giúp ta khẳng định được niên đại PG đã du nhập vào đất Úc.
Đến tháng 11 năm
1882, số lượng Phật tử được gia tăng nhờ có nhóm người Tích Lan đến Úc để làm
việc trên những đồn điền mía đường ở vùng Mackay, phía Bắc bang Queensland và
các sở công nghiệp ngọc trai ở trên đảo
Thursday (bang Queensland). Đầu những năm 1890, dân số Phật tử trên đảo
Thursday, lên đến 500 người Tích Lan. Hai cây Bồ đề được cộng đồng này trồng
lúc ấy đến nay vẫn còn. Một ngôi chùa cũng đã được người Tích Lan xây dựng trên
đảo Thursday này.
6. Ở Úc Châu hội Phật giáo nào được xem là lâu đời nhất?
Năm 1953, Hội
Phật Giáo New South Wales (Buddhist Society of New South Wales) ra đời do
ông Leo Berkeley, một thương gia người Sydney
lãnh đạo. Hội đặt trụ sở tại Sydney , nhưng có
chi nhánh ở Melbourne , Queensland
và Tasmania .
Kết hợp với với Hội này, bà Natasha Jackson, một người Úc gốc Nga, là đệ tử của
Ni sư Dhammadinna, đã cho xuất bản Nguyệt san Metta (Từ Bi), là tiếng nói của
Phật giáo Úc từ năm 1955 đến năm 1971. Sau đó tờ báo này được đổi tên là
"Buddhism Today" (Đạo Phật ngày nay), đây là tờ báo có tuổi đời lâu
nhất của Phật giáo Úc.
Hiện nay Hội này hoạt động đều đặn, do ông Graeme
Lyall ( là một trong những đệ tử trẻ tuổi của ni sư Dhammadinna) làm Hội
trưởng. Hội đã tổ chức thời khóa tu học hàng tuần và có mở một Webpage địa chỉ:
http://www.zip.com.au để phổ biến giáo lý
Phật Đà.
7. Quốc gia Châu Phi nào được tiếp nhận Phật giáo sớm nhất?
Dựa theo một số thông tin chính xác, phái đoàn
Phật giáo Tích Lan đã sang quốc gia Tanzania truyền
bá đạo Phật đầu tiên năm 1920. Họ đã thành lập một trung tâm Phật giáo, và
lúc bấy giờ có khoảng 400 đến 450 chư Tăng và Phật tử Tích Lan đang tu học và
làm việc ở đó. Hiện nay, trung tâm này được xem là tự viện Phật giáo có mặt sớm
nhất tại Châu Phi.
Họ tự nguyện cùng làm việc trên tinh thần đoàn
kết của Hiệp hội Phật giáo Tích Lan. Họ mua lại một khoảng đất của chính phủ
Tanzania. Ông Gunapala đã mang hạt của cây Bồ-đề từ Anuradhapura – Tích Lan
trồng tại trung tâm này vào năm 1920, hiện nay tán cội Bồ-đề toả rộng hơn một
phần tư mẫu Anh.
8. Tại sao những người Úc
theo đạo Phật là những người tự nguyện cải đạo?
Phật
giáo không đưa ra những giáo điều của một tà đạo, cũng không ráo riết tìm cách
cải đạo. Những người Úc theo đạo Phật là những người đã tự nguyện cải đạo,
thông thường là những người có học, những chuyên gia lớp tuổi trung niên. Họ
đến với đạo Phật vì tìm thấy một niềm an vui nội tâm.
PHẦN
C. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VÀ KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN:
I. PHẬT GIÁO VÀ MÔI
TRƯỜNG
1. Nguyên nhân nào được
xem là chính yếu đã hủy diệt môi trường hiện nay?
Cuộc khủng hoảng môi sinh
hiện tại là sự ô nhiễm môi sinh: ô nhiễm không khí, nước và đất. Như đã được
các sách, báo v.v… ghi lại các ô nhiễm do các cuộc thí nghiệm bom nguyên tử,
các vũ khí hoá học, các hơi độc thoát ra từ các xưởng kỹ nghệ và do sự gia tăng
dân số trên thế giới gây ra.
Tất cả liên quan đến
những vấn đề trên đều do con người là tác nhân chính trong việc huỷ diệt môi
trường hiện nay.
Thật vậy, qua Nhóm hội thảo về ô
nhiễm (Môi sinh) của Ban Cố vấn Khoa học của Tổng thống (USA) định nghĩa từ
"ô nhiễm" trong bản phúc trình của nhóm nhan đề "Phục hồi phẩm
chất Môi sinh của chúng ta", tổ chức vào tháng 11-1965, rằng :
"Ô nhiễm Môi sinh là sự thay đổi không thuận lợi về môi trường sống
chung quanh, như là toàn thể hay phần lớn hậu quả của các hoạt động của con
người, qua các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp về sự thay đổi các mẫu hình
năng lượng, các cấp độ phóng xạ, qua sự cấu thành thuộc vật lý hay hóa học và
qua sự thừa thãi của các sinh thể. Các thay đổi này có thể trực tiếp ảnh hưởng
đến con người, hay ảnh hưởng qua sự cung cấp nước và cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp, sinh vật, qua các tư hữu hay các đối tượng vật lý, hay qua các dịp con
người giải trí, tìm hiểu thiên nhiên".
Ðề cập đến vấn đề "năng lượng hạt nhân - sự cứu rỗi hay trừng
phạt", E.F. Shumacher, trong tập sách của ông nhan đề "Những cái nhỏ
bé là tốt đẹp" (Smallis Beautiful), viết :
"Về tất cả những đổi thay mà con người đã đưa vào ngôi nhà của
thiên nhiên thì sự phân hạch hạt nhân với quy mô lớn hẳn rõ là điều sâu xa và
nguy hiểm nhất. Các bức xạ hạt nhân là hậu quả đã và đang trở nên một nhân tố
nghiêm trọng nhất cho vấn đề ô nhiễm Môi sinh, và là sự đe dọa lớn nhất cho sự
tồn tại của loài người trên trái đất. Không còn ngạc nhiên gì nữa, bom nguyên
tử đã thu hết sự chú ý của người đời, dù đang còn ít nhất một cơ hội mà nó sẽ
không bao giờ được sử dụng nữa. Cái nguy hiểm đối với nhân loại gây ra do việc
dùng năng lượng nguyên tử phục vụ hòa bình có thể còn to lớn hơn nhiều".
Lại nữa, việc các cường quốc vứt bỏ các thừa thãi vào đại dương, vứt bỏ
các đồ phế thải vào sông hay vào lòng đất, giao thông thải các khí, cháy
rừng... là các nguyên nhân chính của ô nhiễm. Các khối lượng khí CO2 (Carbonic)
phóng ra ngày càng nhiều làm cho bầu không khí chung quanh trái đất nóng dần
lên làm thay đổi khí hậu rất nguy hại đến đời sống của con người.
2. Muốn bảo vệ môi trường
ngoài việc làm trong sạch môi sinh thế giới vật lý, giữ gìn thế giới tâm lý của
mọi người khỏi ô nhiễm bằng những yếu tố nào?
- Giáo dục con người nhận thức mối liên hệ mật thiết
giữa con người và thiên nhiên qua giáo lý Duyên khởi và Năm uẩn ngõ hầu con
người có thể tự nguyện bảo vệ môi sinh.
- Giải thích các hiểm họa do ô nhiễm môi sinh gây ra
- Chỉ rõ rằng ham muốn của con người về lợi lộc và uy
quyền có thể gây ra khổ đau cho con người.
- Gợi ý những gì phải làm cho việc bảo vệ môi sinh:
kêu gọi ngưng thử nghiệm nguyên tử và hoá học, biện pháp an toàn và hạn chế chất
thải từ các nhà máy và xưởng công nghiêp, khí thải hơi độc trong không gian,
khai thác tài nguyên, tàn phá rừng và huỷ diệt trú quán động và thực vật hoang
dã, gia tăng dân số và nhu cầu hưởng thụ vật chất…
3. Có những loại cây nào
cần trồng và loại cây nào không được chặt phá theo kinh Phật đã dạy.
Trong kinh Anguttara Sutra, Ngài
dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát,
ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho
tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”.
Hoặc kinh Vinaya-matrka-sastra dạy
rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây
ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự
gia trì và sẽ không phạm tội”.
Và: “Có
năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây
lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.
4. Vì sao con người phải
bảo vệ môi sinh (xem đề tài Giáo lý Duyên khởi về vấn đề con người với môi
sinh).
Trong giáo lý Duyên khởi, chi phần Danh sắc (nama-rùpa) được xem là năm thủ uẩn của
con người và được đức Phật định nghĩa rằng: “Này các Tỳ kheo, thế nào là năm
thủ uẩn? Này các Tỳ kheo, tất cả các sắc thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai,
thuộc trong hay ngoài, thô hay tế, thấp hèn hay cao sang, xa hay gần, đều gọi
là sắc uẩn. Tất cả cảm thọ, tất cả tưởng, tất cả hành, tất cả thức thuộc về quá
khứ, hiện tại hay vị lai…đều gọi là thức uẩn”.
Định nghĩa trên vô cùng tuyệt vời và cực kỳ kinh ngạc rằng: Sắc uẩn của một người là bao gồm thân vật
lý của người ấy và toàn thế giới vật lý. Định nghĩa ấy xác định rằng thiên nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể
của con người, hay một phần rất lớn của cơ thể con người, con người không thể
hiện hữu và tồn tại được nếu không có môi sinh. Nếu môi sinh hay thiên nhiên bị
ô nhiễm trầm trọng, thì cơ thể vật lý của con người hay đời sống con người, sẽ
tức khắc đi đến huỷ diệt.
Vậy nên, nếu con người hiểu rõ sự thật
Duyên khởi, thì con người sẽ tự nguyện cật lực bảo vệ môi sinh khỏi bị ô nhiễm,
bởi vì đó là ý nghĩa bảo vệ hạnh phúc và sự tồn tại của chính mình.
5. Phật giáo đã thể hiện
tinh thần môi sinh như thề nào? (xem phần cuối đề tài Phật giáo với môi trường
sinh thái của HT. Thích Trí Quảng).
Hàng đệ tử Phật thể nghiệm giáo pháp Phật dạy, không tham lam,
không làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục tri túc. Đó
là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho
riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa
với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên
một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ, để
thế hệ kế tiếp có thể tiếp tục được hưởng của cải thiên nhiên, chứ không để con
em mình phải hứng chịu những tai họa khủng khiếp gọi là “Thiên nhiên nổi giận”
như trận sóng thần chẳng hạn.
Thể hiện tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi chùa ở một số quốc gia cũng như ở đất nước ta thường được xây dựng trên đồi núi, hay trong khu rừng. Đặc biệt hơn nữa, hiện nay nạn phá rừng tràn lan gây ra nhiều tác hại ở nhiều lãnh vực mà thế giới đang cảnh báo. Trong khi đó, nhà chùa đang ra sức gìn giữ, bảo hộ rừng và trồng rừng một cách tích cực và đạt được nhiều kết quả rất tốt. Những ngôi chùa với khu rừng thiền cây cối xanh tươi, ao hồ sạch đẹp, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình đã là thắng tích mà khách thập phương thường tìm đến để hưởng được sự thanh thản cho tâm hồn và sự khỏe mạnh cho thân thể. Có thể nói những đồi núi, rừng thiền của chùa chiền chính là lá phổi trong sạch của trái đất chúng ta, một trong những yếu tố vô cùng thiết yếu cho việc bảo vệ môi trường sinh thái trong thời đại quá nhiều nhiễm ô hiện nay.
Tóm lại, có thể thấy rõ Đức
Phật là một nhà tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường sinh thái của trái
đất này. Sống theo Phật là sống tỉnh giác và sống yêu thương muôn loài, cho nên
hiểu rõ những gì nên làm và làm những gì lợi ích cho nhiều người mà không gây
tổn hại đến người khác, đến môi trường sống của muôn loài. Thế giới sống tốt
đẹp hoàn hảo như vậy được gọi là Tịnh độ mà tất cả đệ tử Phật đời đời kiếp kiếp
tinh tấn xây dựng và bảo hộ cho chính mình an trú và cho mọi người, mọi loài
cùng cộng tồn, cùng thăng hoa trong cuộc sống hạnh phúc, an lạc, hòa hợp, hòa
bình và phát triển.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
- Tài liệu bậc Lực - BHD Phân ban GĐPT Việt Nam
- Giáo lý Duyên khởi - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Giáo lý Duyên khởi, nền tảng của giáo dục Phật giáo - Thượng toạ Thích Phước Đạt
- Giáo lý Duyên khởi về vấn đề con người với môi sinh - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Tam Vô lậu học - Thích Từ Hoà và Thích Phước Lượng
- Tổng quan về Tâm lý học Phật giáo - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Năm uẩn - Đại đức Thích Viên Giác
- A-lại-da duyên khởi - Phúc Trung
- Phật giáo với môi trường sinh thái - Hoà thượng Thích Trí Quảng
- Sự truyền bá đạo Phật - ngoinhaphatphap.net
- Hiến chương GHPGVN được tu chỉnh tại Đại hội Đại biểu Phật giáo lần thứ 7
- Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng GĐPT được tu chỉnh tại Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc lần thứ 11 năm 2011 tại Huế
Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
- Tài liệu bậc Lực - BHD Phân ban GĐPT Việt Nam
- Giáo lý Duyên khởi - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Giáo lý Duyên khởi, nền tảng của giáo dục Phật giáo - Thượng toạ Thích Phước Đạt
- Giáo lý Duyên khởi về vấn đề con người với môi sinh - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Tam Vô lậu học - Thích Từ Hoà và Thích Phước Lượng
- Tổng quan về Tâm lý học Phật giáo - Hoà thượng Thích Chơn Thiện
- Năm uẩn - Đại đức Thích Viên Giác
- A-lại-da duyên khởi - Phúc Trung
- Phật giáo với môi trường sinh thái - Hoà thượng Thích Trí Quảng
- Sự truyền bá đạo Phật - ngoinhaphatphap.net
- Hiến chương GHPGVN được tu chỉnh tại Đại hội Đại biểu Phật giáo lần thứ 7
- Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng GĐPT được tu chỉnh tại Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc lần thứ 11 năm 2011 tại Huế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét