Htr. cấp Tín Quảng Thời Trần Văn Sáu - GĐPT Tân Thái
Lưu ý: Những chữ in màu là nội dung cần phải nhớ kỹ để làm trắc nghiệm, chữ in nghiêng dùng để tham khảo khi làm các câu tự luận.
III. Nhân minh tổng
luận
1. Khi lập một lý luận cần đủ 3 điều kiện hay tam chi tác
pháp là các điều kiện nào?
a. Nói điều mình đã nhận biết để
cho người khác cũng nhận biết. Như mình nhận biết cái chớp do điển lực tạo
thành và nói ra cho ai ai cũng nhận biết như vậy. Điều ấy gọi là tôn.
b. Song nếu chỉ nói suông cái tôn của
mình, thì chắc người khác không chịu công nhận, nên cần phải nói rõ
nguyên nhân vì sao mà lập ra cái tôn ấy. Đó gọi là nhân.
c. Đã chỉ rõ cái tôn và nhân rồi,
thì cần phải lấy những sự hiện thực mà ai ai cũng đều công nhận làm chứng
cứ cho cái tôn và nhân của mình, có cả chứng cứ về mặt phải và chứng cứ về mặt
trái nữa thì càng tốt. Đó gọi là dụ.
Nói tóm lại, khi lập một lý luận phải cần
đủ 3 điều kiện là tôn, nhân và dụ. Thiếu tôn thì không có tôn chỉ, thiếu nhân
thì không có nguyên do, thiếu dụ thì không có bằng cớ. Ba phần thiếu một thì
không thể thành lý luận đúng đắn.
Tôn là cái ý kiến riêng của mình đối với
các sự vật, cái ý kiến mà mình đã nhận là đúng hơn các ý kiến khác.
Ví như đối
với một cái dĩa, người thì nói là dĩa xưa, kẻ thì nói là dĩa nay, người thì nói
dĩa đời Tống, kẻ thì nói dĩa đời Minh, ý kiến bất nhất. Đối với cái dĩa ấy,
mình nắm được tánh cách của dĩa đời Minh, thì lập cái tôn: “Cái dĩa này là dĩa
đời Minh”.
Lập cái tôn là chỉ rằng sự vật này phải có tính cách này. Các sự vật
thì gọi là sở biệt, các tánh cách thì gọi là năng biệt.
Lại người lập ra cái
tôn, cốt để cho những người không đồng ý kiến trở lại công nhận ý kiến của mình
là đúng.
Người lập tôn thì gọi là bên lập, người bất đồng ý kiến hiện đương
luận lý với mình thì gọi là bên địch.
3. Vai trò của Nhân trong Nhân minh Tổng luận:
Nhân là cái nguyên nhân của cái tôn, nghĩa là cái lý
do vì sao mà lập ra cái tôn như vậy để làm bằng cớ cho cái thuyết của mình.
Trên phương
diện ngôn ngữ, nhân minh được phân biệt thành 3 phần tôn, nhân và dụ khác nhau
và có mối quan hệ nhất định với nhau. Nhưng trên phương diện ý nghĩa, nhân bao
hàm cả tôn và dụ, nên nhân có vai trò quan trọng nhất là chỉ ra cái tánh cách làm bằng cớ cho cái thuyết của mình.
Tại vì
bản chất của giá trị chân lý nó khác nhau theo tầm nhìn và góc độ. Vấn đề khi
biện luận hay tranh luận đúng đắn là các lý do làm bằng cớ có thích hợp hay không? Bên nào
cũng có quyền cho rằng mình là chân lý. Nhưng những phán đoán chân lý đó không
có những lý do làm bằng cớ để thuyết phục thì phán đoán đó trở nên vô dụng.
4. Mục đích của Dụ trong Nhân minh Tổng luận:
Dụ là lấy những điều mà cả hai bên (ít
nhất một mình bên địch) đã công nhận làm bằng cớ cho cái thuyết của mình, mục
đích làm tăng giá trị và tăng
thêm tính thuyết phục cho cái tôn và nhân của mình
5. Phân biệt 2 thứ Dụ: Đồng dụ và Dị dụ
- Đồng dụ là cái ví dụ về mặt phải,
- Dị dụ là cái ví dụ về mặt trái.
6. Theo Đề cương Nhân minh Tổng luận của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình
Thám (trích Tạp chí Viên Âm năm 1939), để có một nhân đúng đắn cần
bao nhiêu tính cách?
Một cái nhân đúng đắn cần phải có 11 tính cách như sau:
1. Bên địch cần phải công nhận cái sở biệt thật có cái tính cách
đã dùng làm cái Nhân ấy.
2. Cái nhân cần phải đích xác
rõ ràng không được mơ hồ do dự.
3. Nếu dùng kinh điển thì cái
Nhân cần phải căn cứ nơi các kinh điển mà bên địch đã công nhận là đúng.
4. Cái nhân không thể là một
tính cách chung của sự vật.
5. Cái nhân không thể là một
tính cách đặc biệt của sở biệt mà phải là một cái tính cách chung cùng với một
vài cái nữa.
6. Nhân không thể là một tính
cách chung cho những sự vật dị phẩm, nghĩa là những sự vật có tính cách trái
với năng biệt của Tôn.
7. Cái nhân, dù lập đúng cách, nhưng nếu
bên lập chưa có phá được một cái thuyết trái ngược của bên địch thì cả bên lập và
bên địch đều phạm cái lỗi gọi là “tương vi quyết định”.
8. Cái nhân không thể trái với tự tướng
của tánh cách năng biệt nơi cái tôn.
9. Cái nhân không thể trái với ý nghĩa
của bên lập đối với cái năng biệt.
10. Cái nhân không thể trái với tự tướng
của sự vật sở biệt nơi tôn.
11. Cái nhân không thể trái với cái ý
nghĩ bên lập đối với cái sở biệt.
7. Ba điều kiện cần phải đủ
khi khi lập cái nhân cho đúng là gì?
Muốn lập cái nhân cho đúng thì cần phải
đủ ba điều kiện:
1. Cái nhân phải được bên lập và bên
địch hay ít nhất là bên địch công nhận là một tánh cách của sự vật sở biệt.
2. Trong sự vật đồng phẩm, nghĩa là có
đồng tánh cách năng biệt, ít ra cũng có một vài cái có tánh cách của nhân ấy.
3. Trong sự vật dị phẩm, nghĩa là những
sự vật trái hẳn với năng biệt, quyết định không có một vật nào có tánh cách của
nhân ấy.
Đủ ba điều kiện ấy rồi, lại phải lựa cái
nhân thế nào cho đừng trái với sở biệt, năng biệt, hoặc đừng trái với ý nghĩ
của mình đối với năng biệt, sở biệt thì mới thật là cái nhân đúng đắn.
IV. Phật
giáo với Triết học
1. Thế giới quan Phật giáo
chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản là gì? Liệt
kê tóm tắt.
1. Thuyết vô thường
Vô thường là sự không thường còn, luôn biến chuyển, thay
đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn biến
đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai
hình thức:
a. Sát-na (Kshana)
vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn
b. Nhất kỳ vô thường: sự chuyển biến trong từng giai đoạn
Đối với các sự vật thì quá trình vô thường diễn ra theo 4
giai đoạn: Thành, trụ, hoại, không.
Đối với các hiện tượng thì vô thường có 4 giai đoạn: sanh,
trụ, di và diệt
2. Thuyết vô ngã
Vô ngã là không có cái ta trường
tồn, vĩnh cửu; vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng giờ, từng
phút, từng sát-na.
Một câu hỏi
được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái ta bất biến?
Cái ta mà đức Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần: Cái ta sinh lý tức
thân và cái ta tâm lý tức tâm.
Theo kinh
A-hàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đại: địa, thủy hỏa,
phong.
Thuyết vô
ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp
này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn đến sự
cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín.
Quan niệm
có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình
cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh
phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường còn, bất
biến.
Còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta
vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số phận, hy vọng làm
lại cuộc đời ở kiếp sau.
Hai thuyết
vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật. Chấp ngã, chấp có
cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh; mà vô minh là đầu mối của luân hồi
sinh tử sinh ra đau khổ cho con người.
Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô
ngã, đức Phật đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy
vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình; hay nói một cách khác một
cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người.
3. Thuyết nhân duyên
sinh
Với lý nhân duyên sinh, sự vật, vạn vật phát triển trên thế
gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành; sự vật, vạn pháp sẽ diệt khi nhân
duyên tan rã.
Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên hệ
mật thiết với nhau, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập, tuyệt đối. Sự
vật chỉ "có" một cách giả tạo, một cách vô thường.
- Nhân duyên hội họp thì sự vật là "có".
- Nhân duyên tan rã thì sự vật là "không".
4. Thuyết nhân duyên
quả báo hay thuyết nhân quả
Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một
trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật. Phật chủ trương không bao giờ tự
nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng
thiêng liêng nào tạo ra sự vật.
Sự vật sinh ra là có nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được.
Sự vật sinh ra là có nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được.
Sự vật là một chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng.
Với những
luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thế giới quan Phật giáo. Phật
quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo
quy luật nhân duyên.
Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân, mà là do
nhiều nhân và duyên. Nhân không phải tự nhiên mà có, mà do nhiều nhân nhiều duyên
đã có từ trước. Như vậy một hiện tượng có liên quan đến tất cả các hiện tượng khác
trong vũ trụ.
2. Khái quát nhận thức luận Phật giáo qua phần bản chất, đối tượng của nhận thức luận
- Bản chất của nhận thức luận Phật giáo là quá trình khai
sáng trí tuệ.
- Đối tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện
tượng, là cả vũ trụ.
3. Quy trình, con đường qua 2 phương pháp nhận thức: Tiệm ngộ và Đốn ngộ
Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào: Hướng
nội và hướng ngoại. Phật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội, tức là mỗi
người tự chiêm nghiệm suy nghĩ của bản thân. Có hai phương pháp để nhận thức
là:
- Tiệm ngộ: là sự giác ngộ, nhận thức một cách dần dần, có
tính chất là "trí hữu sư".
- Đốn ngộ: là sự giác ngộ bột phát, bùng nổ, có tính chất là
"trí vô sư".
Để đạt được sự nhận thức đó thì có hai phương pháp chủ yếu
là: Tam học và Tam huệ.
- Tam học là giới, định và tuệ.
+ Giới: Gồm có nhứng phương tiện để thay
đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người sống theo đạo, thích
hợp với đạo là luôn hướng về thiện.
+ Định: là đình chỉ mọi tư tưởng xấu, ý
nghĩ xấu và còn là tập trung tư tưởng suy nghĩ để làm mọi việc yên lành.
+ Tuệ: là trí tụê sáng suốt, đã thấu
được lý vô thường, vô ngã, do đó chỉ nghĩ đến làm việc thiện, mưu lợi cho chúng
sinh.
- Tam huệ là văn, tư và tu.
+ Văn: là nghe pháp phật, hiểu rõ ý nghĩa,
quan niệm được bản tính thanh tịnh, sáng suốt của mình, do đó mà có một lòng
tin vững chắc nơi Phật pháp.
+ Tư: là suy nghĩ về các pháp Phật đã nghe
được, học được đi đến giác ngộ bản lai tự tính của mình.
+ Tu: là nương theo trí tuệ, bắt đầu trực
nhận được bản tính chân như, mà tu tập gột rửa những thói quen mê lầm từ nhiều
kiếp để lại đi đến nhập với một pháp giới tính.
Các phương pháp trên đã phá tan các kiến
chấp sai lầm chấp ngã, chấp pháp để đi đến trung đạo và nhận rõ trung đạo là
chẳng có, chẳng không. Với nhận thức như thế, người tu hành sẽ được sống trong
sự giải thoát, sinh tử luân hồi sẽ không còn nữa.
4. Chủ trương hiện thực, chủ
trương hoài nghi và Tông phái đại diện
Chúng tôi xin đặt lại câu hỏi để dễ trình bày như
sau:
4. Tính cách triết học được thể hiện
qua nhiều tông phái và học phái khác nhau như thế nào? Kể các tông phái đại
diện.
a. Tính cách
triết học được thế hiện qua nhiều tông phái và học phái khác nhau như:
- Chủ trương
hiện thực (realism): Đại diện bởi học phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada).
- Chủ trương
sự hiện hữu thật của vật chất, còn gọi là thuyết nguyên tử (atomism): thí dụ
như học phái Kinh Lượng bộ (Sautranatika).
- Tính cách
“lý tưởng" (idealism) có nghĩa là tất cả đều do tâm thức mà có: thí dụ như
Duy thức tông (yogacara – Cittamatra).
- Chủ trương hoài nghi, tức không thật
(Screptism), tất cả chỉ là tên gọi mà thôi (thuyết duy danh- nomisnalism): thí
dụ như Trung quán tông (Madhyamaka) v.v..
b. Tông phái đại diện:
Sau khi Đức Phật tịch diệt, các khía cạnh triết học Phật giáo được
khai triển sâu rộng qua nhiều học phái, tiêu biểu nhất là Duy Thức tông (yogakara- Cittamatra) và Trung quán tông (Madhyamaka)
- Duy thức
tông: Duy thức chủ trương tất cả mọi hiện tượng đều mang tính cách chủ quan một
cách tuyệt đối, chỉ có tri thức (consciousness) là thực thể duy nhất, thế giới
và mọi cá thể chỉ là phóng ảnh của trí thức.
Tánh không đối với Duy thức là sự
vắng mặt hay vắng bóng của tính cách nhị nguyên phân tách chủ thể và đối tượng. Khi Bản thể của Phật hay Phật tính rơi vào tình trạng “cá biệt hóa” để
trở thành một trí thức mang tính cách cá nhân nó sẽ trở thành một chủ thể “sáng
tạo” ra thế giới. Sự kiện “quên mất” bản thể nguyên thủy của mình (tức Phật tính) khiến cho trí
thức cá thể trên đây rơi vào một hệ thống kết nối chằng chịt của vô số nguyên
nhân và hậu quả (karma) qua sự "sáng tạo" hay khả năng "phóng
tưởng" của chính nó.
Kinh Lăng già
(Lankavatara-sutra) rất gắn với thiền học thế nhưng đồng thời cũng phản ảnh mật
thiết và trung thực Duy thức tông chẳng hạn như qua câu sau đây: “Mọi vật thể giống như ảo ảnh hay những giấc
mơ, chúng không có sinh, cũng không hàm chứa một bản thể tự tại nào.
[Vì thế] Từ bản chất chúng là
những thứ gì trống rỗng, chúng không hiện lên từ sự hiện hữu cũng như từ hư vô
”.
- Trung quán
tông: Xây dựng toàn bộ “hệ thống triết học” gọi là Trung đạo ở giữa hai thái
cực là sự hiện hữu và thể dạng hư vô. Nói một cách khác, thể dạng
phi-đối-nghịch chính là con đường Trung đạo. Sự đối nghịch nhất định cần thiết
cho sự phân biệt, thế nhưng những gì phát sinh từ những sự phân biệt ấy chỉ
tượng trưng cho những thể dạng khác nhau của một thực thể duy nhất. Thể dạng
phi-đối-nghịch chỉ định tính cách đồng nhất hay nhất thể của thực thể ấy.
Long Thọ (thế
kỷ thứ II-III) người sáng lập ra Trung quán tông, cho rằng vì bản chất siêu
nhiên và không thăm dò được của Bản-thể Phật cho nên chúng ta không thể nào nắm
bắt được cái Bản thể ấy. Vì thế nền triết học vững chắc duy nhất và có giá trị
là “sự phủ nhận tuyệt đối ” đó là nền triết học duy nhất có thể
chứng minh được Bản-thể-Phật, dựa vào nguyên tắc phủ nhận tuyệt đối đó.
Long Thọ bình giải và khai triển rộng rãi một hệ thống luận lý mà Đức Phật đã nêu lên gọi là “Tứ đoạn luận”:
Long Thọ bình giải và khai triển rộng rãi một hệ thống luận lý mà Đức Phật đã nêu lên gọi là “Tứ đoạn luận”:
- Không thể
xác định hiện thực: “có một cái gì đó”
- Không thể
xác định hiện thực: “không có một cái gì cả”
- Không thể
xác định hiện thực: “có một cái gì đó lại vừa không có một cái gì cả ”
- Không thể xác định hiện thực: “không
có một cái gì cả lại vừa không phải là không có một cái gì cả”
5. Nhân sinh quan Phật
giáo: Tổng quát các vấn đề, Tứ Diệu đế, những quan điểm về con người, nhân vị
trong đạo Phật
a. Tổng quát các vấn đề nhân
sinh quan:
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những
thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy,
vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về
những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan, chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Con người
là gì? Từ đâu mà sinh ra? Chết rồi đi đâu? Có còn gì không hay mất hẳn?
- Vị trí của
con người trong đạo Phật như thế nào?
- Quan niệm
của Phật về các vấn đề: bình đẳng, tự do, dân chủ như thế nào?
- Thế nào là
khổ? Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ?
- Vấn đề giải
thoát trong đạo Phật là gì?
Những câu hỏi này sẽ được trả lời tại phần c - Những quan điểm về con người, nhân vị trong đạo Phật
Những câu hỏi này sẽ được trả lời tại phần c - Những quan điểm về con người, nhân vị trong đạo Phật
b. Tứ Diệu đế:
Khi nhìn lại nền móng của đạo pháp tức là Bốn
sự thật cao quý, người ta nhận thấy gì? Khổ đau là sự thật thứ nhất, thế nhưng sự
thật ấy không phải
đơn giản chỉ là sự thật về những thứ khổ đau xảy ra hằng ngày trên thân xác và
trong tâm thức con người mà còn tượng trưng cho bản
chất tất yếu và căn bản của thế giới hiện tượng mà thuật ngữ nhà Phật gọi là thế giới
ta-bà hay luân hồi. Bản chất khổ đau mang tính cách
bao quát và toàn cầu trên đây là một sự “khám phá” thuộc lĩnh vực triết học gọi
là Hiện tượng học (Phenomenology).
Sự thật cao quý thứ hai là Nguồn gốc của khổ đau tức nguyên nhân làm phát sinh ra khổ
đau. Đối với Dharma, nguyên nhân ấy chính là sự nhận thức sai lầm bản chất của hiện thực, xem những biểu hiện ảo
giác của mọi hiện tượng là thật và cái ngã của
mình cũng là thật. Khám phá ra nguyên nhân sâu kín ấy của khổ đau tượng trưng bởi Sự thật thứ
hai là một khám phá thuộc lĩnh vực của Triết học về sự hiểu biết (Epistemology hay
Philosophy of Science, tiếng Việt gọi
là Khoa học luận và
chúng ta cũng nên hiều chữ khoa học tiếng La tinh là scientia có nghĩa là sự
hiểu biết).
Sự thật cao quý thứ ba là Sự chấm dứt khổ đau; nghĩa là, đối với
Phật giáo khổ đau không phải là một định mệnh, một thứ hình phạt phải nhận chịu
một cách thụ động và ngoan ngoãn. Đấy chỉ là hậu quả tất yếu phát sinh từ một
nguyên nhân nào đó. Khi loại bỏ được nguyên nhân ấy thì khổ đau sẽ chấm dứt. Vì
thế bản chất của khổ đau không mang bản chất tự tại. Sự khám phá ấy của đức
Phật có thể được xem như thuộc lãnh vực của bản thể học (Ontology).
c.
Những quan điểm về con người, nhân vị trong đạo Phật
- Con người:
Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành,
thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý (sắc) và yếu tố tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức).
Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với
một thân thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị hủy diệt.
Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy
luật: sinh, trụ, di, diệt. Con người là do nhân duyên hòa hợp, không có một
đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự
nhiên mà sinh ra. Khi nhân duyên hòa hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan
rã thì con người chết.
Chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử chuyển từ
kiếp này sang kiếp khác.
Con người ở kiếp này sinh ra con người ở kiếp trước
diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng
cũng không khác với con người ở kiếp trước.
Con người không phải là một thực
thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn. Trong thời gian ngũ uẩn kết
hợp, các việc thiện, ác được thực hiện.
Con người gây nghiệp và tạo ra một động
lực làm xuất hiện nghiệp báo ở kiếp sau.
Từ nhận thức trên, con người tu Phật lúc nào cũng phải cẩn
thận trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm.
- Nhân vị trong đạo Phật:
Đạo Phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, từ bi, bác ái.
Ở một thời đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ, đức Phật đã có một quan
điểm hết sức tiến bộ đối với vấn đề bình đẳng trong xã hội. Đức Phật từng nói: "Không có đẳng cấp trong dòng máu đỏ
như nhau, trong dòng nước mắt cùng mặn như nhau. Mỗi người sinh ra không phải
ai cũng mang sẵn dây chuyền trên cổ hay dấu tica trên trán (dấu hiệu đẳng cấp
của Ấn Độ)".
Và những quan niệm đó được đức Phật thực hiện ngay trong
giáo hội của mình. Đức Phật thu nạp vào giáo hội của Ngài tất cả mọi đẳng cấp,
không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Những người ở tầng lớp dưới, sau khi tu
đắc đạo đã được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi
cũng phải tỏ lòng kính mến.
Không dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người,
đức Phật còn đi xa hơn, nêu lên sự bình đẳng giữa các chúng sanh đều có Phật
tánh như nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau cùng tiến bước trên con
đường giải thoát.
Tự do theo quan niệm của Đức Phật là con người sống trong an
lạc, giải thoát, không có áp bức, nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục.
Con người bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm. Nhưng sự áp bức, những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh. Nhà lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ.
Con người bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm. Nhưng sự áp bức, những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh. Nhà lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ.
Từ đó, đức Phật chú trọng đến giải phóng con người ra khỏi
xiềng xích của dục vọng bằng phương pháp tu hành diệt dục.
Để sống tự do, Phật tử phải đấu tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp bức bất công.
Để sống tự do, Phật tử phải đấu tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp bức bất công.
Hai chữ từ bi càng đẹp bao nhiêu đối với những con người
thực tâm tu luyện thì càng xấu xa bao nhiêu đối với những kẻ lợi dụng đạo để
mưu cầu lợi ích cho mình.
Vấn đề giải thoát là vấn đề cơ bản trong đạo Phật, vì mục đích
cuối cùng của đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ trong vô
minh.
Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về
xã hội, về kinh tế như lịch sử Phật giáo chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu
diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng.
Việc giải phóng này là con
người phải tự lực đảm nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người phải
coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời.
B. Kiến thức
& Nội dung chương trình tu học của Đoàn sinh các Ngành
1. Kể các đề tài xuyên suốt
về Phật pháp trong Chương trình ngành Oanh và ngành Thiếu
a. Các đề tài xuyên suốt về
Phật pháp trong chương trình 4 bậc ngành Oanh
1. Lịch sử Đức Phật Thích Ca
2. Châm ngôn - Luật - Khẩu hiệu của Đoàn
3. Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen GĐPT
4. Mục đích và lược sử GĐPT
5. Cách chào kính trong GĐPT
6. Ăn chay
7. Lạy Phật - Niệm Phật
8. Làm việc thiện
9. Chánh niệm (Thực hành chánh niệm theo
sách: Tìm vào thực tại)
b. Các đề tài xuyên suốt về
Phật pháp trong Chương trình ngành Thiếu
- Bậc Hướng Thiện và Sơ Thiện
1. Lịch sử Đức Phật Thích Ca
2. Tam Bảo và Tam Quy – Ngũ Giới
3. Mục đích – Châm ngôn – Điều luật GĐPT
4. Lược sử GĐPT Việt Nam
5. Thực tập chánh niệm (theo sách: Tìm
vào thực tại)
6. Mười điều thiện
7. Nghi thức tụng niệm
8. Lục hòa
- Bậc Trung Thiện và Chánh Thiện
1. Thực tập chánh niệm (theo sách: Tìm
vào thực tại)
2. Mười điều thiện
3. Nghi thức tụng niệm
4. Tứ Nhiếp pháp
2. Nguyên tắc hướng dẫn các
đề tài xuyên suốt cho Đoàn sinh
Với những đề tài xuyên suốt, chương trình đã thể hiện mục đích cụ
thể của mình đó là mọi đoàn sinh đều có cùng một kiến thức nền tảng về tôn
giáo, phương pháp tu tập cũng như hiểu biết cơ bản về GĐPT… chỉ có điều là
trình độ cao thấp khác nhau trước khi tiếp nhận những bài học sâu hơn phù hợp
với tâm sinh lý của mình.
Cho nên, để hướng dẫn tốt các
đề tài xuyên suốt cho đoàn sinh, cần nghiên cứu kỹ đề tài để sắp xếp
hợp lý các đơn vị kiến thức; cùng một đề tài nhưng mỗi một bậc có yêu cầu khác
nhau phù hợp với tâm sinh lý và nhận thức của đoàn sinh. Tính vừa sức là nguyên
tắc cần tôn trọng.
Mùa Vu Lan, PL 2558
Quảng Thời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét